Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Thắng hay bại đều khổ đau?

Ban đầu, cảm giác thoả mãn thường đi theo chiến thắng và cảm giác khổ đau thường đi theo chiến bại. Nhưng theo thời gian, chiến thắng và chiến bại đều kinh nghiệm khổ đau.

Người chiến bại khổ thêm khổ vì sĩ diện và oán hận. Người chiến thắng cũng khổ thêm khổ vì kiêu ngạo và lo thù.

Tâm tư sĩ diện và oán hận làm cho người chiến bại không thể sáng suốt và hạnh phúc. Tâm tư kiêu ngạo và lo thù làm cho người chiến thắng không thể tự tại và bình an.

Đức Phật Gotama nói: “Chiến thắng sinh thù oán; Bại trận nếm khổ đau; Ai từ bỏ được thắng bại; Tịch tịnh hưởng được an lạc”.

Chiến thắng hay chiến bại, dù không gian hay thời gian nào, các bên tham gia đều có điểm chung cuối cùng là tổn thương, đau khổ. Trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào, dù cá nhân hay tập thể, kết thúc của nó đều là đau thương cho nhau cả vật chất lẫn tinh thần.

Bình an ở chỗ hiểu và thương. Ảnh minh họa

Bình an ở chỗ hiểu và thương. Ảnh minh họa

Lịch sử nhân loại còn ghi nhận không có chiến thắng và chiến bại nào là mãi mãi. Hôm nay có thể mình thắng, nhưng không có gì bảo đảm mình sẽ thắng nữa ở ngày mai. Trong chiến thắng đã có sẵn hạt mầm của chiến bại và ngược lại. Khổ đau sẽ tiếp nối khổ đau cho dù thắng hay bại.

Một người biết mình, biết nội dung tâm tư chính là kết quả số phận, người ấy sẽ không còn tự nguyện hại mình và hại người bên trong vòng xoay thắng và bại nữa. Người ấy sẽ học đứng ở bên trên mà không còn đứng ở bên trong. Người ấy sẽ chánh niệm nhất có thể với lời nói, hành vi và suy nghĩ. Lời nói, hành vi và suy nghĩ nào đưa đến khổ mình, khổ người và khổ cả hai, người ấy nguyện tinh tấn từ bỏ.

Từ bỏ thắng bại, bước tới an lạc và tịch tịnh là hướng tâm của người ấy. Tha thứ, cho mình và cho người một tương lai là hạnh nguyện của người ấy. Người ấy không còn quan trọng tôi là ai nữa. Cái quan trọng trong người ấy là biết mình đang làm gì với tất cả trí tuệ và tình yêu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Phật giáo thường thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Ngồi thiền có bị vong nhập?

Phật giáo thường thức 17:45 02/11/2024

Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Phật giáo thường thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Phật giáo thường thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Xem thêm