Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 07/04/2023, 16:06 PM

Câu thần chú linh thiêng nhất của đạo Phật

Trong một truyện thiền của Nhật bản kể rằng, thiền sư Vô Căn trong một lần nhập định 3 ngày, thần thức của ông xuất khỏi thân thể. Các đệ tử của ông tưởng lầm ông đã tịch diệt nên mang nhục thân ông đi hỏa táng.

Sau 3 ngày thần thức của ông trở về nhưng không tìm được nhục thân. Tìm không được nhục thân nên thần thức thiền sư Vô Căn quanh quẩn nơi căn phòng ông ở, liên tiếp than thở tìm kiếm nhục thân của ông nhiều ngày đêm thống thiết: Thân tôi ơi, Thân tôi ở đâu?… Tôi ơi, Tôi ở đâu?…

Điều này làm cho các đệ tử của ông rất ư kinh sợ. Một người bạn của thiền sư Vô Căn tên thiền sư Diệu Không nghe tin liền đến ngay thiền viện bảo các đệ tử của thiền sư Vô Căn là đêm đó thiền sư sẽ nghĩ lại trong phòng của thiền sư Vô Căn rồi bảo các đệ tử hãy mang cho ông một thau nước một bồn lửa, một bồn bùn đất và một bồn trống.

Đêm đến, thiền sư thiền sư Vô Căn lại nghe tiếng than thống thiết của thần thức thiền sư Vô Căn: Thân tôi ơi, Thân tôi ở đâu?… Tôi ơi, Tôi ở đâu?…Thiền sư Diệu Không bảo thần thức của thiền sư Vô Căn: Ông ở trong bùn. Thần thức thiền sư Vô Căn liền lao xuống bùn tìm kiếm. Một lát sau thần thức thiền sư Vô Căn trở lại gặp thiền sư Diệu Không nói: Tôi tìm mãi mà không có Tôi trong bùn. Thiền sư Diệu Không chỉ tay vào thau nước nói: Ông ở trong nước.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thần thức thiền sư Vô Căn lẩn vào trong nước tìm kiếm. Lát sau thần thức của ông trở lại gặp thiền sư Diệu Không nói: Tôi tìm mãi vẫn không có Tôi trong nước.

Thiền sư Diệu Không chỉ tay vào bồn lửa nói: Ông ở trong lửa.

Thần thức thiền sư Vô Căn lao vào trong lửa tìm kiếm. Lát sau thần thức của ông trở lại gặp thiền sư Diệu Không nói: Tôi tìm mãi vẫn không có tôi trong lửa. Lúc này thiền sư Diệu Không chỉ tay vào hư không nói: Ông ở trong hư không.

Thần thức của thiền sư Vô Căn bay vào trong hư không tìm kiếm. Lát sau thần thức của ông trở lại gặp thiền sư Diệu Không nói: Tôi tìm Tôi khắp nơi trong hư không mà vẫn không tìm được Tôi.

Khi ấy thiền sư Diệu Không lại nói: Ông là người có đầy đủ thần thông, thần lực, an nhiên tự tại đi và đến khắp mọi nơi mọi chổ từ bùn đến nước, từ nước đến lửa, từ lửa đến hư không như thế thì lý do gì mà ông cứ phải dính mắc với cái thân thể hôi dơ đó chứ!!.

Nghe xong, thần thức của thiền sư Vô Căn liền tỉnh thức và kể từ đó không còn ai nghe tiếng thở than tìm kiếm nhục thân thống thiết của thần thức thiền sư Vô Căn nữa.

Suy nghiệm: Tứ đại, Ngũ uẩn có ''Ta'' không? (Có thực thể không?)

- KhôngThế tại sao bạn lại tự làm mình đau khổ?

Do chấp thân, chấp tâm (Danh Sắc) là mình, mình lập tức nổi giận khi bị người ta chửi mắng, xúc phạm.

- Một thiền sư có dạy, khi bị người ta chửi mình là chó, bạn chỉ việc xoay đầu lại xem mình có cái đuôi hay không, nếu không có đuôi mà bạn giận, hóa ra bạn tự đồng hóa mình là chó? Cái bản ngã phản ứng là vấn đề, chính bản ngã của bạn làm cho bạn đau khổ vì ngôn từ bên ngoài, nếu bạn không đồng hóa mình và ngôn từ bên ngoài của thiên hạ, không đồng hóa mình với cảm giác (cảm thọ) bên trong, ngay đó bạn thoát khổ.

Thân ngũ uẩn này cùng tất cả các cảm thọ bạn nhận được qua sáu căn giao tiếp bên ngoài thảy đều là duyên hợp, không thể tìm ra ''thực thể'' của bạn trong đó. Cho nên khi bạn hiểu thấu suốt được như vậy, bạn thoát ly lầm chấp, bạn không còn cho cái thân, cái tâm (Danh & Sắc) của mình là ngã, vì vậy mỗi khi có cái gì mà bất toại nguyện, bất như ý thì bạn không còn giận, không còn tức, không còn buồn, không còn phiền, không còn đau khổ với những chuyện... bá vơ.

Khi cái nhìn của bạn đổi thay, thế giới chung quanh bạn liền thay đổi. Mầu nhiệm của Phật Pháp không phải là quyền năng phép lạ gì cả, nếu có câu thần chú linh thiêng nhất của đạo Phật, đó là 4 chữ: ''Ngũ Uẩn Vô Ngã''. Và đó chính là mục đích của đạo Phật muốn dạy chúng ta, nhắm vào cái chỗ mà chúng ta lầm chấp ''cái đó là của mình'', cái đó là cái bản ngã của mình hay hoặc là cái đó là mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm