Cây Di sản ngàn năm tuổi trong ngôi chùa bên dòng Bạch Đằng giang
Cây Thị hơn 900 năm tuổi và cây Gạo hơn 400 năm tuổi gắn với lịch sử của miền quê bên dòng sông Bạch Đằng huyền thoại vừa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về chùa Việt
Vùng đất Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh vốn là nơi địa linh nhân kiệt gắn với chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Nơi đây có chùa Đống Phúc nằm sát bến Rừng, ngã ba sông Bạch Đằng, tương truyền là nơi Hưng Đạo Đại Vương cầu quốc thái dân an trước trận và lập trai đàn cầu siêu. Thời Hậu Lê, chùa Đống Phúc cũng là nơi lánh nạn của mẹ con hoàng tử Lê Tư Thành, sau này là vua Lê Thánh Tông. Trong kháng chiến chùa cũng là điểm bí mật của Cách mạng.
Là ngôi chùa xây dựng bằng gỗ lim và đá nguyên khối lớn nhất tỉnh Quảng Ninh, chùa Đống Phúc không chỉ có kiến trúc đẹp, uy nghiêm, hài hòa và yên bình mà trong khuôn viên còn có nhiều cây cổ thụ quý. Trong đó, cây thị có tuổi đời hơn 900 năm ở chùa Đống Phúc gắn liền bến Bạch Đằng Giang nơi làng cổ An Hưng ủng hộ cho nghĩa quân của Trần Hưng Đạo trong cuộc chiến lần thứ ba đánh tan quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng. Nó gắn liền với lịch sử dân tộc, gắn liền lịch sử vùng đất này và gắn liền di tích chùa Đống Phúc, di tích quốc gia Bạch Đằng Giang.
Được biết, cây Thị chùa Đống Phúc hơn 900 năm tuổi, dáng cây bề thế cao 19m, chu vi thân 5,17m, cây thị có tuổi đời ngàn năm tuổi, tán Thị trùm rộng tỏa bóng mát quanh năm.
Theo Thượng toạ Thích Đạo Hiển, Phó trưởng ban kiêm chánh thư ký Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh: Cây thị rất có ý nghĩa, là cây quý theo quan điểm Phật giáo, gỗ thị là loại gỗ duy nhất để khắc ván in kinh của các vị Tổ Phật giáo xưa kia. Gỗ thị rất đẹp, bền, không bị mối mọt, nứt, co giãn... nên được các vị tổ sư in dập các bản kinh điển đạo Phật. Đây là loại gỗ quý của nhà chùa.
Ở chùa còn có cây Gạo trên 400 tuổi, cao 18m, chu vi thân 5,9m. Tâm hồn người Việt gắn với cây gạo, biểu tượng cho sự phồn thịnh, sung túc, no ấm của người Việt. Người Việt mong cầu cuộc sống có sự no đủ về thực phẩm lúa gạo, cây gạo gắn với biểu tượng no ấm, bền vững của người dân Việt Nam. Hoa gạo gắn với tình cảm, tinh thần của người Việt. Có câu dân ca:
Mười hai bến nước con ơi
Bến nào hoa gạo chẳng rơi cháy lòng.
Hoa gạo đi vào tâm thức, tình cảm, văn thơ của người Việt, gắn bó với ký ức của người Việt.
Cũng theo Thượng tọa Thích Đạo Hiển, các cây cổ thụ chùa Đống Phúc dù trải qua khắc nghiệt của thiên nhiên và biến cố lịch sử vẫn sừng sững uy nghi chứng minh các giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh của vùng đất và con người Quảng Yên. Với những ý nghĩa đó, ngày 2/11, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã trao bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với cây Thị và cây Gạo trong khuôn viên chùa Đống Phúc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Việt 14:07 01/11/2024Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.
Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi
Chùa Việt 10:58 31/10/2024Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi.
Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng
Chùa Việt 20:32 30/10/2024Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.
Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận
Chùa Việt 12:30 30/10/2024Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…
Xem thêm