Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 23/09/2019, 08:21 AM

Nét đẹp chùa cổ Long Cảm trên núi Ốc Sơn - Thanh Hóa

Chùa Long Cảm, xã Hà Phong, huyện Hà Trung (Thanh Hoá) là một trong những ngôi chùa cổ nhất xứ Thanh. Trải qua gần 10 thế kỷ tồn tại, các triều đại phong kiến đời sau đều rất quan tâm đến ngôi chùa độc đáo này.

 >>Chùa Việt

Bài liên quan

Nhiều tao nhân mặc khách cũng coi đây là chốn đi về bái Phật cầu an, vãn cảnh, tu dưỡng tâm tính, để lại nhiều thơ phú. Ngày nay, trên toàn bộ hệ thống kiến trúc của chùa còn lưu giữ những dấu tích vật chất thời Lý, còn lại từ kiến trúc tượng pháp đều mang phong cách thời Nguyễn (thế kỷ XIX)...

Ngôi chùa cổ Long Cảm nằm bên bờ bắc của dòng sông Mã xưa, nay là nhánh sông Lèn, tọa lạc trên sườn núi Ốc (Ốc Sơn) ở thôn Trang Các (xã Hà Phong, Hà Trung, Thanh Hóa). Tuy nhỏ nhưng chùa Long Cảm tự có cảnh trí rất đẹp với lối kiến trúc cổ kính và được bao bọc bởi cảnh quan của đồng ruộng và làng mạc thôn quê tạo cảm giác bình yên cho người dân địa phương cũng như du khách khi đặt chân đến ngôi chùa.

Tọa lạc trên sườn núi Ốc (hay còn gọi là Ốc Sơn, xã Hà Phong, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa), chùa Long Cảm là một trong những ngôi chùa cổ nhất xứ Thanh.

Tọa lạc trên sườn núi Ốc (hay còn gọi là Ốc Sơn, xã Hà Phong, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa), chùa Long Cảm là một trong những ngôi chùa cổ nhất xứ Thanh.

Vốn là một vùng đất sầm uất, có phong cảnh đẹp và là một “đô thị” sớm của xứ Thanh, vùng đất Trang Các cũng gắn liền với nhiều hoạt động tôn giáo sôi nổi. Vào năm Tự Đức – Mậu Dần (1878), Hòa Thượng Minh Nguyệt cùng dân trong huyện Tống Sơn xây dựng thêm điện Long Chương trên núi Ốc Sơn. Tương truyền, đây là nơi công chúa Thủy Tinh thường xuống hạ giới giúp đỡ dân lành.

Bài liên quan

Trải qua gần 10 thế kỷ tồn tại, kiến trúc chùa Long Cảm đã bị thay đổi qua nhiều lần tôn tạo, tu sửa. Dấu tích thời Lý chỉ còn lại 4 cột đá ở hiên chùa chính. Còn lại từ thượng Pháp đến  kiến trúc chùa, bia ký, chuông đồng, khánh đá… đều mang dấu tích thời Lê – Nguyễn.

Chùa được xây dựng trên sườn núi Ốc Sơn và cấu trúc thành một thể liên hoàn: Cửa Tam Quan – Sân chùa – chùa chính – nhà thờ mẫu – nhà tổ, tiếp đó là nhà khách và nơi ở của nhà sư trụ trì. Từ sân nhìn xuống về phía đông ở khu đất thấp hơn là khu Xá Lỵ (cách khuôn viên chùa chính khoảng 15m).

Cặp khánh đá cổ

Cặp khánh đá cổ

Bài liên quan

Chùa chính (còn gọi là Tiền đường hay Bái đường) gồm 3 gian (rộng 10,50m x dài 11,80m = 123,90m2), có kết cấu vì kèo gỗ theo kiểu “chồng rường, giá chiêng” với 4 hàng chân cột, hai cột lớn và hai cột quân. Phía trên là câu đầu. Trên câu đầu là hai cột trốn. Ở trên hai cột trốn này là một con rường dài nằm trên hai đầu cột trốn, tiếp đó là một con rường nữa nằm trên hai đấu bát. Trên cùng là một đấu vuông đỡ thượng lương. Ở đây, lại có thêm một kiến trúc phụ được tạo ra bằng một xà ngang chạy từ hàng chân cột thứ 4 (từ trong ra phía trước) ăn mộng vào cột thứ 5. Ở trên xà ngang này là một vì kèo nhỏ tạo thành góc mái. Vì thế mà trong kết cấu kiến trúc ở chùa chính này có 2 vì kèo nằm trên cùng một tuyến ngang (2 lớp vì kèo). Đây là dụng ý của người đời sau đưa vào với mục đích làm cho lòng công trình được mở rộng thêm.

Về trang trí trên các vì kèo, là những mảng chạm khắc hình các con giống như rồng, ngựa, hươu…được tạo tác từ bên ngoài được gắn vào những bức cốn mê.

Về bài trí tượng pháp: ở phật điện được thờ các loại tượng phật, tượng hộ pháp, treo chuông, một số câu đối và đại tự.

Tuy nhỏ nhưng chùa Long Cảm tự có cảnh trí rất đẹp với lối kiến trúc cổ kính và được bao bọc bởi cảnh quan của đồng ruộng và làng mạc thôn quê tạo cảm giác bình yên cho người dân địa phương cũng như du khách khi đặt chân đến ngôi chùa.

Tuy nhỏ nhưng chùa Long Cảm tự có cảnh trí rất đẹp với lối kiến trúc cổ kính và được bao bọc bởi cảnh quan của đồng ruộng và làng mạc thôn quê tạo cảm giác bình yên cho người dân địa phương cũng như du khách khi đặt chân đến ngôi chùa.

Hai pho tượng hộ pháp được dặt ở hai bên. Về hình dáng tượng được tạo hình người vũ sĩ mặc áo giáp , tay cầm khí giới , đầu đội mũ trụ, ngồi trên lưng sấu. Kích thước tượng lớn: cao 1,35m, đường kính 0,42m. Phía góc trái của chùa có một số bia chùa loại nhỏ và một số bệ thờ của những người gửi quả phúc.

Ở gian giữa của phật điện được bài trí tượng pháp của phật điện gồm 29 pho tượng phật với 5 lớp bàn thờ từ trên xuống thấp dần. Lớp bàn thờ ngoài cùng (thấp nhất) là hương án . Liền kề sát với hương án là nơi nhà sư ngồi tụng kinh, niệm phật.

Bài liên quan

Ngoài ra, chùa chính cũng là nơi tập trung những tác phẩm điêu khắc mang ý nghĩa trang trí làm tăng thêm sự lộng lẫy trang nghiêm của điện thờ đó là các bác cửa võng, các mảng chạm khắc trên các bức cốn mê và đại tự được thể hiện tinh xảo, tiêu biểu cho nghệ thuật chạm khắc đầu thời Nguyễn ở Thanh Hóa.

Qua kiến trúc và tượng pháp ở chùa Long Cảm, cho biết đây là một công trình thờ phật quy mô. Số lượng tượng pháp, đại tự, câu đối bia ký và dấu ấn kiến trúc cổ còn được giữ gìn khá nguyên vẹn. Đặc biệt, trong đó những pho tượng phật là những tài sản vô giá giúp chúng ta tìm hiểu những chặng đường phát triển của hệ thống tượng pháp qua các thời kỳ. Lịch sử ra đời và tồn tại của chùa Long Cảm, góp thêm một ngôi chùa có niên đại thời Lý trên đất Thanh Hóa. 

Ngôi chùa được trùng tu lại khang trang

Ngôi chùa được trùng tu lại khang trang

Bài liên quan

Ngôi chùa còn có cây muỗm (xoài) trên 1.000 năm tuổi, cây to 2 người ôm không hết, tán lá xum xuê, tỏa bóng mát rượi sân chùa. Xung quanh thân cây, từ gốc lên tới ngọn được quấn quanh bởi chi chít cây tầm gửi. Sư cô Thích Đàm Tâm cho biết, lạ là mưa to, gió lớn, bão bùng cũng không quật ngã, làm gãy đổ được cây. Bên cạnh đó là cây ngâu tuổi đời cũng đã 500 năm tuổi. Mùa hoa ngâu, mùi hương ngâu hòa quyện với mùi trầm lan tỏa khắp không gian trầm mặc, tôn nghiêm của chùa.

Hiện ngôi chùa đã xây dựng xong khu đại Giảng đường - Nhà khách dưới chân núi để có nơi hoằng dương chính pháp, và mở các khóa tu cho tín đồ phật tử. Bởi khu chùa chính chỉ vẻn vẹn 100m2, không có địa thế  tổ chức các khóa tu và nghe giảng cho tín đồ phật tử. Tổng giá trị kinh phí xây dựng trên 6 tỷ đồng.

Công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng cùng với sự uy nghiêm, linh thiêng của ngôi chùa hàng nghìn năm tuổi, phong cảnh thơ mộng, hữu tình nơi đây, chùa Long Cảm sẽ đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của tăng, ni, phật tử và nhân dân gần xa; trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn của huyện Hà Trung.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ngôi chùa cổ kính giữa biển khơi

Chùa Việt 11:20 27/03/2024

Linh Quang tự nằm trên một ngọn đồi cao ở thôn Mỹ Khê, xã Tam Thanh, là ngôi chùa đầu tiên trên đảo Phú Quý, gắn chặt với đời sống văn hóa tín ngưỡng và tâm linh của các thế hệ người dân trên đảo.

Tìm về ngôi chùa cổ xưa bậc nhất TP. HCM

Chùa Việt 18:50 24/03/2024

Tọa lạc trên đường Đặng Văn Bi, thành phố Thủ Đức, chùa Huê Nghiêm (còn gọi là Huê Nghiêm cổ tự) là ngôi chùa lâu đời bậc nhất ở TPHCM, do Thiền sư Thiệt Thoại – Tánh Tường lập vào thế kỷ 18.

Viếng chùa Tân Chánh

Chùa Việt 17:35 23/03/2024

Chùa Tân Chánh toạ lạc trên diện tích khoảng 3.300m2 thuộc tổ 3 thôn Phú Lộc Đông, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.

Thiền Viện Trúc Lâm Phú Yên, nơi tĩnh lặng và bình yên trên Cao nguyên Vân Hòa

Chùa Việt 11:00 21/03/2024

Được xây dựng trên Cao nguyên Vân Hòa, Thiền Viện Trúc Lâm Phú Yên trở thành điểm đến của nhiều Tăng Ni Phật tử cùng du khách, nơi tất cả được hòa mình vào thiên nhiên, tìm kiếm sự tĩnh lặng và yên bình trong tâm hồn.

Xem thêm