Cây cối có Phật tính không?
Phật giáo quan niệm chúng sinh có hai loại hiện hữu: có tình thức và không có tình thức. Các nhà khoa học và chúng ta đều đồng ý phần nào về việc ý thức, trí tuệ, đi theo tất cả những gì di động, trong nghĩa là tự mình có thể di chuyển, đây là khả năng mà cây cối không có.
Phật giáo quan niệm chúng sinh có hai loại hiện hữu: có tình thức và không có tình thức. Có lẽ các nhà khoa học và tất cả chúng ta đều đồng ý phần nào về sự kiện là ý thức, trí tuệ, đi theo tất cả những gì di động, trong nghĩa là tự mình có thể di chuyển, đây là khả năng mà cây cối không có. Dĩ nhiên, rễ cây có xê xích lúc lớn lên. Nhưng rễ không di động thật sự, ngoại trừ sự nhúc nhích để tăng trưởng. Người ta không thể nói cây là một sinh vật, nghĩa là có một trí tuệ. Nhưng chúng ta đã kết luận rằng những tế bào sơ đẳng nhất như trùng a-míp có thể xem như một sinh vật vì nó có thể tự mình di chuyển.
Vì không thể xem là sinh vật, các loài thảo mộc như cỏ… chúng ta cho rằng chúng không có Phật tính. Có những loài cây ăn thịt, thì việc bắt một con mồi là do tác dụng hỗ tương thuần túy hóa học, hay là những cây này có một ý thức. Vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người ta có thể nêu lên những nghi vấn, chẳng hạn như cây bẫy côn trùng: nó là cây cỏ vô hồn – không ý thức – hay là một sinh vật?
Đôi khi người ta có thể hồ nghi vì có những bài kinh trong Phật giáo đề cập đến những hạng sinh vật có thể biểu hiện dưới hình thức vật vô tri, cây cỏ… Cũng cần nhớ rằng có những thứ loại trước kia người ta tưởng là thực vật nhưng về sau các nhà khoa học chứng minh rằng chúng là những sinh vật, ví dụ như san hô.
Vì thế, người ta không thể đoán chắc hoa kia là sinh vật hay không. Phật giáo nhắc nhở nhiều đến việc bảo vệ thiên nhiên, cây cối, thảo mộc, không phải vì những loài thảo mộc có linh hồn, nên phải được xót thương, nhưng vì thiên nhiên giúp cho bao nhiêu sinh vật sống còn và ẩn náu. Nếu đốt phá một thành phố, người ta tiêu hủy nơi cư trú của nhiều người, phải không? Đối với sự tàn phá thiên nhiên cũng vậy, nó khiến cho rất nhiều sinh vật mất nơi ăn, chốn ở.
Đức Phật dạy rằng mọi chúng sinh đều có Phật tính. Vấn đề là phải biết rõ một hữu thể có phải là chúng sinh hay không (có người vẫn khẳng định cây cỏ cũng có linh hồn, ví dụ nhà triết học Pitago), để có thể bảo rằng hữu thể ấy có Phật tính, nghĩa là có khả năng thành Phật. Được như vậy thì ta có thể thực hiện lòng từ bi, sự bình đẳng, lòng tôn trọng đối với hữu thể ấy.
Mặt khác, liệu chúng ta có cần thiết phải xét xem cỏ cây có phải là chúng sinh hay không, khi mà không thấy kinh sách đề cập đến và các nhà khoa học chưa khẳng định? Giả định một khi đã biết cây cỏ là sinh vật thì vấn đề là chúng ta làm sao có thực phẩm để nuôi sống mình nếu chúng ta không muốn làm tổn thương hay sát hại chúng sinh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh Nhất Thừa là gì?
Phật giáo thường thức 15:45 22/12/2024Pháp môn nào có thể chứng đắc Phật quả rốt ráo trong một đời sẽ gọi là Nhất Thừa, pháp môn ấy cũng là pháp môn Nhất Thừa, kinh ấy cũng là kinh Nhất Thừa.
Cõi đời phiền não hay là mình phiền não cõi đời?
Phật giáo thường thức 15:12 22/12/2024Nên biết tất cả sự trói buộc gốc từ mình mà ra, nên bỏ cũng từ mình chớ không phải ở bên ngoài. Cho nên Phật bảo “buông” là buông cảnh, đừng dính với nó. Ta cứ đổ thừa cảnh dính mình, không ngờ mình dính cảnh.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Phật giáo thường thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Nguyên lý của đời sống giác ngộ
Phật giáo thường thức 09:12 22/12/2024Hôm nay Thầy nhắc lại một số nét chính yếu để các con nắm vững nguyên lý đời sống giác ngộ.
Xem thêm