Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Ngôi chùa cổ tại Hải Dương bị trộm tượng và bát hương

4h sáng ngày 9/9, người trông coi chùa Sùng Ân (Hải Dương) dậy và phát hiện cửa chùa chính bị cạy phá. Sau đó, người này báo cho Ban quản lý di tích đến kiểm tra thì mất 2 pho tượng làm bằng gỗ ở gian chùa chính cùng 1 bát hương ở ban thờ Tam tổ Huyền Quang bị mất.

 >>Tin tức trong nước

Ông Ngô Xuân Đương – Trưởng thôn, trưởng Ban di tích chùa Sùng Ân thôn Đông Cao, xã Đông Xuyên, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương cho biết, cách đây ít ngày tại ngôi chùa cổ của địa phương bị mất 2 pho tượng và 1 bát hương.

Trước đó, vào khoảng 4h sáng ngày 9/9, người trông coi chùa Sùng Ân dậy và phát hiện cửa chùa chính bị cạy phá. Sau đó, người này báo cho Ban quản lý di tích đến kiểm tra thì mất 2 pho tượng làm bằng gỗ ở gian chùa chính cùng 1 bát hương ở ban thờ Tam tổ Huyền Quang bị mất.

Chùa Sùng Ân - nơi xảy ra sự việc.

Chùa Sùng Ân - nơi xảy ra sự việc.

Nhận được tin báo, Công an huyện Ninh Giang cử đơn vị về phối hợp với chính quyền sở tại tiến hành khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai của những người liên quan và truy tìm đối tượng.

Cũng theo đại diện Ban quản lý chùa Sùng Ân, cách đây không lâu, chính quyền địa phương có phát hiện một số đối tượng lạ mặt đến chùa và đã thông báo cho công an xã. Đồng thời, lực lượng an ninh tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát. Tuy nhiên, thời điểm xảy ra vụ việc, trên địa bàn xã có nhiều gia đình tổ chức đám cưới nên có thể nhân cơ hội này, các đối tượng đã thực hiện hành vi trộm cắp.

Lợi dụng sơ hở và đêm tối, các đối tượng đột nhập vào tự viện trộm 2 pho tượng cùng 1 bát hương.

Lợi dụng sơ hở và đêm tối, các đối tượng đột nhập vào tự viện trộm 2 pho tượng cùng 1 bát hương.

Được biết, chùa Sùng Ân hay còn gọi là chùa Đông Cao được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia năm 1974 về nghệ kiến trúc điêu khắc. Chùa thờ Phật và thờ Huyền Quang đại sư thời Trần.

Đây cũng là chốn Tổ của thiền phái Trúc Lâm vùng đất xứ Đông xưa. Hiện tại chùa còn lưu giữ được hệ thống tượng cổ bằng gỗ và cách đây hơn 20 năm, tại ngôi chùa này đã xảy ra việc mất cắp tượng.

Hiện tại, trong chùa còn lưu giữ được hệ thống các pho tượng cổ bằng gỗ.

Hiện tại, trong chùa còn lưu giữ được hệ thống các pho tượng cổ bằng gỗ.

Trước đó, vào ngày 12/7, một người đàn ông tên Nguyễn Văn Ca (SN 1984), trú tại xã Thanh Thủy, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đột nhập vào đình Kim Chuế xã An Đức, huyện Ninh Giang để trộm cắp 60 nghìn đồng trong hòm công đức.

Tiếp đó người đàn ông này đột nhập vào chùa Vạn Phúc tại xã An Đức, huyện Ninh Giang lấy trộm 1 âm ly, 2 chuông đồng trị giá khoảng 7,6 triệu đồng và lấy 1,2 triệu đồng trong hòm công đức. Ngay sau đó, Công an huyện Ninh Giang đã bắt giữ người đàn ông này và đang củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định pháp luật.

Hiện tại, vụ việc mất cắp tại chùa Sùng Ân đang được Công an huyện Ninh Giang thụ lý giải quyết.

Trong giáo lý nhà Phật thì tất cả mọi sự việc xảy ra trong đời sống đều có quy luật nhân quả. Bất cứ một việc thiện hay ác nào cũng đều có nhân quả báo ứng, tức là gieo nhân nào thì sẽ gặp quả ấy.

Quả báo của sự trộm cướp, nặng thì nghèo cùng vô số kiếp hoặc làm thân súc vật để đền trả cho người, nhẹ thì ruộng vườn, nhà cửa, tài sản bị thiên tai lũ lụt, hỏa hoạn, sóng thần, động đất phá hủy. Cần tin sâu nhân quả làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau. Nhân trộm cướp là việc làm xấu ác, cả thế giới loài người đều không chấp nhận nên có luật pháp chế tài, phạt tù, nặng thì tử hình, huống hồ là luật nhân quả luôn âm thầm chi phối.

Tham lam muốn chiếm lấy của người làm của riêng mình là do thói quen lười biếng làm ít mà muốn hưởng thụ nhiều, là nhân dẫn đến nghèo cùng khốn khổ trong hiện tại và mai sau. Có biết bao người đau khổ vì bị mất của, bị lừa đảo mà túng quẫn dẫn đến tự sát.

Theo: Gia đình & Xã hội

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM

Tin tức 22:17 21/11/2024

Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Tin tức 15:30 21/11/2024

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.

Nét đẹp tri ân của Tăng Ni sinh Học viện PGVN tại Hà Nội

Tin tức 13:31 21/11/2024

Tối 20/11, tại Hội trường Bảo tàng Học viện PGVN tại Hà Nội đã trang nghiêm tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Tin tức 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Xem thêm