Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 21/06/2019, 15:52 PM

Tôn giả Đại Ca Diếp: Thánh nhân có giới hạnh vô song

Vị Sa-môn vô địch về pháp tu khắc khổ đầu đà trong Phật giáo là Thánh Tăng Ðại Ca Diếp. Ðại Sa-môn nầy là người duy nhất, trong hàng các cao đồ của Đức Phật, đã tuyệt đối giữ đúng giới luật.

>>Đức Phật

Sự ra đời của bậc vĩ nhân 

Nếu như hai ngàn năm trăm năm trước, có người giữ gìn nhục thân sống đến hôm nay, thì đó là tôn giả Đại Ca-diếp, Đầu-đà đệ nhất trong hàng đệ tử Phật. Ảnh minh họa

Nếu như hai ngàn năm trăm năm trước, có người giữ gìn nhục thân sống đến hôm nay, thì đó là tôn giả Đại Ca-diếp, Đầu-đà đệ nhất trong hàng đệ tử Phật. Ảnh minh họa

Nếu như hai ngàn năm trăm năm trước, có người giữ gìn nhục thân sống đến hôm nay, thì đó là tôn giả Đại Ca-diếp, Đầu-đà đệ nhất trong hàng đệ tử Phật.

Cách đây không lâu, bác sĩ Bá Khắc Sum người Pháp đã được gặp tôn giả Đại Ca-diếp tại Kê Túc Sơn, Ấn Độ, và đã quy y với Ngài. Cuộc đời của vị thánh đầy tánh cách truyền kỳ ấy, hôm nay đem giới thiệu ra đây, thật là một đoạn cố sự mỹ lệ.

Chúng ta hãy trở lại từ lúc Tôn giả vừa chào đời.

Hai ngàn năm trăm năm trước, tại thôn làng Ma-ha Sa-la-dà cách thủ đô Vương Xá nước Ma-kiệt không xa, có một nhà hào phú trưởng giả dòng Bà-la-môn tên Ni-câu-lư-đà-kiệt-ba, tiếng đồn tài sản của ông có thể sánh với vua Tần-bà-sa-la đương thời.

Tôn giả Đại Ca-diếp đã xuất sanh trong gia đình hào phú ấy.

Bài liên quan

Nói về lúc đản sanh Tôn giả, có những điềm lành không khác với điềm lành đản sanh Phật-đà là mấy. Ngày mẫu thân Tôn giả lâm bồn, chính là lúc bà đang dạo chơi trong đình viện, bỗng cảm thấy mệt mỏi, bà đến ngồi dưới bóng cây đại thọ Tất-bát-la nghỉ ngơi, lúc ấy chẳng biết thiên y từ đâu bay tới, và Đại Ca-diếp cất tiếng khóc chào đời.

Đại Ca-diếp, cha mẹ đặt tên vốn gọi là Tất-bát-la-da-na, lấy ý sanh dưới gốc cây. Đại Ca-diếp tướng hảo đầy đủ không thua kém ba mươi hai tướng của đức Phật. Gia đình đại phú hào chỉ có một quý tử, sự nuôi dưỡng và thương yêu của cha mẹ thật không thể nói hết. Nội số nhũ mẫu đã hết bốn bà, còn số người hầu hạ chăm sóc chơi đùa lại rất nhiều.

Khi Đại Ca-diếp lên tám tuổi, đã được học các giới điều Bà-la-môn, và theo thầy học tập các thứ, từ pháp tế lễ, thi họa, toán thuật, văn học, ngũ minh, bốn bộ Phệ Đà, cho đến xem thiên văn, đoán âm dương kiết hung, đất động sấm nổ, âm nhạc ca vũ v.v… do sức thông minh của Ca-diếp, không có môn nào không thấu hiểu triệt để.

Duy có một điều rất lạ, ngay từ nhỏ Ca-diếp không giống các trẻ con khác, đối với dục lạc thế gian không ưa, chẳng thích tình âu yếm, chán ghét bất tịnh, thường ưa ở một mình xa đám đông, ngay cả cha mẹ, xa cách cũng không nhớ đến.

Con đường xuất gia học đạo 

Duy có một điều rất lạ, ngay từ nhỏ Ca-diếp không giống các trẻ con khác, đối với dục lạc thế gian không ưa, chẳng thích tình âu yếm, chán ghét bất tịnh, thường ưa ở một mình xa đám đông, ngay cả cha mẹ, xa cách cũng không nhớ đến. Ảnh minh họa người vợ Diệu Hiền của Tôn giả Đại Ca Diếp

Duy có một điều rất lạ, ngay từ nhỏ Ca-diếp không giống các trẻ con khác, đối với dục lạc thế gian không ưa, chẳng thích tình âu yếm, chán ghét bất tịnh, thường ưa ở một mình xa đám đông, ngay cả cha mẹ, xa cách cũng không nhớ đến. Ảnh minh họa người vợ Diệu Hiền của Tôn giả Đại Ca Diếp

Ngày tháng thoi đưa, Ca - diếp đã trở thành một thanh niên anh tuấn, phong lưu. Cha mẹ của Ca - diếp đã cưới cho chàng một cô vợ có tên là Diệu Hiền nhan sắc hoa nhường nguyệt thẹn. Tuy nhiên Diệu Hiền cũng là người xưa nay rất ghét ngũ dục, muốn tu phạm hạnh thanh tịnh. Có thể nói cũng có ước nguyện giống như Ca - diếp. Vì vậy sau đó hai người cùng ước định, trong phòng kê hai cái giường, trên danh nghĩa là phu thê mà không ngủ chung giường.

Hội hợp ắt biệt ly, có sanh ắt có tử, đó là đạo lý nhất định của thế gian. Song thân Đại Ca-diếp lần lượt qua đời.

Sau đó không lâu, ngày nọ Diệu Hiền sai gia nhân ép dầu mè, trong dầu mè có rất nhiều con bọ nhỏ lúc nhúc cựa quậy, nàng nghe gia nhân bàn tán với nhau:

- Ép chết bao nhiêu con vật nhỏ này không biết sau này chịu quả báo đáng sợ thế nào? Nhưng thật ra đó không phải là lỗi của chúng ta mà là mệnh lệnh của nữ chủ.

Diệu Hiền nghe qua những lời ấy cảm thấy ghê sợ, lập tức bảo họ ngừng ép dầu, một mình lui vào phòng đóng cửa lại tịnh tọa tư duy.

Bài liên quan

Cũng hôm ấy, Đại Ca-diếp đi thăm ruộng. Chàng thấy đôi bò kéo cày nặng nhọc, nông phu làm việc không kể thân. Trong ruộng có những loài côn trùng bị đường cày chặt đứt, lớp chết, lớp bị thương quằn quại thật thảm thương. Chàng nhìn cảnh tượng ấy càng chán ngán cho sự sống trên thế gian. Chàng nghĩ: “Chỉ vì sự ăn mặc của ta mà bao nhiêu người và bao nhiêu thú vật phải chịu đủ thứ khổ sở như thế sao? Không kể là người nào, không kể ăn thức ăn gì, cũng trong khoảng một đấu cơm, không kể ngủ cách nào cũng chỉ trong khoảng cái giường sáu tấc. Còn những thứ cần dùng khác chẳng qua là một sự lãng phí. Chỉ vì những sự lãng phí xa xỉ vô dụng đó, mà làm tổn bao nhiêu người vật, giết hại bao nhiêu sanh linh như thế, thật là một điều quá ư bất công và rất không hợp lý!”

Đại Ca-diếp nghĩ như thế rồi, trở về nhà thấy Diệu Hiền với những sự tình ưu não như vậy, thật chẳng vui chút nào. Sau đó, hai người ngỏ bày tâm sự, cả hai đều cảm thấy nỗi đau khổ của thế gian, nỗi buồn thảm của kiếp người.

Đại Ca-diếp bèn nói với Diệu Hiền:

- Nói gì thì nói, tôi sẽ rời bỏ cái nhà này để đi xa học đạo. Ở nhà thiệt chẳng khác ở trong chốn lao ngục, bao nhiêu thứ ràng buộc, khổ não đủ điều. Ở trong gia đình tạo nghiệp không có hồi kết thúc, tôi sẽ ra đi để tìm cho ra chơn lý của kiếp người. Tu hành trong chốn rừng núi như là lui tới trong chốn hư không, không có chút trở ngại. Tạm thời tôi đi trước tìm thầy hỏi đạo, nàng ở lại nhà đợi khi nào tôi gặp được bậc thầy hiền minh, tôi sẽ trở về dẫn nàng cùng xuất gia. Chúng ta sẽ đem hết tài sản cứu tế cho các người nghèo cùng cơ khổ, và chia cho các gia nhân. Nàng hãy đợi, nhất định tôi sẽ mang tin tốt đẹp trở về.Diệu Hiền nghe xong, rất kính phục chí nguyện của trượng phu, cùng cảm kích mối quan tâm của chàng. Chuyện xuất gia tu đạo này vốn là nguyện ước từ lâu của hai vợ chồng, vì còn cha mẹ mà phải qua hơn mười năm chờ đợi.

Hôm nay, Đại Ca-diếp đi xuất gia tu hành, trong tâm tình thật hoan hỷ, thật không thể nói hết.

Trở thành đệ tử của Đức Phật 

Lời thuyết pháp của Phật, đức huệ của Phật dần dần kích động tâm can Đại Ca-diếp. Ảnh minh họa

Lời thuyết pháp của Phật, đức huệ của Phật dần dần kích động tâm can Đại Ca-diếp. Ảnh minh họa

Lúc ấy Đại Ca-diếp đã ba mươi tuổi. Theo truyền thuyết, ngày chàng rời nhà tìm đạo cũng chính là ngày đức Phật ngồi dưới cội cây Bồ-đề, trên tòa Kim Cương thấy sao mai mọc và thành Đẳng chánh giác.

Đại Ca-diếp đi tìm thầy khắp nơi, nhưng thầy nào cũng không đáp ứng được nguyện vọng của chàng. Hai năm sau, trong lúc đang tìm đạo tại nước Uyên Già, có người mách với chàng, đức Phật Thích-ca Mâu-ni là bậc Đại giác của thời này. Ngài đang thống lãnh những đạo sĩ nổi danh như Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp… cả ngàn đồ đệ tại tinh xá Trúc Lâm. Đại Ca-diếp nghe tin ấy rất vui mừng bèn hỏi thăm đường đến Trúc Lâm.

Bài liên quan

Tinh xá Trúc Lâm là đạo tràng tối sơ khi đức Thế Tôn tổ chức giáo đoàn, cách cửa Bắc thành Vương Xá không xa. Khi Đại Ca-diếp đến đây, chàng không trực tiếp thưa hỏi đức Phật, chỉ mỗi ngày theo tín chúng trong thành đến nghe pháp. Chàng nghĩ bụng nếu không phải là Phật thì không tôn bái làm thầy. Theo ý chàng, nếu không gặp Phật, không có tôn sư, chàng cũng có thể tu chứng được quả vị Độc giác.

Lời thuyết pháp của Phật, đức huệ của Phật dần dần kích động tâm can Đại Ca-diếp. Một hôm, sau khi nghe Phật thuyết pháp xong, chàng trở về thành Vương Xá. Gần cổng thành là tháp Đa Tử, cạnh đó có một cây đại thọ cành lá sum sê. Chàng ngạc nhiên thấy đức Phật đang ngồi tịnh tọa dưới gốc cây. Khi chàng ra về, còn thấy Ngài ngồi trên bảo tòa pháp vương ở trong tinh xá, sao bây giờ lại gặp Ngài ở đây? Chàng càng nhìn càng thấy đức Phật tướng mạo oai nghiêm thuần tịnh, như một tòa kim sơn, rốt cuộc không đến lễ bái không xong. Chàng đến đảnh lễ dưới chân Phật, và cảm động thành khẩn nói:

- Bạch Thế Tôn! Ngài là bậc đại sư của con, xin tiếp độ cho con – Đại Ca-diếp được quy y, từ nay Đại Ca-diếp là đệ tử Phật!

Đức Phật biết lúc này lòng tin của Đại Ca-diếp đã chắc chắn, liền bảo:

- Này Đại Ca-diếp! Ông chính thật là đệ tử của ta. Ta chính là lão sư của ông. Trên thế gian này, như người nào chưa chứng quả vị Chánh giác, không dám nhận ông làm đệ tử. Ông hãy theo ta.

Đức Phật từ từ đứng dậy, đi về tinh xá Trúc Lâm. Đại Ca-diếp theo sau chân Ngài, vừa cung kính vừa cảm động, vừa mừng vui đến rơi lệ.

Đức Phật ngoái lại nhìn Đại Ca-diếp sau mới nói:

- Ta nghe nói về ông đã lâu, ta biết thế nào ông cũng đến cầu đạo với ta. Hôm nay là ngày ông được tiếp độ, Phật pháp lưu truyền về sau cần ông rất nhiều, vì chúng sanh và vì chính mình, ông nên thận trọng!

Về đến Trúc Lâm, đức Phật làm lễ thế độ cho Đại Ca-diếp, và nói pháp Tứ đế, Mười hai nhân duyên, với oai đức tướng hảo của Thế Tôn, với từ ân thân thiết của Thế Tôn, có thể nói rằng bầu không khí chứng ngộ đã bao trùm Đại Ca-diếp. Lời dạy của Phật như đám mưa rơi trên thửa ruộng khô khao, tám ngày sau ông khai ngộ.

Ưa tu khổ hạnh

Đại Ca-diếp một bề ưa thích tu tập khổ hạnh Đầu-đà. Nói về sự tu tập của Tôn giả, từ trẻ cho đến tuổi già, không kể tình hình ra sao, hoặc là mọi người ân cần nói thế nào, Tôn giả không hề từ bỏ khổ hạnh. Ảnh minh họa

Đại Ca-diếp một bề ưa thích tu tập khổ hạnh Đầu-đà. Nói về sự tu tập của Tôn giả, từ trẻ cho đến tuổi già, không kể tình hình ra sao, hoặc là mọi người ân cần nói thế nào, Tôn giả không hề từ bỏ khổ hạnh. Ảnh minh họa

Đại Ca-diếp một bề ưa thích tu tập khổ hạnh Đầu-đà. Nói về sự tu tập của Tôn giả, từ trẻ cho đến tuổi già, không kể tình hình ra sao, hoặc là mọi người ân cần nói thế nào, Tôn giả không hề từ bỏ khổ hạnh.

Phàm người tu khổ hạnh Đầu-đà phải đủ mười hạnh:

1. Cầu chọn nơi vắng vẻ.                   

2. Chỉ sống bằng cách khất thực.                   

3. Thường ở một chỗ.                   

4.  Ngày ăn một bữa.                   

5. Khất thực không chọn lựa.                   

6. Chỉ có ba y, bình bát, toạ cụ.                   

7. Thường ngồi tư duy.                   

8. Thường tịnh tọa chỗ trống.                   

9. Mặc y phấn tảo.                    

10. Thường ở nơi gò mả.

Sinh hoạt của một vị Đầu-đà cần phải đơn giản và thanh tịnh như thế.

Đối với nhân vật như Đại Ca-diếp, không đi hóa độ chúng sanh mà ưa ở riêng một mình, sống quá ư khắc khổ, so sánh với các vị Tỳ-kheo tích cực tiến bộ thật không giống, tâm từ bi làm lợi lạc chúng sanh của Tôn giả đáng kính phục, nhưng nhiệt tình hoằng pháp thì còn thiếu.

Bài liên quan

Trừ đức Thế Tôn, việc biện luận với ngoại đạo và giáo hóa các Tỳ-kheo đó là việc của nhị vị tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên, còn Đại Ca-diếp chỉ chuyên tâm tu đạo. Trong khi đức Thế Tôn và hai vị đại đệ tử còn tại thế, Đại Ca-diếp chỉ thỉnh thoảng thuyết pháp cho hàng tục gia cư sĩ mà thôi. Sau khi Phật diệt độ, thay thế Phật thống lãnh đại chúng, lực lượng ấy đã được hàm dưỡng từ thời độc tu khổ hạnh trước đây. Tôn giả như một cỗ đại hồng chung, thời lặng thinh thì lặng thinh trầm mặc, nhưng khi chạm duyên cũng phát tiếng lớn vang dội.

Ban đầu hai tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên cũng thường khuyên Đại Ca-diếp nên quên mình để phát tâm Bồ-đề mà ra làm việc hoằng pháp lợi sanh, tuyên dương chân lý. Đại Ca-diếp cũng nhất quyết trả lời:

- Đối với việc hoằng dương chánh pháp, giáo hóa chúng sanh, tôi không thể làm được. Quên tự ngã không phải là chuyện dễ đâu. Dạy dỗ những bọn người không tín tâm, ác độc như thế, tôi thật chẳng có dũng khí và sức lực. Tôi tự lượng sức mình, chỉ kham sinh hoạt tự tu cho chính mình, bền bỉ trong việc khổ hạnh kham nhẫn, để ủng hộ kẻ hậu lai đối với hạnh đầu đà thiểu dục tri túc, biết tôn trọng và thực hành theo. Nhiệm vụ hoằng pháp lợi sanh lớn lao kia, hoàn toàn trông cậy vào các vị.

Hai tôn giả nghe Đại Ca-diếp nói thế không hề thất vọng, trái lại còn xưng tán:

- Trưởng giả đủ khả năng dựng lập pháp tràng về phương diện ấy, thật cũng rất khó khăn. Phật pháp rất nhiều mặt, mỗi người có thể làm theo lý tưởng của mình, theo chí nguyện của mình. Chúng tôi xin chúc hạ trưởng lão!

Đại Ca-diếp không thích sinh hoạt trong đoàn thể ở tinh xá rừng Trúc hay tinh xá Kỳ Viên, thậm chí Tôn giả không thích hòa vui trong cảnh ấy. Tôn giả chỉ ưa tịnh tọa nơi đồng trống, quán tử thi nơi gò mả, hay vá y dưới gốc cây. Tôn giả nhận thấy đống xương trắng hoặc mùi hôi người chết rất thích hợp trong việc tu quán vô thường, khổ, không, vô ngã.

Đại Ca-diếp không sợ mưa to gió lớn, không nệ ngày nắng đêm sương, thân già khô gầy của Tôn giả luôn luôn ở dưới gốc cây trong rừng, hoặc nơi phần mộ xương trắng đồng hoang, mặc cho ai khuyên can, chẳng hề đình chỉ khổ hạnh.

Một đời của tôn giả Đại Ca-diếp thật huy hoàng lộng lẫy. Từ lúc sanh ra dưới gốc cây, đến đúc tượng vàng chọn vợ, mười hai năm danh nghĩa phu thê, cho đến khi quy y với Phật bên tháp Đa Tử, xuất thân là con nhà giàu mà kham nhẫn tu tập khổ hạnh, niêm hoa vi tiếu trên hội Linh Sơn, nối tiếp chánh pháp của Phật, nhiếp giữ đại pháp cho đến hơn trăm tuổi, không hề buông lơi một bước, phản đối A-nan tham dự kết tập mà đến khi A-nan khai ngộ chứng quả lại nguyện đem Phật pháp giao phó cho A-nan kế thừa. Đó thật là cuộc đời của một nhân vật vĩ đại, đáng cho chúng ta hộ niệm, học tập.

Nguồn: Thiền Viện Thường Chiếu

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y

Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024

Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.

Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”

Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024

Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.

Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết

Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024

Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.

Nhớ về Hòa thượng Thích Minh Châu - Đường Tăng của Việt Nam

Chân dung từ bi 08:05 19/10/2024

Những ngày này tôi dành trọn thời gian để đọc lại, tư duy, suy ngẫm, trải nghiệm một số bản Kinh trong Nikaya gồm Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng Chi Bộ và Tiểu Bộ.

Xem thêm