Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 31/03/2022, 15:06 PM

Chân ngã và vọng ngã (Phần 1)

Con người sống trong môi trường tập thể xã hội có ý niệm về ta, về mình và người khác không phải ta, không phải mình. Đó là lối nhìn phân biệt chủ thể và đối thể trong tương quan liên hệ con người với con người, dưới con mắt nhà xã hội học.

Về mặt đạo học, trong giáo lý Phật học có ý niệm tự thân và tha nhân. Tu tập là hành trì đạo pháp để làm tròn Phật tính ở tự thân và tha nhân. Phần tu tập ở tự thân coi như căn bản trong việc hành trì đạo pháp không thể thiếu được, phần ở tha nhân coi như hoằng dương chánh pháp. Nói là hai phần cho dễ nhận thức thấu suốt, nhưng về mặt thực hành tu tập hai phần này đã bổ sung kiên định cho nhau, không tách rời nhau riêng rẽ vì lý Hai là Một, Một là Hai. Nói cách khác, tự độ, tự giác, tự lợi, là tạo điều kiện thuận lợi cho việc độ tha, giác tha, lợi tha.

Ngược lại, trong sự việc vì người cũng có sẵn tính vì mình. Người tu tại gia rất dễ nghiệm thấy điều này trong sinh hoạt hằng ngày. Chỉ khi tới bậc đạo vị tu tập Bồ-tát hạnh, hành giả mới thấy trì pháp tâm không, dần dần mới không còn ý niệm về tự thân, về cái gọi là ta nữa, không còn vì mình nữa trong mọi sinh hoạt hằng ngày.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong khi tu tập phần căn bản tự thân, người hành trì chánh pháp cần tỏ rõ ý niệm chân ngã và vọng ngã, nói chung là ý niệm chân và vọng, chánh và tà như thường nghe nói chân tâm và vọng tâm, chánh ngữ và vọng ngữ, chánh niệm và tà niệm, chánh đạo và tà đạo, chánh giáo và tà giáo hay ma giáo... Tiêu chuẩn phân biệt chân vọng, chánh tà là gì ? Căn cứ vào yếu tố gì để tin theo mà tu tập ? Để có cái nhìn tổng quát khả dĩ trả lời rõ ràng câu hỏi này, người tu tập cần tỏ rõ những nhận thức từ thô thiển đến tế vi sau đây:

1. Xác và hồn

Con người được gọi là đang sống gồm có hai phần kết hợp lại, đó là phần xác và phần hồn. Nếu chỉ có xác không có hồn, đó là tử thi; nếu chỉ có hồn không có xác, đó là hồn ma, là quỷ thần; cả hai trường hợp đều không hội đủ điều kiện để được gọi là con người đang sống, đang hiện hữu. Con người một hiện tượng sống, một hiện tượng có sinh diệt, có chuyển hóa.

Hiện tượng sống ở phần xác biểu lộ ở đời sống sinh lý, sinh lão bịnh tử. Hiện tượng sống ở phần hồn biểu lộ ở đời sống tâm linh, biết vui buồn suy nghĩ. Sinh hoạt trong hai cuộc sống sinh lý và tâm linh có ảnh hưởng hỗ tương lẫn nhau, khoa tâm sinh lý học đã chứng minh điều này, dân gian cũng xác nhận ở tục ngữ như: rầu thối ruột, giận đứng tim, tức hộc máu, no chê cơm hẩm đói lẩm cả cơm thiu, no nên bụt đói ra ma...Người tu Phật ăn chay để cho tâm dễ được thanh tịnh là một dẫn chứng cụ thể ngay trong giới Phật tử.

2. Hồn và vía

Trong đời sống tâm linh cần phân biệt hoạt động của hồn và hoạt động của vía. Hồn gồm có ba thành tố là sinh hồn, giác hồn, và linh hồn. Sinh hồn làm cho có sống chết; giác hồn làm cho biết những cảm nhận như nóng lạnh, vui buồn , linh hồn làm cho biết suy nghĩ phải trái nên chăng. Khoáng vật như đất đá thuộc loại vô hồn, không có hồn nào cả. Thực vật thuộc loại chỉ có sinh hồn, có sống chết, nhưng không có giác hồn và linh hồn nên không có cảm giác và đời sống lý trí suy xét. Động vật thuộc loại có sinh hồn và giác hồn, nhưng không có linh hồn.

 Chỉ riêng loài người mới có đủ ba hồn là sinh hồn, giác hồn và linh hồn. Vì có linh hồn nên con người mới gọi là vật linh thiêng hơn muôn vật. Nhiều động vật, cầm thú kể cả côn trùng có giác hồn bén nhạy tinh vi hơn con người như mắt chim cú nhìn tỏ rõ trong đêm tối không trăng sao, tai thỏ thính hơn tai người, khứu giác kiến đánh hơi tinh vi hơn mũi người... Tuy nhiên, vì không có linh hồn đời sống thú vật hầu như không có tiến bộ từ xưa đến nay so với loài người có rất nhiều tiến bộ về mọi mặt trong cuộc sống kinh tế, văn hóa, xã hội.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Vía còn gọi là phách như thường nói hồn vía, hồn phách. Vía là năng khiếu tiếp nhận của phần hồn. Phái nam có ba hồn bảy vía, phái nữ có ba hồn chín vía. Bảy vía của phái nam gồm có hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi và miệng. Phái nữ có thêm hai vía là đôi vú.

Hồn và vía là ý niệm thường thấy trong lời nói dân gian như sợ mất vía, sợ hết hồn, hú hồn hú vía, nói trộm vía, cúng cô hồn... Ý niệm hồn và vía thông dụng không đủ giải thích rõ ràng sinh hoạt tâm linh con người trong giáo lý đạo Phật. Trong kinh sách thường thấy từ ngữ thức và trí dùng để dẫn giải cuộc sống tâm linh của chúng sinh. Thông suốt được ý niệm này người tu tập mới hiểu được cái ta của mình.

Ý niệm linh hồn ở con người chỉ giải thích sự tinh anh thông minh của con người khi so sánh với con vật. Ý niệm này không cắt nghĩa được cùng một cá nhân con người, tại sao có lúc nghĩ đến điều thiện rồi làm việc thiện, có lúc lại nghĩ đến điều ác rồi làm việc ác ? Cùng một cá nhân, con người không thể có hai linh hồn, một linh hồn có khả năng thiêng liêng chuyên nghĩ và làm điều thiện, một linh hồn khác cũng tinh anh thông minh không kém, chuyên sai khiến nghĩ và làm điều ác.

Ai cũng thấy những kẻ đại gian đại ác là kẻ tinh khốn ma quái hơn người trung bình rất nhiều, có thông minh hơn người mới nghĩ ra mưu mô xảo quyệt để lừa dối người khác. Thông minh là khả năng đáng quý, dùng vào việc thiện thì tốt, dùng vào việc ác thì xấu. Ý niệm linh hồn không đủ để giải thích thiện căn bẩm sinh ở con người luôn luôn hướng về điều thiện và tránh điều ác.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Xem thêm