Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 01/12/2021, 10:22 AM

Tập sống vô ngã

Những người thế gian đang sống trong bệnh hoạn, đau khổ, phiền não, mỗi ngày càng làm tiêu mòn đời sống của mình. Phật dạy người học Phật phải sống giữa những người bệnh hoạn mà mình sống không bệnh hoạn, sống lành mạnh mới là thật vui.

Sở dĩ chúng ta sống ngăn cách với nhau đầu mối là vì cái TA này. Nếu không có nó thì lấy gì để ngăn cách? Đó là gốc của vấn đề, nên mỗi người phải biết quên cái TA ngăn cách. Bởi nó là cái TA ảo tưởng không phải thật. Nói theo Phật pháp, đó là cái TA vô minh lầm chấp, cái TA hư vọng điên đảo thôi.

Chấp vào cái TA này nên thấy nó quan trọng, phải bảo vệ nó, sợ nó bị tổn thương, thiệt thòi, sợ bị xúc phạm v.v... nên có sự ngăn cách với nhau. Song quán kỹ lại cái TA này là gì? Từ đâu mà thành? Cái đầu là mình hay mắt là mình hoặc miệng là mình hoặc tay chân là mình? Đều không thể được. Tổng hợp những thành phần đó lại tạm gọi là ta, nếu tách riêng các phần đó thì không có gì là ta.

Xét kỹ hơn, ban đầu gom của cha mẹ lại, sau đó gom đất, nước, gió, lửa, những chất cứng, chất ướt, hơi nóng, chất gió là chất động, là sắc thuộc về phần vật chất; thọ, tưởng, hành, thức, là phần tinh thần, hợp lại thành năm uẩn. Do cái vọng chấp rồi bám vào nó, ai đụng tới là không được, thành ra có sự ngăn cách. Hiện nay học đạo phải biết tường tận chỗ này, không thể nhắm mắt lờ qua. Cái "ta" chỉ là tổ hợp của năm uẩn gọi là gia đình năm anh em sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Năm anh em cộng với cha vô minh, mẹ tham ái thành ra gia đình năm uẩn, không có gì thật là ta, sao lại mặc tình ngăn cách nhau!

Là người học đạo, chúng ta phải khéo cho cuộc đời thêm niềm tin, sống gần gũi nhau, như vậy cuộc đời sẽ tươi sáng vui hơn.

Là người học đạo, chúng ta phải khéo cho cuộc đời thêm niềm tin, sống gần gũi nhau, như vậy cuộc đời sẽ tươi sáng vui hơn.

Ý nghĩa vô ngã trong kinh Pháp Cú

Đức Phật dạy đó là "cái ta điên đảo vọng tưởng", không có thật. Nhưng mọi người bị nó gạt, không biết bao nhiêu người trên thế gian này mê nó! Trên thế giới này mấy tỉ người mà nó gạt chừng bao nhiêu tỉ? Nó gạt luôn cả những người sáng mắt. Đúng thật là:

Ta ơi là ta,

Mi ở đâu ra?

Mà làm điên đảo,

Khắp cõi Ta-bà.

Không biết nó ở đâu ra mà làm điên đảo hết những người trong cõi Ta-bà. Trong kinh Pháp Cú, Phật dạy:

Thành này làm bằng xương

Quét tô bằng máu thịt.

Ở đây già và chết

Mạn, lừa đảo chất chứa.

Đây tạm ví dụ thân này là cái thành. Thành này làm bằng xương, quét tô bằng máu thịt, rồi dần dần đưa đến già chết. Mạn, lừa đảo chất chứa, trong đây chất chứa những thứ mạn, những thứ lừa đảo, vì nó mà thêm lớn cái ngã hư dối. Người học đạo cần phải có trí tuệ quán chiếu thấu rõ cái lầm mê điên đảo này. Quán kỹ về năm uẩn:

- Sắc thân này trước khi thọ thai thì nó chưa có, sau chết đem thiêu thành tro. Như vậy, trước khi thọ thai thì chưa có, sau khi chết cũng như không, khoảng giữa là tạm có nhưng luôn biến đổi không dừng, nay trẻ mai già, hoặc bệnh hoạn, luôn thay đổi không cố định, vậy bám vào đâu? Sắc thân này là không có chỗ bám.

- Thọ là những cảm giác, cảm thọ, đối cảnh mới có. Mắt tiếp xúc với sắc trần, tai xúc với thanh trần v.v... mới có thọ. Thọ chỉ tạm có khi xúc với trần, khi ngưng tiếp xúc là hết cảm thọ.

- Tưởng là duyên với cảnh hoặc là quá khứ, hiện tại, vị lai để tưởng, cũng là vọng thôi. Nếu không có cảnh để duyên thì tưởng cái gì? Cũng không tưởng gì được, không có chỗ thật để nương gá.

- Hành là những niệm sinh diệt vi tế không dừng, cũng đâu có gì gọi là ta.

- Thức là phân biệt, tích chứa những thứ hư dối, những chủng tử, ngoại cảnh để làm thành cái biết phân biệt, khi trả hết những thứ đó rồi cũng thành không.

Phật pháp dạy chúng ta đi từ căn bản, mọi người tự gạn lọc nội tâm mình cho tốt, lành mạnh, sẽ tỏa ra chung quanh. Tâm thanh bình tỏa ra bên ngoài cũng thanh bình, bảo đảm thế gian cũng thanh bình.

Phật pháp dạy chúng ta đi từ căn bản, mọi người tự gạn lọc nội tâm mình cho tốt, lành mạnh, sẽ tỏa ra chung quanh. Tâm thanh bình tỏa ra bên ngoài cũng thanh bình, bảo đảm thế gian cũng thanh bình.

Vô ngã hay không có linh hồn

Như vậy trong những thứ đó, lấy cái gì gọi là "ta" để ngăn cách với nhau? Trong khi đó chỉ là những vọng tưởng không thật làm ngăn ngại.

Phải có cái nhìn đúng pháp, ngược lại với tình mê, thường thắp sáng lên chánh pháp, đem chánh pháp soi sáng lại thế gian. Đó là con đường của bậc trí, là chỗ gặp nhau trong ánh sáng. Trái lại sống theo tình mê là bỏ mất chánh pháp.

Nếu bỏ chánh pháp theo tình mê là sống theo tối tăm, vô minh che phủ, do đó tạo thành ngăn cách. Sống ngăn cách là sự sống bị chia chẻ, nhạt nhẽo mất ý nghĩa sự sống. Tự mình biến sự sống thành sự chết thì khổ đau trước mắt, tại sao chúng ta phải làm như vậy?

Là người học đạo, chúng ta phải khéo cho cuộc đời thêm niềm tin, sống gần gũi nhau, như vậy cuộc đời sẽ tươi sáng vui hơn. Trong kinh Pháp Cú có bài kệ:

Người siêng năng cần mẫn

Thường thường quán thân niệm.

Không làm việc không đáng

Gắng làm việc đáng làm.

Người tu niệm giác tỉnh

Lậu hoặc được tiêu trừ.

Phật dạy: Người thường siêng năng cần mẫn, quán thân người để cởi mở những tình mê về nó. Biết bản chất thật của nó là tổ hợp nên phải thường tu niệm giác tỉnh. Giác tỉnh là hướng theo chánh pháp, biết việc đáng làm, không đi theo tình mê. Vì tình mê dẫn chúng ta vào trong khổ đau rồi sống ngăn cách, đó là việc không đáng làm.

Cố gắng làm những việc đáng làm là sống đúng chánh pháp. Còn thế gian ngược lại không đáng làm mà làm, đáng làm lại không chịu làm, rồi phải chịu buồn khổ, than thở, cầu cứu, nhưng ai cứu được mình đây?

Chúng ta tập chuyển cách sống đúng theo chánh pháp, dần dần tiêu trừ mê lầm, phiền não được tiêu mòn, thì bảo đảm hết đau khổ, ngược lại là tự đưa mình vào chỗ tối tăm, đau khổ, chứ không phải ai đem đến cho mình. Trong kinh Pháp Cú, Phật dạy:

Vui thay chúng ta sống,

Không bệnh giữa ốm đau.

Giữa những người bệnh hoạn,

Ta sống không ốm đau.

Vui vì được sống không bệnh hoạn giữa những người bệnh hoạn. Ngược lại, giữa những người bệnh hoạn, mình cũng bệnh hoạn giống họ thì có vui gì?

Nếu trong tâm còn nhiều bệnh hoạn sẽ ảnh hưởng bên ngoài, làm sao thanh bình được! Nếu người cả thế giới này, nội tâm đều được thanh bình trong sáng thì cõi này sẽ chuyển thành cõi Tịnh độ.

Nếu trong tâm còn nhiều bệnh hoạn sẽ ảnh hưởng bên ngoài, làm sao thanh bình được! Nếu người cả thế giới này, nội tâm đều được thanh bình trong sáng thì cõi này sẽ chuyển thành cõi Tịnh độ.

Vô ngã và Niết bàn

Những người thế gian đang sống trong bệnh hoạn, đau khổ, phiền não, mỗi ngày càng làm tiêu mòn đời sống của mình. Phật dạy người học Phật phải sống giữa những người bệnh hoạn mà mình sống không bệnh hoạn, sống lành mạnh mới là thật vui.

Phải tập quán chiếu để quên đi sự ngăn cách giữa mình với người, cho có sự gần gũi mà cùng hướng về ánh sáng của chánh pháp. Trong phẩm Nhập Bồ Tát Hạnh, Bồ-tát Tịch Thiên nhắc nhở mọi người tập quán chiếu: "Đối với tinh huyết của người khác, vốn không phải thân tôi, mà vì tập quán, tôi đã xem sự kết tụ tinh huyết ấy là tôi. Vậy sao thân người khác, tôi không thể xem là mình! Do vậy, đem đổi thân mình thành thân người cũng không khó lắm".

Quán kỹ như vậy sẽ sống gần gũi với nhau lắm. Ngài nói tinh huyết của người khác vốn không phải thân tôi, mà vì những thói quen mê lầm lâu đời, tôi xem sự kết tụ những tinh huyết ấy là tôi, nhận đó là thân tôi. Nghĩa là tinh huyết của cha mẹ không phải là mình, mà mình vẫn xem là mình được. Vậy thân của người khác cũng không phải là mình, tại sao mình không xem là mình được? Ngài nói nếu theo đó mà quán đổi thân mình với thân người khác cũng không khó lắm.

Với cách nhìn đó, chúng ta sẽ bớt những khoảng cách với nhau. Càng sống gần với nhau, đem lại an lạc cho mình cho người và thế giới hòa bình. Phật pháp dạy chúng ta đi từ căn bản, mọi người tự gạn lọc nội tâm mình cho tốt, lành mạnh, sẽ tỏa ra chung quanh. Tâm thanh bình tỏa ra bên ngoài cũng thanh bình, bảo đảm thế gian cũng thanh bình.

Nếu trong tâm còn nhiều bệnh hoạn sẽ ảnh hưởng bên ngoài, làm sao thanh bình được! Nếu người cả thế giới này, nội tâm đều được thanh bình trong sáng thì cõi này sẽ chuyển thành cõi Tịnh độ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Những sai lầm và thất bại không phải là điểm kết thúc

Sống an vui 16:30 19/04/2024

Trong những khoảnh khắc u ám của cuộc đời, dù khi bạn phạm phải sai lầm lớn nhất, hãy nhớ rằng dù có gì xảy ra, điều tốt đẹp vẫn luôn tồn tại.

Vài yếu tố nhìn người

Sống an vui 08:00 19/04/2024

Muốn biết ai đó có xứng đáng để bạn tin tưởng yêu thương, hãy xem nội dung bên trong bằng cách đối xử qua từng sự việc, đừng chỉ nghe qua đầu môi chót lưỡi hay những biểu hiện bên ngoài. Con người, vì đẹp mà dễ thương cũng không bằng vì dễ thương mà trở nên xinh đẹp.

Chỉ có những gì bạn cho đi mới thực sự trở thành một phần của bạn

Sống an vui 14:30 18/04/2024

Trong cuộc hành trình đầy màu sắc của cuộc sống, chúng ta không nên kìm hãm tình yêu, niềm vui và sự hào sảng của bản thân. Đó là những khoảnh khắc quý giá, những cảm xúc chân thành mà ta có thể đem lại cho thế giới xung quanh.

Sống khỏe và sống lâu

Sống an vui 11:20 18/04/2024

Ai cũng cho rằng thế giới này là của bạn - của tôi, nhưng kết cục vẫn thuộc về những người có sức khỏe và sống lâu, mà cả hai điều này đều phải tự thân phấn đấu và chuẩn bị.

Xem thêm