Chân như không thể được thấy bằng đôi mắt của vọng tưởng
Chân như hay tánh không phải là một cái gì nằm ngoài đời sống này. Nó không phải là thứ mà ta phải chạy theo hay đạt được. Nó chính là thực tại ngay bây giờ, ngay ở đây, trong từng hơi thở, từng ánh mắt nhìn, từng nhịp đập của trái tim. Nhưng vì sao ta lại không nhận ra?
Bởi ta luôn để tâm trí bị dẫn dắt bởi nhị nguyên, bởi cái này và cái kia, đúng và sai, thiện và ác, có và không. Chân như không bị trói buộc bởi những cặp đối đãi ấy, vì chính những khái niệm đó chỉ là sản phẩm của vọng tưởng phân biệt, là lớp sương mờ che lấp ánh sáng của tự tánh.
Trong cuộc sống thường nhật, ta quen sống với nhị nguyên như ta và người, yêu và ghét, thành công và thất bại. Nhưng nếu dừng lại một chút, nhìn sâu vào bản chất của mọi sự ta sẽ nhận ra rằng những đối lập ấy chỉ là tạm thời, là những lớp sóng nổi lên trên mặt nước của chân như. Sóng dù lớn, dù nhỏ, vẫn không bao giờ làm mất đi bản chất của nước. Tánh cũng vậy. Nó là nền tảng không đổi thay, là sự thật không biến dạng bởi những làn sóng của vô minh.
Chân như không phải là không gian trống rỗng vô nghĩa. Nó là sự sống động vô cùng, là cội nguồn của mọi hiện tượng, là sự hòa quyện toàn thể của tất cả các pháp. Khi ta không còn phân biệt chủ thể và đối tượng, không còn gắn mình vào những khái niệm “ta” và “người khác”, ta bắt đầu thấy được thực tại như chính nó là luôn thuần khiết, trọn vẹn, không phân chia.
Chân như không thể được thấy bằng đôi mắt của vọng tưởng. Nó không nằm trong sự hiểu biết của tri thức, không thể diễn tả bằng ngôn ngữ. “Thấy chân như” không phải là một hành động mà là sự buông bỏ. Khi ta buông bỏ mọi vọng tưởng phân biệt, khi tâm không còn bám chấp vào các tướng, khi không còn ý niệm về “người thấy” và “cái được thấy”, thì chân như tự hiển lộ.
Nhưng buông bỏ không phải là từ chối đời sống. Ngược lại, chính trong lòng đời sống giữa những xáo động của thế gian chân như luôn hiện diện. Nó có trong tiếng chim hót buổi sáng, trong giọt sương trên lá cỏ, trong ánh nhìn bình yên của một người bạn. Nó không tách rời bất kỳ điều gì, nhưng cũng không bị trói buộc bởi điều gì. Chân như là sự tịch lặng giữa những huyên náo, là sự bất động giữa muôn trùng biến chuyển.
Làm sao để thoát khỏi khổ đau? khổ đau chỉ tồn tại khi ta phân biệt giữa mình và khổ đau, khi ta nhìn nó như một cái gì phải vượt qua. Nhưng khi thấy được tánh của khổ đau, bản chất vốn là không thì khổ đau tự tan biến. Thấy tánh chính là giải thoát, là sự an nhiên tự tại ngay trong những điều ta từng cho là khó chịu, là trói buộc.
Điều kỳ diệu nhất là tánh hay chân như là thực tại mà ta đã và đang sống, chỉ là ta chưa từng nhận ra. Ta không cần đi đâu xa, không cần tìm kiếm điều gì bên ngoài. Tất cả những gì cần làm chỉ là dừng lại, buông bỏ những vọng tưởng, và nhìn sâu vào bản chất của mọi sự. Chân như sẽ tự hiện lộ, như ánh trăng thoát khỏi những tầng mây.
Khi nhận ra chân như, ta không chỉ thấy sự thật của vạn pháp, mà còn cảm nhận được một niềm bình an vô biên. Một bình an không phụ thuộc vào hoàn cảnh, không bị lay động bởi những đổi thay. Đó chính là sự trở về với chính mình, với thực tại tối hậu.
Tánh là chân như không sanh không diệt, không đến không đi. Khi sống với chân như, ta không còn gì phải tìm kiếm, không còn gì phải tránh né. Ta chỉ đơn giản sống, trọn vẹn và tự do trong từng khoảnh khắc. Và đó, có lẽ, chính là điều đẹp nhất mà đời sống này có thể trao tặng cho mỗi chúng ta.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chân như không thể được thấy bằng đôi mắt của vọng tưởng
Phật pháp và cuộc sống 09:28 14/12/2024Chân như hay tánh không phải là một cái gì nằm ngoài đời sống này. Nó không phải là thứ mà ta phải chạy theo hay đạt được. Nó chính là thực tại ngay bây giờ, ngay ở đây, trong từng hơi thở, từng ánh mắt nhìn, từng nhịp đập của trái tim. Nhưng vì sao ta lại không nhận ra?
Đừng mang năng lượng xấu, tiêu cực về nhà!
Phật pháp và cuộc sống 08:15 14/12/2024Ngôi nhà là nơi sau mỗi ngày làm việc, chúng ta trở về. Đó là nơi chồng mình, vợ mình, con mình đang chờ đợi. Vì thế, ngôi nhà phải là nơi bình an trên hết.
Tụng kinh để làm gì?
Phật pháp và cuộc sống 15:02 13/12/2024Tụng kinh là một trong những phương pháp tu tập cơ bản, được cả giới tu sĩ và Phật tử thực hành rộng rãi.
Nhờ thực hành lời Phật dạy thoát được khổ đau
Phật pháp và cuộc sống 10:31 13/12/2024Tôi không phải là người theo đạo Phật từ nhỏ. Cuộc đời tôi lúc ấy đầy rẫy khổ đau: công việc thất bại, gia đình lục đục, tâm trí lúc nào cũng nặng nề như đeo đá. Tôi sống trong sự cáu gắt, trách móc mọi thứ xung quanh.
Xem thêm