Thứ bảy, 10/07/2021, 15:07 PM

Chánh kiến và sự tự do

Một người đệ tử Thế Tôn có chánh kiến, thì trong đời sống của người ấy hoàn toàn không có hành động bị rơi vào hai cực đoan ép xác khổ hạnh và buông lung trong các dục.

Hơn hai mươi sáu thế kỷ trước, đức Thế Tôn đã dạy: “Pháp do ngài tự thân chứng nghiệm, giác ngộ và tuyên thuyết, pháp ấy có năng lực chấm dứt Khổ đế và Tập đế, dẫn đến đời sống cao thượng của Diệt đế, bằng sự thực hành Đạo đế”.

Bị sinh, bị già, bị bệnh, bị chết, thương yêu mà phải bị xa lìa, thù ghét mà phải bị gặp gỡ, mơ ước mà không thành, thân năm uẩn thường biến diệt tương khắc liên tục, ấy là sự thật về khổ của hết thảy mọi người và muôn loài trong thế gian.

Những nỗi khổ ấy, không phải tự nhiên mà có, lại càng không phải do bất cứ thần thánh nào phán quyết, sát phạt mà chính chúng sinh khởi là do vô minh, tham dục, sân hận, mù quáng, kiêu mạn và tà kiến từ nơi tâm thức của chúng sanh, ấy là sự thật về nguyên nhân sinh khởi mọi khổ đau của hết thảy mọi người và muôn loài trong thế gian.

Ước mơ chấm dứt khổ đau, sống với đời sống tự do, hạnh phúc, an lạc và cao thượng, đó là ước mơ muôn thuở của mọi người và muôn loài ở trong thế gian này.

Chánh kiến là gì và lợi ích của chánh kiến

Hàng đệ tử của đức Thế Tôn nỗ lực học pháp, hiểu pháp, hành pháp, thể nhập pháp và tuyên dương pháp để phát huy năng lực trí tuệ, nghị lực đại hùng và sức mạnh tình thương cho chính mình và cho chúng sanh.

Hàng đệ tử của đức Thế Tôn nỗ lực học pháp, hiểu pháp, hành pháp, thể nhập pháp và tuyên dương pháp để phát huy năng lực trí tuệ, nghị lực đại hùng và sức mạnh tình thương cho chính mình và cho chúng sanh.

Nhưng, làm thế nào để những ước mơ ấy trở thành hiện thực đối với chúng ta. Đức Phật dạy: “Bát chánh đạo là con đường duy nhất có năng lực dẫn đến đời sống hạnh phúc cao thượng, chấm dứt khổ đau và nguyên nhân sinh khởi mọi sự khổ đau của thế gian”.

Bản thể của Bát chánh đạo là trung đạo. Một trong những chất liệu tạo nên trung đạo là chánh kiến. Một người đệ tử Thế Tôn có chánh kiến, thì trong đời sống của người ấy hoàn toàn không có hành động bị rơi vào hai cực đoan ép xác khổ hạnh và buông lung trong các dục; một người đệ tử của đức Thế Tôn có chánh kiến, thì trong đời sống của người ấy không bị hai cực đoan khuynh hữu hay khuynh tả tác động và chi phối; một người đệ tử của Thế Tôn có chánh kiến, thì trong đời sống của vị ấy an trú đúng trọng điểm của sự học pháp, hiểu pháp, hành pháp và thể nhập pháp mà không bị ngũ dục và tà kiến thế gian dẫn dắt.

Vị ấy có sự tự do và chủ quyền trong sự bước tới để đi tới; vị ấy có sự tự do và chủ quyền trong sự bước lui để đi lui; vị ấy có sự tự do và chủ quyền trong sự xuất hiện giữa đám đông và có sự tự do và chủ quyền ẩn tàng giữa đám đông mà không bị đám đông chi phối. Vị ấy có sự tự do và chủ quyền chỉ thẳng chánh đạo cho những kẻ phi đạo; chỉ thẳng nhân nghĩa cho những kẻ bạo chúa mà không bị bạo chúa ám hại; chỉ thẳng đạo đức cho những kẻ vô luân mà không bị những kẻ vô luân chống nghịch, phản trắc.

Hai loại chánh kiến

Một người đệ tử Thế Tôn có chánh kiến, thì trong đời sống của người ấy hoàn toàn không có hành động bị rơi vào hai cực đoan ép xác khổ hạnh và buông lung trong các dục.

Một người đệ tử Thế Tôn có chánh kiến, thì trong đời sống của người ấy hoàn toàn không có hành động bị rơi vào hai cực đoan ép xác khổ hạnh và buông lung trong các dục.

Vậy hàng đệ tử của đức Thế Tôn nỗ lực học pháp, hiểu pháp, hành pháp, thể nhập pháp và tuyên dương pháp để phát huy năng lực trí tuệ, nghị lực đại hùng và sức mạnh tình thương cho chính mình và cho chúng sanh, nhằm dâng lên cúng dường đức Thế Tôn, nhân ngày đản sinh của ngài. Có như vậy, chúng ta mới báo đáp được phần nào ân đức của đức Thế Tôn xuất hiện trong thế gian này bằng tất cả bi nguyện và có như vậy, chúng ta mới góp phần làm dịu lại những oi bức, nhiệt não đang đốt cháy thế gian, biến thế gian trở thành tro bụi hay góp phần ngăn chặn những cuồng lũ đang nhận chìm thế gian trong biển đời tà kiến và sầu hận.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm