Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 29/03/2020, 09:46 AM

Hai loại chánh kiến

Chánh kiến được định nghĩa là yếu tố dẫn đầu, cũng như sự xuất hiện của mặt trời vào buổi bình minh, tạo ra sự sinh sôi nảy nở, phát triển của các loài thảo mộc, con người và thế giới động vật nói chung. Nếu không có ánh sáng mặt trời thì bình minh không có mặt, các chủng loài sống trong bóng tối.

 > Chánh kiến là gì và lợi ích của chánh kiến

Tầm quan trọng của Chánh tri kiến được hiểu trong kinh tạng Pàli là sự mở đường của tri thức, đỉnh cao nhất của nó là trí tuệ. Mô tả Bát Chánh Đạo trong Kinh tạng, ấn tượng nhất là đưa Chánh kiến lên làm đầu. Nó được hiểu là điểm xuất phát. Người xuất phát bằng Chánh tri kiến là đang điều chỉnh nhận thức của mình về thế giới quan, nhân sinh quan và các tương quan xã hội trên nền tảng của đạo đức và đi trên quy chuẩn nhận thức đó. Sau một thời gian thực tập, đạt được tuệ giác, kinh điển gọi là mắt pháp hay là mắt tuệ, ngược lại với tưởng tri sai lầm, hay tưởng tri bình thường. Điểm xuất phát tu là chánh kiến, kết quả tu tập đạt được cũng là chánh kiến, tức tuệ giác.Kinh tạng Pàli chia Chánh kiến thành hai cấp độ, Chánh kiến hữu lậu và Chánh kiến vô lậu. Có đời sống đạo đức, phát triển các hành vi thiện, tạo ra phước báo hữu lậu, chẳng hạn việc giữ năm điều đạo đức, ba ngôi tâm linh, sau khi tái sanh làm người, được hưởng những phước đức mà mình đã tạo. Bên cạnh năm điều đạo đức, thực tập thêm mười điều lành, sau khi chết, theo cấp bậc dụng tâm và mức độ đầu tư về các việc thiện, hành giả có thể tái sanh ở nhiều cảnh giới chư thiên khác nhau, tức là đời sống con người ngoài hành tinh.

Chánh kiến được định nghĩa là yếu tố dẫn đầu, cũng như sự xuất hiện của mặt trời vào buổi bình minh, tạo ra sự sinh sôi nảy nở, phát triển của các loài thảo mộc, con người và thế giới động vật nói chung. Nếu không có ánh sáng mặt trời thì bình minh không có mặt, các chủng loài sống trong bóng tối.

Chánh kiến được định nghĩa là yếu tố dẫn đầu, cũng như sự xuất hiện của mặt trời vào buổi bình minh, tạo ra sự sinh sôi nảy nở, phát triển của các loài thảo mộc, con người và thế giới động vật nói chung. Nếu không có ánh sáng mặt trời thì bình minh không có mặt, các chủng loài sống trong bóng tối.

Lời Phật dạy sâu sắc về Giới Định Tuệ và Bát Chánh Đạo

Việc thực tập Chánh kiến cũng có hai cấp độ khác nhau. Ở mức độ dụng tâm đơn giản, ứng dụng trong xã hội, chánh kiến sẽ tạo ra phước hữu lậu. Ở cấp độ tu rốt ráo - phần lớn dành cho các tu sĩ thực tập - chánh kiến dẫn đến con đường giải thoát, quả chứng của nó là không rơi trong ba cõi sáu đường nên được gọi là vô lậu.

Sử dụng tầm nhìn chân chính của thánh đạo vào mục đích được phước an vui hạnh phúc, quả chứng hữu lậu trong ba cõi; dĩ nhiên dù tái sanh ở cảnh giới nào vẫn còn chịu ảnh hưởng của luân hồi. Hành giả Chánh kiến là người sống rất chuẩn mực, nghĩa là ngày càng tiến bộ hơn, đi xa hơn trên con đường hạnh phúc, không dừng lại ở chủ nghĩa thành quả mà ta đã đầu tư. Nếu phân tích về hai khái niệm Chánh kiến hữu lậu và Chánh kiến vô lậu, ta thấy được Bát chánh đạo dưới góc độ vô lậu thì quả chứng là vô thượng chánh giác. Cũng tầm nhìn Chánh kiến đó nếu là người cư sĩ tại gia, tu học Phật, áp dụng cho đời sống gia đình thì quả trổ phước báo hữu lậu.

Thân vẫn là người tại gia, nên phát huy không hết tính năng của người xuất gia, kết quả là đứng chựng giữa tại gia và xuất gia.

Thân vẫn là người tại gia, nên phát huy không hết tính năng của người xuất gia, kết quả là đứng chựng giữa tại gia và xuất gia.

Chánh niệm đã thay đổi hoàn toàn gia đình tôi

Con đường thực tập của người tại gia không nhất thiết phải hướng đến sự giải thoát. Sử dụng Chánh tri kiến hữu lậu là để tạo dựng hạnh phúc qua đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và các phương diện khác một cách chuẩn mực. Chánh kiến vô lậu là nội lực, mục tiêu của người xuất gia, còn Chánh kiến hữu lậu là con đường, là quỹ đạo của những người tại gia.Nhận diện được vấn đề này, ta không cần thiết sử dụng “gu” tâm linh giải thoát của người xuất gia cho người tại gia như ta đã sử dụng nó trong lịch sử mấy chục thế kỷ phát triển Phật giáo ở các châu lục.

Hầu như không có nghi thức khác biệt giữa người tại gia và xuất gia cho đến thời điểm hiện nay, và đây là điểm khác biệt rất căn bản về quan niệm thánh đạo đức Phật đã chủ trương và con đường tu đạo mà ta đang dấn bước. Sau một thời gian thực tập, những người cư sĩ miên mật với pháp môn hành trì, trở thành người xuất gia về phương diện tâm thức. Thân vẫn là người tại gia, nên phát huy không hết tính năng của người xuất gia, kết quả là đứng chựng giữa tại gia và xuất gia.

Sử dụng Chánh tri kiến hữu lậu là để tạo dựng hạnh phúc qua đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và các phương diện khác một cách chuẩn mực. Chánh kiến vô lậu là nội lực, mục tiêu của người xuất gia, còn Chánh kiến hữu lậu là con đường, là quỹ đạo của những người tại gia.

Sử dụng Chánh tri kiến hữu lậu là để tạo dựng hạnh phúc qua đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và các phương diện khác một cách chuẩn mực. Chánh kiến vô lậu là nội lực, mục tiêu của người xuất gia, còn Chánh kiến hữu lậu là con đường, là quỹ đạo của những người tại gia.

Cần ứng dụng Bát Chánh Đạo vào truyền thông Phật giáo

Do lẫn lộn, nhiều người tại gia từ bỏ công ăn việc làm, không muốn dấn thân vào những thành công của mình. Theo tôi, người tại gia chỉ cần hướng đến chánh kiến hữu lậu là đủ. Người xuất gia với phương tiện, điều kiện, không gian, mục tiêu, lý tưởng… buộc họ phải tu có kết quả giải thoát để đền đáp lại ơn Tam Bảo, đàn na mà họ đã được kỳ vọng và tiếp nhận.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm