Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 07/09/2020, 11:48 AM

Chất thiền trong âm nhạc Lê Cát Trọng Lý

Lê Cát Trọng Lý là người theo đạo Phật. "Lý theo Phật vì Lý hiền, Lý lành, Lý thích tĩnh tâm, tĩnh tại, không bon chen, không tham, sân, si".

Lê Cát Trọng Lý (sinh 24 tháng 8 năm 1987) là một ca sĩ kiêm nhạc sĩ tự do của Việt Nam. Lê Cát Trọng Lý còn là nữ nhạc sĩ đầu tiên và duy nhất giành được "Nhạc sĩ của năm" tại giải Cống hiến trong tổng số 7 đề cử.

Sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng, trong một gia đình có ba là ca sĩ Lê Băng Thanh, mẹ là giáo viên dạy văn và cả nhà Lê Cát Trọng Lý đều là Phật tử. 

“Tôi rất thích nhạc thần chú Tây Tạng. Tôi thấy loại âm nhạc này cực kỳ hay, dù tôi không hiểu gì, chỉ thấy thích thôi” - Lê Cát Trọng Lý.

“Tôi rất thích nhạc thần chú Tây Tạng. Tôi thấy loại âm nhạc này cực kỳ hay, dù tôi không hiểu gì, chỉ thấy thích thôi” - Lê Cát Trọng Lý.

Talkshow: Lý tưởng giác ngộ trong âm nhạc Phật giáo

Lê Cát Trọng Lý và tình yêu đối với Đức Phật

“… Ngoài âm nhạc, tôi hâm mộ đức Phật. Lòng tôi luôn tin rằng, nếu như có một tình yêu thật sự thì đó là chính là tình yêu của Đức Phật dành cho con người. Tôi hâm mộ Đức Phật ở trí tuệ và sự từ bi”. Đó là một đoạn trả lời phỏng vấn của nhạc sĩ Lê Cát Trọng Lý trên tờ VnExpress khi được hỏi: “Mỗi khi bế tắc trong cuộc sống, ngoài âm nhạc, chị thường tìm đến điều gì?”.

Lê Cát Trọng Lý từng chia sẻ: "Lý là người theo đạo Phật. Lý theo Phật vì Lý hiền, Lý lành, Lý thích tĩnh tâm, tĩnh tại, không bon chen, không tham, sân, si. Phật của Lý là Phật giáo nguyên thủy, là những triết lí về lối sống và cách ứng xử với cuộc đời. Ngày nay, người ta đặt mục tiêu vật chất để kiếm tìm sự phát triển bản thân. Với tôi, những người chấp nhận như vậy là đủ đồng nghĩa chấp nhận thoái trào. Vì nghĩ thế nên tôi thích đạo Phật.

"Lý là người theo đạo Phật. Lý theo Phật vì Lý hiền, Lý lành, Lý thích tĩnh tâm, tĩnh tại, không bon chen, không tham, sân, si"- Lê Cát Trọng Lý.

Thiền trong hội họa, âm nhạc và thơ ca

Lý không phủ nhận vật chất, nhưng Lý không lấy nó làm tham vọng hãnh tiến như nhiều người khác. Lý chỉ đơn giản muốn được sống thư thái, an nhiên. Lý hiểu rằng, mọi thứ đều phải theo vô thường, giàu có thế nào cũng hóa cát bụi.

Cho nên, Lý chọn cho mình chủ nghĩa giản đơn, từ đời sống đến âm nhạc. Nhạc của Lý hiền hòa, dễ chịu, không gai góc, trúc trắc, kịch tính, nó khơi dậy sự bình an trong lòng người".

Chất Thiền trong nhạc Lê Cát Trọng Lý

Lê Cát Trọng Lý có một hướng đi hoàn toàn riêng biệt so với các nhạc sĩ khác, ai quan tâm Lê Cát Trọng Lý nhiều hễ nghe là nhận ra ngay đó là nhạc của Lê Cát Trọng Lý, cách hát của Lê Cát Trọng Lý. Thật sự, âm nhạc của Lê Cát Trọng Lý nói mới không mới, cũ không cũ, quá hay cũng không hẳn, nhưng người ta đến với nhạc Lê Cát Trọng Lý chủ yếu vì sự giản dị, dễ chịu của nó.

Chất thiền trong những sáng tác của Lê Cát Trọng Lý là do ảnh hưởng bởi nhạc thần chú Tây Tạng và tình yêu, sự hâm mộ và tin quý Đức Phật.

Chất thiền trong những sáng tác của Lê Cát Trọng Lý là do ảnh hưởng bởi nhạc thần chú Tây Tạng và tình yêu, sự hâm mộ và tin quý Đức Phật.

Nữ nghệ sĩ Cát Tường: ‘Tôi làm từ thiện để tích đức cho con gái’

Nhiều người cho rằng Trọng Lý là hậu duệ của Trịnh Công Sơn, cũng đúng, vì nếu xét trong số các nhạc sĩ trẻ ngày nay thì Lê Cát Trọng Lý có vẻ là người hợp nhất. Nhạc họ có chung một điểm là chất thiền.

Khi nghe, khán giả không phân biệt được âm nhạc của Lê Cát Trọng Lý hướng vào đối tượng nào, trên thực tế khi Lê Cát Trọng Lý hát, cả trẻ em, thanh niên, người già... đều thích nghe. Vì họ tìm thấy được sự dễ chịu. Không cần phải hiểu hết những ca từ siêu thực, chỉ thấy mình được hòa quyện vào không gian âm nhạc của Lê Cát Trọng Lý, cảm nhận được sự dễ chịu, đó là chất thiền.

Chất thiền trong những sáng tác của Lê Cát Trọng Lý là do ảnh hưởng bởi nhạc thần chú Tây Tạng và tình yêu, sự hâm mộ và tin quý Đức Phật.

Mời quý Phật tử xem thêm video: "Dạy con hành động thiện":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ra đi để biết nẻo về

Phật giáo và người trẻ 13:50 01/11/2024

Có một cô bé vì làm quấy nên bị mẹ quở mắng, cô cãi lại mẹ rồi tức giận bỏ nhà ra đi. Cô đi lang thang từ sáng đến tối mà chẳng biết về đâu, bụng đói meo vì không có gì bỏ vào cả, trong túi của cô cũng chẳng có tiền.

“Thành tâm niệm Phật đi, sẽ có những điều mầu nhiệm”

Phật giáo và người trẻ 13:55 31/10/2024

Lúc còn nhỏ, không hiểu vì lý do gì mà đột nhiên tôi có khối u ở cổ, ăn uống chẳng được, cơ thể mệt mỏi, đau nhức lắm. Lúc đầu bác sĩ ở tỉnh tưởng là viêm tuyến giáp nên cho uống thuốc kháng sinh, uống được một tuần nhưng khối u càng lúc càng to.

Nhớ lại bốn kiếp luân hồi, thấm thía sự công bằng của nhân quả

Phật giáo và người trẻ 13:00 30/10/2024

Chịu những quả báo bệnh tật, tai ương, tôi không còn oán thán, than trời trách đất, mà bình thản lãnh chịu. Dù cho đau khổ có gấp nhiều lần hơn thế nữa, thì cũng là nhân quả công bằng, mình làm mình chịu.

Trì tụng chú Đại Bi, điều kỳ diệu đã xảy ra với tôi

Phật giáo và người trẻ 11:15 30/10/2024

Tôi không thể tin rằng khi tôi vô tình trì tụng Chú Đại Bi mà điều kỳ diệu sẽ xảy ra với tôi! Nhìn lại chặng đường đã qua, tôi thật sự biết ơn ảnh hưởng của đạo Phật nên tôi đã kịp thời cảnh tỉnh. Chú Đại Bi đã khai mở trái tim đại bi của tôi...

Xem thêm