Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 14/10/2023, 16:32 PM

Chép kinh Địa Tạng như thế nào để được lợi ích?

Ngày nay, có nhiều người muốn chép kinh Địa Tạng vì họ cho rằng việc này sẽ giúp cho cuộc sống tốt đẹp: bà bầu nếu chép kinh thì sẽ tốt cho con, chép kinh lưu trữ trong nhà sẽ tốt cho gia chủ,...

Tuy nhiên, họ chưa thực sự hiểu rõ bản chất việc chép kinh, hay làm thế nào để chép kinh mang lại lợi ích cho mình và mọi người,...

Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu đúng về việc chép kinh và cách chép kinh Địa Tạng hiệu quả, đúng cách nhất.

Hiểu đúng về việc chép kinh

Kinh Phật là lời dạy vô cùng quý báu của Đức Phật. Ngài thuyết Pháp (sau này được biên chép thành kinh Phật) cho chúng ta nghe, hiểu và thực hành để được lợi ích; mà lợi ích tối thượng nhất đó là giải thoát luân hồi sinh tử. Còn lợi ích thấp hơn là bớt khổ, được tái sinh lên các cõi lành: cõi người, cõi trời an lạc hơn; và không bị đọa lạc.

Cho nên, việc lưu truyền kinh Phật là trách nhiệm của người đệ tử Phật. Nếu ai phát tán kinh Phật cho số đông thì có công đức vô cùng lớn.

Thời xưa, việc in ấn rất khó khăn nên muốn chuyển tải thì phải tự chép kinh (ảnh minh họa)

Thời xưa, việc in ấn rất khó khăn nên muốn chuyển tải thì phải tự chép kinh (ảnh minh họa)

Thời xưa, việc in ấn rất khó khăn nên muốn chuyển tải thì phải tự chép kinh (ảnh minh họa)Thời xưa, do việc in ấn rất khó khăn, nên nếu muốn lưu truyền thì phải tự viết. Bởi vậy, trong kinh Vu Lan dạy rằng: "Một vì mẹ cha nên chép kinh này, kính biếu đó đây cho nhiều người tụng". Công đức chính là ở "kính biếu kinh khắp đó đây cho nhiều người tụng".

Việc chép kinh với ý định để lan tỏa Phật Pháp sẽ tốt và cũng sinh ra một chút công đức. Nhưng phải đúng ý nghĩa là để lan tỏa Phật Pháp, không phải để cất vào kho hay vùi xuống đất. Cũng giống như việc chúng ta thỉnh kinh điển về chỉ đặt trên ban thờ thì cũng không được lợi ích.

Trong 49 năm, Đức Phật thuyết Pháp với mục đích để giúp mọi người hiểu lời Ngài dạy, thực hành để hết khổ, đạt được giải thoát. Nhưng, nếu ngày nay chép kinh mà không hiểu kinh; vẫn phạm tội, phạm giới, không hiểu giới luật của Phật; thì chúng ta vẫn làm việc bất thiện, vẫn bị quả báo.

Ví dụ có kẻ ăn trộm chép kinh Địa Tạng nhưng vẫn tiếp tục đi ăn trộm; họ không hiểu Đức Phật là ai, Ngài dạy cái gì,... Như vậy, họ vẫn bị quả báo, Pháp luật xử lý như bình thường.

Chép kinh phải hiểu được nghĩa của kinh để thực hành (ảnh minh họa)

Chép kinh phải hiểu được nghĩa của kinh để thực hành (ảnh minh họa)

Cách chép kinh Địa Tạng như thế nào?

Nếu chúng ta chép kinh với tâm thành kính, tư duy để hiểu ý nghĩa của kinh thì có sinh ra công đức. Ngày xưa, các vị Sư, các vị Thiền Tổ cũng từng trích máu để chép kinh. Đó là những người có tâm xả mạng cầu đạo, rất đáng quý!

Tuy nhiên, như lời Đức Phật dạy, ý nghĩa đúng nhất của việc chép kinh là phải “chép” vào lòng người, không phải chỉ chép ra quyển kinh, giấy kinh. Chúng ta “chép” vào lòng người và lấy nó để tu tập, biến mình thành một “quyển kinh sống”.

Thời Đức Phật, các vị Thánh đệ tử Phật đều “chép” kinh vào lòng, thực hiện lời Phật dạy để giúp chính mình và mọi người đều trở thành một “quyển kinh sống”. “Quyển kinh” này biết nói, chia sẻ, giúp mọi người hiểu và thực hành được Pháp của Phật.

Cho nên, chúng ta phải học để hiểu kinh Phật, không chỉ chép kinh suông; bởi thực tế, công đức sinh ra không được nhiều; chúng ta mất nhiều công sức mà không mang lại lợi ích cho ai.

Ngoài ra, nếu chúng ta muốn chép kinh, thì chúng ta có thể chép với 2 cách sau:

1. Chúng ta phải đảm bảo kinh đó mình đã đọc, đã nghe giảng về nghĩa kinh; chúng ta chép lại để trong qua trình chép, chúng ta sẽ được hiểu nghĩa kinh hơn.

2. Chúng ta đã đọc, đã nghe giảng về nghĩa kinh và đã thực hành theo mà thấy có kết quả lợi ích. Cho nên, chúng ta chép để biếu cho người khác tụng đọc và thực hành.

Chép kinh sai có sao không?

Chúng ta chép kinh có thể bị loằng ngoằng, viết sai khiến cho nhiều người không hiểu,... Những việc này sẽ rất nguy hiểm vì dẫn đến sai nghĩa của kinh.

Thực sự, ngày nay việc chép kinh bằng tay cũng nên thực hiện ít. Chúng ta có thể in được bằng máy hay photo.

Những chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh trên đây đã giúp chúng ta hiểu hơn về bản chất của việc chép kinh trong đạo Phật. Chép kinh không mang lại lợi ích nếu như chúng ta không hiểu ý nghĩa và thực hành lời dạy trong kinh.

Mong rằng, qua biết viết trên, quý vị sẽ biết được cách chép kinh Địa Tạng đúng cách để lan tỏa được Phật Pháp, giúp cho mọi người thực hành lời Phật dạy để đạt được nhiều điều tốt đẹp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Học cách Phật dạy con

Kiến thức 13:52 01/11/2024

Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-Hầu-La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia.

Hạnh phúc của sự buông bỏ

Kiến thức 11:00 01/11/2024

Thời Phật tại thế có Tỳ kheo Bạt Đề, khi chưa xuất gia ông làm quan, sau khi quy y Phật chuyên tu hạnh đầu đà, chỉ ngủ dưới gốc cây và chuyên cần thực hành thiền quán.

Nói về mười điều thiện

Kiến thức 10:15 01/11/2024

Người nào tụng đọc hiểu, thực hành mười đều lành này thì sau khi mạng chung sẽ được quả báo sanh vào các cõi trời tốt lành hoặc tái sanh làm người thì sanh vào các gia đình hiền đức phú quý.

Ngũ căn - ngũ lực: Năm cội rễ, sức mạnh đưa đến an vui giải thoát

Kiến thức 08:30 01/11/2024

Ngũ căn, ngũ lực là nền tảng sức mạnh thúc đẩy tu tập các thiện pháp đưa đến an lạc, hạnh phúc giác ngộ giải thoát sinh tử luân hồi khổ đau bất tận.

Xem thêm