Thứ tư, 17/05/2023, 09:10 AM

Chỉ một ý niệm cũng sẽ đưa tới quả báo lâu dài

Vì câu nói đó và ý niệm đồng tình với chuyện hoàn tục, nên tới kiếp này Cittahattha phải chịu quả báo đi tu rồi hoàn tục, rồi lại đi tu đến bảy lần. Nhân quả chi li và công bằng tuyệt đối, nên một khi đã hiểu nhân quả rồi thì chúng ta sẽ tự nhiên dè dặt, cẩn thận hơn là vậy.

Vào thời Đức Phật quá khứ Cittahattha cũng là người xuất gia tu hành. Lúc đó, một người huynh đệ đồng đạo với ông bị động tâm, chán nản đời sống tu hành và muốn hoàn tục nên đã tìm đến tâm sự với ông. Nhưng sau khi nghe vị tỳ kheo kia giãi bày, thay vì an ủi hay ngăn cản huynh đệ mình, ông lại nói: "Ừ, thôi không tu được thì anh nên về đi...". Chính vì câu nói đó và ý niệm đồng tình với chuyện hoàn tục, nên tới kiếp này Cittahattha phải chịu quả báo đi tu rồi hoàn tục, rồi lại đi tu đến bảy lần.

Vì nhân quả thật chi li và công bằng tuyệt đối, nên một khi đã hiểu nhân quả rồi thì chúng ta sẽ tự nhiên dè dặt, cẩn thận hơn là vậy.

Ý niệm sinh khởi

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ví dụ một người phát tâm xuất gia và chuẩn bị vào chùa công quả, trước khi đi có anh bạn tìm đến hỏi:

- Tôi tính cưới cô gái kia, anh thấy có được không? 

- Ừ, cưới cô này có lý đấy... 

Chỉ cần một câu đó thôi là người này đã vô tình gieo cái nghiệp ái dục, nếu kiếp này không cưới vợ thì cũng kiếp sau, ít nhất phải lấy vợ rồi mới đi tu, vì đã từng đồng tình với hôn sự của người khác. Hiểu cái nghiệp này nên mỗi khi có ai đến nhờ chúng tôi xem năm nào cưới vợ được, chúng tôi đều trả lời: “Thầy chỉ xem ngày để đi tu thôi, không xem ngày lấy vợ”.

Chỉ trừ trường hợp người ta quyết định lấy nhau rồi, và đến chùa xin được tổ chức lễ cưới thì chúng tôi mới đồng ý. Vì nếu chùa không nhận thì họ vẫn tổ chức ở bên ngoài, nên thôi thì chùa giúp họ làm buổi lễ để nhân dịp này dạy chút đạo đức thêm cho hai vợ chồng. Còn lại, chúng ta không bao giờ được xúi người ta cưới để có người đến chùa tổ chức hôn lễ, chỉ được xúi mọi người đi tu mà thôi.

Nhiều người cư sĩ không bước vào đời sống tu hành thúc liễm nhưng thấy ai phát tâm xuất gia cũng động viên, khuyến khích, hỗ trợ, thì đời sau họ sẽ như thế nào? Chắc chắn được xuất gia. Điều này cũng giải thích lý do tại sao có nhiều người tư cách chưa đủ mà vẫn được vào chùa tu. Nguyên nhân là do đời xưa họ đã từng ủng hộ cho người khác xuất gia, nên đời này được cái phước xuất gia thuận lợi, dễ dàng.

Còn vị tỷ kheo Cittahattha trong câu chuyện trên, thì chỉ vì một lời đồng thuận với người huynh đệ muốn hoàn tục mà phải chịu quả báo hoàn tục đến sáu lần rồi mới chứng đạo được.

Trích “Những điều thú vị từ tích truyện Pháp Cú”. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Xem thêm