Chia sẻ bài học bản thân đã thực chứng
Con xin chấp tay, cúi đầu đảnh lễ Thầy. Dạ kính Thầy, hôm nay con xin phép chia sẻ 2 bài học quý giá mà con đã thực chứng
Câu hỏi:
Một là học từ Thầy, một là học ở trên mạng 4 quy tắc tâm linh của người Ấn Độ. Hai bài học con sắp kể ra đây có vẻ mâu thuẫn nhưng nó là như vậy.
Con xin kể câu chuyện của con, công việc của con là đi giao gas, phương tiện là 2 chiếc xe máy, một chiếc thì mới, một chiếc thì cũ kỹ, chủ có dặn dò nếu đi trong khu vực gần cửa tiệm thì đi chiếc nào cũng được, nhưng nếu đi xa thì lấy chiếc mới mà đi, sáng nay bà chủ có điện thoại cho con có khách hàng ở xa, như thường ngày, con hay đi chiếc xe cũ kỹ, với lại có vài lần con vẫn đi xa bình thường nên hôm nay con vẫn dùng chiếc xe cũ kỹ đó đi giao gas, nghĩ là không sao hết. Đi được 2/3 đường thì y như rằng, con đã gặp vấn đề không mong muốn, đó là xe bị xì lốp, ngay đó con thấy được giá trị lời dạy của Thầy, vì chủ quan, ỷ lại, không thận trọng, suy xét vấn đề đường xa, không lấy xe tốt mà chạy nên mới gặp vấn đề này. Tất nhiên cách giải quyết là gọi cho anh đồng nghiệp phải mất công chạy thay, gọi cho chủ, gọi cho khách, vấn đề đã được giải quyết nhưng trong sự miễn cưỡng, mất thời gian, con thấy phòng cháy hơn chữa cháy, nếu ngay lúc bà chủ gọi điện, con thận trọng, chú tâm, quan sát, suy xét vấn đề thì chắc chắn con sẽ không gặp phải vấn đề này. Đây là bài học thứ nhất.
Trước khi nói đến bài học thứ hai con xin chia sẻ 4 quy tắc tâm linh của người Ấn Độ mà con học được:
Quy tắc 1: Bất cứ người nào bạn gặp cũng đúng là người mà bạn cần gặp cả.
Quy tắc 2: Bất cứ điều gì xảy ra thì đó chính là điều nên xảy ra.
Quy tắc 3: Trong mỗi khoảnh khắc, mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm.
Quy tắc 4: Những gì đã qua, cho qua.
Cũng là câu chuyện con bị xì lốp xe, sau khi đã giải quyết ổn thỏa cho khách hàng, con đi vá xe, đến nơi người ta kiểm tra ruột xe rồi bảo xe không bị đinh găm gì hết, nhưng chỗ vá cũ bị rách một đường dài nên không vá được và phải thay ruột mới. Ngay đó con mới thấy giá trị quy tắc thứ 2, vậy là nếu như lúc này mình không gặp vấn đề này thì cũng gặp nó vào dịp khác, nếu lúc này tránh việc xe bị xì lốp thì lúc khác cũng phải gặp thôi, vấn đề sớm hay muộn cũng phải đối mặt với nó. Đây là bài học thứ 2.
Rút ra từ 2 bài học trên, con có thấy ra là: khi làm bất kỳ việc gì cũng thận trọng, chú tâm, quan sát, xem xét mọi việc kỹ càng để hạn chế thấp nhất rủi ro, chuyện không như ý xảy đến. Và sau khi đã làm tất cả, mà chuyện không như ý vẫn xảy đến với mình, thì hoan hỷ, chấp nhận nó như là việc cần thiết phải xảy ra, để tiếp tục thấy ra bài học, tiếp tục điều chỉnh thái độ và hành vi.
Con xin chia sẻ cùng quý đạo hữu ạ.
Trả lời:
Sādhu lành thay! Đúng lắm!
Theo: Trung tâm Hộ tông
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Con quan sát nhưng không thay đổi được gì?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 15:00 04/11/2024Hỏi: Khi con chán nản thấy mọi sự điều vô nghĩa thì con nên làm gì? Dù con quan sát tâm nhưng không thay đổi được gì và tình trạng này kéo dài mấy ngày. Xin Sư giúp con!
Niết bàn, sinh tử thị không hoa
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:48 03/11/2024Xin Thầy giảng về câu “Niết-bàn sinh tử thị không hoa”. Con xin cám ơn Thầy.
Đạo ở ngay chỗ dừng lại mọi tìm cầu
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:17 02/11/2024Thầy từng nói Đạo Phật vốn không có giáo lý, và có rất nhiều vị đã phản đối điều này. Vì Tam Tạng Kinh Điển của Phật giáo vô số mà nói “không có giáo lý” sao được!
Không có kiểu học bình yên trong tháp ngà
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:40 02/11/2024Hỏi: Thưa Thầy ý nghĩa thật sự của cuộc đời đầy thăng trầm đau khổ này là gì?
Xem thêm