Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 01/04/2015, 09:13 AM

Chiêm bái chùa Linh Sơn Vạn Phúc

Khi cái nắng có phần oi ả của những ngày cuối tháng Ba đã ngập tràn miền Bắc. Chúng tôi men theo quốc lộ 5 hướng Hải Phòng về chiêm bái chùa Linh Sơn Vạn Phúc tại làng Đọ, P.Hải Tân, Tp.Hải Dương. Thật may mắn cho chúng tôi, khi được chú tiểu đang quét dọn nhà cho biết sư thầy Thích Nữ Diệu Ngân – trụ trì chùa mới đi công tác về.

 
 
Ngồi dưới phòng khách đợt Thầy đang niệm Phật trên ngôi Tam Bảo, chúng tôi được các tiểu hướng dẫn vào làm lễ Phật và đi chiêm bái chùa. Khác với vẻ ồn ào, náo nhiệt của một thành phố trẻ sôi động, khi bước chân vào chùa, mọi cảnh vật trở nên tĩnh mịch, không gian thoáng mát, sạch sẽ, ngăn nắp và có nhiều cây xanh, nhiều cây cổ thụ toả bóng mát.

Trên mỗi cây, nhà chùa cho thắt từng chiếc lơ, chiếc hoa nhựa tô điểm cho cây thêm màu sắc và sinh động. Điều đặc biệt hơn ở chùa Linh Sơn Vạn Phúc là toàn bộ ngôi chùa, đồ thờ tự, hệ thống tượng Phật đều khoác trên mình màu nâu sòng, nét đặc trưng của nhà Phật.


Sau khi làm lễ xong, sư thầy Diệu Ngân vui vẻ cho biết: Tối hôm qua Thầy mới đi công tác về, nên từ sáng sớm nay, Thầy thực hiện một số nghi lễ nhà Phật. Trong câu chuyện hoan hỉ về duyên Phật pháp, về ngôi chùa Linh Sơn Vạn Phúc, chúng tôi như tìm thấy được niềm tin đức Phật trong con người Thầy, cũng như sự lo toan vất vả, công sức của Thầy đối với ngôi chùa này.
 
 
 
 
Chùa Linh Sơn Vạn Phúc có từ khoảng đời nhà Lê, có diện tích rộng, khuôn viên kéo dài tới tận đường tỉnh lộ. Sau khi chiến tranh xảy ra, thực dân Pháp đã bắn phá chùa, toàn bộ hệ thống chùa chính và các gian thờ tự bị hỏng, hệ thống tượng gỗ bị hư hỏng và thất lạc. Dấu tích ngôi chùa cổ bị xoá bỏ gần như hoàn toàn, chỉ còn lại một gốc cây còn sống cho tới tận ngày nay.

Sau khi hoà bình lập lại, toàn bộ khuôn viên và nhà chùa được UBND tỉnh Hải Dương cho 4 nhà máy xí nghiệp ở và sản xuất. Đến năm 1993, sư Thầy Diệu Ngân về trụ trì chùa. Năm 1997, UBND tỉnh Hải Dương ra quyết định di chuyển các nhà máy, xí nghiệp nằm trên địa phận và không gian của chùa Linh Sơn Vạn Phúc. Trước cơ sở thờ tự xuống cấp, dột nát không đáp ứng được yêu cầu cho công tác Phật giáo trong thời kỳ mới. Được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, đoàn thể, các phật tử gần xa và con em địa phương. Năm 2000, sư thầy Diệu Ngân tiến hành khởi công xây dựng chùa.
 
 
 
 
Chùa Linh Sơn Vạn Phúc hiện nay được toạ lạc trên diện tích 2000m2, chùa được xây theo kiểu chữ Nhị theo hướng Nam, gồm hai tầng. Tầng trên là Tam Bảo, tầng dưới nhà Tổ, giảng đường và phòng khách. Cũng theo Thầy Diệu Ngân cho biết: ngày trước chùa có tên là Vạn Phúc, nhưng trong phường Hải Tân cũng có một chùa tên là Vạn Phúc ở làng Phúc Duyên. Cho nên chùa đổi tên thành Linh Sơn Vạn Phúc, tức là trên một ngọn núi tâm linh có lễ hội Thượng tử, chính đạo Phật pháp. 

Cùng với các hoạt động phật sự của Giáo hội, chùa Linh Sơn Vạn Phúc thường xuyên tổ chức các khoá tu mùa hè, nấu cháo từ thiện, quyên góp ủng hộ nhân đạo và điều đáng ghi nhận bằng lòng từ bi, bác ái của thầy Diệu Ngân, ngôi chùa đã che chở cho 7 cháu nhỏ. Trong đó có 6 cháu đang theo học tại các trường, còn cháu bé nhất gần 3 tuổi vẫn được thầy và các tiểu gọi bằng tên thân mật bé Khoai.

Biết tin Thầy đi công tác về, nên buổi trò chuyện giữa chúng tôi và thầy Diệu Ngân thường xuyên bị gián đoạn bởi các phật tử gần xa gọi điện, đến chùa hỏi thăm sức khoẻ và nhiều phật tử tìm về đây chiêm bái. Tuy là một ngôi chùa được toạ lạc tại một thành phố trẻ sôi động giầu truyền thống của xứ Đông. Nhưng chùa Linh Sơn Vạn Phúc lại mang một vẻ đẹp của một ngôi chùa quê gần gũi, mộc mạc, thân quen. Sự gần gũi, mộc mạc thân quen đó được thể hiện từ ánh mắt, cử chỉ, giọng nói của thầy trụ trì Diệu Ngân, của các tiểu trong chùa và đặc biệt là cảnh vật và không gian nơi đây.
 
 
 
Nếu như ai đó đã nói rằng: đến với Phật pháp là nhân duyên thì chúng tôi cảm nhận rằng đến với chùa Linh Sơn Vạn Phúc là đến với cửa Phật. Là tìm về sự bình an, tĩnh tâm, tình người và lòng từ bi, bác ái.

Chào tạm biệt thầy Diệu Ngân và các tiểu, chúng tôi thấy lòng mình nhẹ nhàng và thanh tịnh hơn bao giờ hết. Tiếng chuông chùa Linh Sơn Vạn Phúc đã ngân vang từ gác hai của ngôi Tam Bảo hoà cùng tiếng Kinh cầu nhà Phật. “Hãy đến với Thầy, đến với Linh Sơn Vạn Phúc và đến với cửa Phật … nếu con muốn tìm sự bình an, thanh tịnh” – câu nói của thầy Diệu Ngân tiễn chúng tôi ra về.

Đức Tuỳ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Phát huy di sản chùa Thầy

Chùa Việt 11:23 13/04/2024

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội.

Xem thêm