Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Chính phủ Pakistan có kế hoạch quảng bá du lịch tàn tích Phật giáo Elum

Theo quan chức tỉnh Khyber Pakthunkhwa cho biết, theo dự án vành đai của toàn bộ thung lũng núi Elum Ghar sẽ được thực hiện và một đường ray riêng biệt sẽ được xây dựng trong Công viên di sản Phật giáo đặc biệt này.

Chính phủ Pakistan có kế hoạch quảng bá du lịch tôn giáo ở thung lũng núi Elum Ghar, tàn tích Phật giáo được cả người Ấn giáo và Phật giáo tôn kính. (AFP)

Chính phủ Pakistan có kế hoạch quảng bá du lịch tôn giáo ở thung lũng núi Elum Ghar, tàn tích Phật giáo được cả người Ấn giáo và Phật giáo tôn kính. (AFP)

Các quan chức cho biết, tỉnh Khyber Pakthunkhwa có kế hoạch xây dựng một công viên di sản thung lũng núi Elum Ghar, nơi mang một ý nghĩa lịch sử đối với người Ấn giáo và Phật giáo, để thúc đẩy du lịch văn hóa tâm linh.

Nguồn quỹ giá trị năm triệu Rupee đã được Chính phủ nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan phân bổ cho các cơ quan hữu quan như một khoản trợ cấp ban đầu để báo cáo khả thi của dự án.

Elum Ghar, còn gọi là Núi llam, ngọn núi cao 2.800 mét (9.200ft) nằm giữa hai quận Swat và Buner, Pakistan. Elum Ghar là đỉnh cao nhất trong khu vực và bị tuyết phủ nhiều nhất trong năm. Nó nằm ở phía tây Pir Baba thuộc quận Buner, tỉnh Khyber Pakthunkhwa, Pakistan.

 Khu phế tích đạo Phật Tổ hợp tu viện được gọi là Takht-i-Bahi, tỉnh Khyber Pakthunkhwa, Pakistan

 Khu phế tích đạo Phật Tổ hợp tu viện được gọi là Takht-i-Bahi, tỉnh Khyber Pakthunkhwa, Pakistan

Nơi đây là một kho tàng nghệ thuật và kiến trúc Phật giáo. Thời cổ đại, toàn bộ khu vực Nam Á này ảnh hưởng và chi phối bởi văn hóa Phật giáo. Một phần của đất nước cổ đại Gandharan, thung lũng núi Elum Ghar là một thành phố Phật giáo Gandharar cổ đại, nơi truyền bá thông điệp của Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đến Trung và Đông Á. Phật giáo tại Pakistan phát triển và hưng thịnh vào khoảng thời gian trị vì của vị Anh minh Hoàng đế Phật tử Ashoka (khoảng năm 268-232 trước kỷ nguyên Tây lịch) và tiếp tục phát triển cho đến khi Hồi giáo là mlu mờ trong thế kỷ 11 sau kỷ nguyên Tây lịch.

Quan  chức địa phương cho biết, thung lũng núi Elum Ghar sẽ trở thành nơi an toàn cho những người theo Ấn Độ giáo và Phật giáo, cũng như du khách thập phương hành hương.

Đất nước Pakistan, quê hương của Tổ sư Thế Thân thuở nào. Cộng hòa Hồi giáo Pakistan của hai nghìn năm trước là một quốc gia Phật giáo, nền văn hóa Phật giáo Pakistan vang bóng một thời hoàng kim, cơ sở tự viện Phật giáo, xá lợi Phật, xá lợi các bậc Thánh tăng được cung nghinh, xây bảo tháp thờ tự khắp mọi nơi.  Nhưng nay Phật giáo đã trở thành sa mạc hoang vu. Phakistan bây giờ là Cộng hòa Hồi giáo Pakistan, với hơn 97% dân số theo Hồi giáo. Pakistan là quốc gia Hồi giáo đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Indonesia.

Trong khi đó, hơn 23 thế kỷ trước, cả khu vực Pakistan bấy giờ là trung tâm Phật giáo lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Phật quốc Ấn Độ. Nhất là vào thời điểm từ năm 300 đến năm 180 kỷ nguyên Tây lịch, dòng dõi Mauryan, đặc biệt thời Hoàng đế Phật tử Ashoka – thống nhất cả vùng đất rộng lơn từ Đông Á là Bhutan, Bangledesh, sang phía trái là Ấn Độ, rồi tiếp đến phía tây gồm các quốc gia Pakistan, Afghanistan và Iran bây giờ. Các nhà khảo cổ vẫn tìm thấy dấu tích trụ đá Hoàng đế Phật tử Ashoka nơi đây.

Nhắc đến các vị Thế Thân, ngài Vô Trước, ngài Tỷ Lân Trì ba vị Thánh tăng là 3 anh em ruột. Ngài Vô Trước là anh, ngài Thế Thân là anh giữa và ngài Tỷ Lân Trì là em út.

Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, ngài Vô Trước và ngài Thế Thân là hai trong 6 ngôi sao sáng của Phật giáo Ấn Độ. Sáu bảo bối “Ấn Độ Phật giáo Lục Bảo trang” đó là: Long Thọ, Thánh Thiên, Vô Trước, Thế Thân, Trần Na và Pháp Xứng.

Đất nước Pakistan, quê hương của Tổ sư Thế Thân thuở nào

Đất nước Pakistan, quê hương của Tổ sư Thế Thân thuở nào

Thời Tam tạng Pháp sư Đường tăng Trần Huyền Trang từ Trung Hoa sang Ấn Độ thỉnh kinh, ngài tận mắt thấy ngôi bảo tháp trong khuôn viên ngôi Đại già lam cổ tự Peshawar, tính theo đơn vị đo lường bây giờ, tháp cao khoảng 120 mét.  Lịch sử ghi chép, đó là công trình cao nhất của nhân loại thời bấy giờ. Theo Đại Đường Tây Vức Ký, ngài Huyền Trang kể chư vị Thánh tăng xây dựng ngôi bảo tháp để tôn trí xá lợi Phật, Bảo tháp này được xây dựng ngay trung tâm Peshawar.

Bên dưới những ngôi Đại hùng Bảo điện là vô số vàng vòng, đá quý, bảo vật, kinh điển,…nói lên tinh thần người Phật tử Pakistan thời đó rất sùng mộ và hết lòng tôn kính Tam bảo.

Để cập nhật thêm những thông tin liên quan đến Phật giáo trong nước và quốc tế mời quý Phật tử đọc mục TIN TỨC của phatgiao.org.vn. 

 Vân Tuyền

(Nguồn: The Hindu Times)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tượng đài Hòa thượng Thích Minh Châu sẽ được xây dựng tại Đại học Nalanda

Tin tức 10:00 03/11/2024

Đây không chỉ là biểu tượng tri ân những đóng góp của Hòa thượng mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Buổi gặp mặt tạo nên nền tảng vững chắc, hướng tới sự phát triển lâu dài của giáo dục.

Hệ phái Khất sĩ tặng 1.000 phần quà từ thiện tại Lào Cai

Tin tức 14:48 01/11/2024

Nhằm hỗ trợ bà con các tỉnh phía Bắc ổn định cuộc sống sau bão lũ, phân ban Từ thiện Xã hội Hệ phái Khất sĩ đã đến thăm và trao tặng nhiều phần quà thiết thực cho bà con tại Bát Xát và Si Mai Cai, thuộc tỉnh Lào Cai.

Đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Tin tức 08:39 01/11/2024

Sáng ngày 31/10, tại Hội trường 25B (phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa), BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa với sự tham dự của đông đảo nhân dân Phật tử thập phương.

Phước Long cổ tự tưởng niệm tổ khai sơn

Tin tức 21:42 31/10/2024

Trong các ngày 30, 31-10 (28,29-9-Giáp Thìn), chùa Phước Long (thôn Phước Lý, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà) đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm tổ Tế Nhuận và khai chung.

Xem thêm