Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Cho dù vô tình, Luật Nhân Quả ghi nhớ đừng phạm điều này!

Trong phim Xuân Hạ Thu Đông của đạo diễn Kim - ki - duk, có cảnh sư trụ trì chùa đã dạy cho chú tiểu một bài học về nhân quả khi chú mải nghịch những con vật như buộc dây vào con tắc kè, buộc đá vào cá rồi thả xem cá có bơi được không.

>LỜI PHẬT DẠY

Trong phim Xuân Hạ Thu Đông của đạo diễn Kim - ki- duk (1 trong những bộ phim về Nhân Quả đương đại hay nhất dành cho xã hội), hẳn là chú bé chưa biết các hành động nghịch ngợm của chú vô tình đã gây cho loài vật những tổn thương hay cái chết như nào. Sư phụ khi quan sát thấy những trò nghịch dại của chú tiểu, người đã thầm lặng dạy cho chú một bài học bằng cách: buộc dây đá vào người chú khi chú đang ngủ. Và chú đã cảm nhận được sức nặng của đá khiến cho chú đau đớn thế nào. Từ đó, chú đã hiểu dần bài học Nhân quả mà sư phụ của chú dạy cho mình.

Chú tiểu vô tình đã gây cho loài vật những tổn thương hay cái chết mà chưa biết mình đang tạo nghiệp

Chú tiểu vô tình đã gây cho loài vật những tổn thương hay cái chết mà chưa biết mình đang tạo nghiệp

Dưới đây là những hành động tạo ra nghiệp-nguồn gốc của Luật Nhân quả

Sát sinh

Sẽ bị quả báo như: nhiều bệnh, tàn tật, chết yểu, nhiều tai họa, cốt nhục chia lìa… (Trực tiếp hoặc gián tiếp sát hại, đánh đập, ngược đãi, tổn hại người, động vật, đều thuộc hành vi sát sinh, đều bị những quả báo như trên).

Trộm cắp

Sẽ bị quả báo nghèo khổ, tài sản bị người khác chiếm đoạt… (Hễ tài vật hoặc đồ dùng của người khác,chưa được sự đồng ý của họ mà ta tự lấy dùng hoặc chiếm đoạt, đều thuộc trộm

cắp).

Tà dâm

Bị quả báo gặp những người vợ (chồng) hung dữ, không chung thủy, vợ con bị người khác cưỡng hiếp, bà con không vừa lòng. (Làm bậy, quan hệ với nam nữ, cho đến làm những việc có liên quan đến sắc tình, đều thuộc tà dâm).

Nói dối

Quả báo bị người phỉ báng, khinh khi. (Nói không đúng sự thật, làm chứng bậy, không giữ chữ tín, đều phạm vào tội nói dối).

Nói lời trau chuốt

Bị quả báo nói ra lời nào mọi người đều không tin, không tiếp thu, lời nói không rõ ràng, diễn đạt người ta không hiểu. (Nói những lời tà dâm, những lời khiến cho mọi người nghĩ chuyện ái ân, đều gọi là nói lời trau chuốt).

Nói lưỡi đôi chiều

Bị quả báo quyến thuộc chia lìa, thân tộc xấu ác. (Đâm bị thóc, thọc bị gạo, gây chia rẽ, đều phạm tội nói lưỡi đôi chiều).

Nói lời hung ác

Quả báo thường bị người mắng chửi, gặp nhiều chuyện kiện cáo tranh chấp. (Dùng lời tàn bạo, độc ác mắng người, đều thuộc nói lời ác).

Tham dục

Bị quả báo tâm không biết đủ, tham dục không chán. (Tham cầu hưởng thụ các loại như tiền tài, sắc đẹp, danh lợi… say mê không có ý niệm xa rời, tất cả những thứ này đều thuộc tham).

Sân nhuế

Bị quả báo thường bị người dị nghị, nhiễu loạn khiến cho phiền não, hoặc bị hãm hại. (Gặp chuyện không vừa lòng liền sinh tức tối oán hận, đây tức là sân nhuế).

Nghi ngờ

Bị quả báo sinh vào gia đình tà kiến, sinh ra nơi xa xôi hẻo lánh thiếu Phật pháp và văn minh, tâm nịnh nọt, không ngay thẳng, nhiều mưu mô quỉ kế, thích những người có tâm nịnh hót. (Nghi chỉ cho những người có cái nhìn tà, không tin nhân quả).

Tùy theo nghiệp mà con người sẽ được đi về nơi đó

Tùy theo nghiệp mà con người sẽ được đi về nơi đó

Chỉ có con đường Tu là chuyển Nghiệp

Theo Luật Nhân Quả, khi chúng ta tạo Nhân nào thì sẽ nhận Quả (báo) tương ứng, nghĩa là "Nhân nào quả nấy". Trong kinh A-Hàm Đức Phật dạy: "Người gây nhân bất thiện, biết tu thân, tu giới, tu tâm thì quả sẽ đổi thay. Nếu người gây nhân bất thiện mà không biết tu thân, tu giới, tu tâm thì gây nhân nào sẽ thọ quả nấy".

Như vậy chúng ta thấy rõ muốn thoát Nghiệp phải tu tập tích lũy công đức, càng nhiều công đức thì chúng ta mới có thể hoà tan dần dần để đi đến xoá bớt Nghiệp mà chúng ta đã tạo, nên mới nói "Tu là chuyển Nghiệp" hay "Tu là giải Nghiệp".

Tu là sửa đổi, trước kia hay làm những việc xấu bây giờ sửa đổi không làm việc xấu ác nữa mà thực hành những điều thiện lành. Chuyển Nghiệp là chuyển hoá khổ đau thành an vui hạnh phúc. Tùy theo khả năng tu nhiều hay ít mà quả khổ sẽ thay đổi chứ không cố định "nhân nào quả đó" như khi chưa biết tu, tức chưa biết sửa đổi.

Bài liên quan

 Đức Phật dạy muốn chuyển Nghiệp chúng ta cần phải "tịnh hóa tam nghiệp" nghĩa là tu sửa, thanh lọc Thân, Khẩu, Ý từ những lầm lỗi bất thiện dần dần trở nên thiện lành.

          - Về Thân:

  1) Không sát sanh, hãm hại, giết người, cũng không xúi giục người khác giết người hại vật.

  2) Không trộm cắp của không cho, dù chỉ là một cây kim cuộn chỉ.

  3) Vợ hoặc chồng phải thuỷ chung, không gian dâm tà hạnh với người khác.

          - Về Khẩu:

  1) Không vọng ngữ, nói dối.

  2) Không nói lời hung dữ, độc ác.

  3) Không dùng lời thêu dệt đặt điều nói xấu kẻ khác.

  4) Không nói lời đâm thọc, hai chiều khiến cho người này hận ghét người kia.

          - Về Ý:

Không uống rượu say. Không xử dụng ma tuý cần sa, những thứ này là nguyên nhân của bệnh thân và tâm. Nó khiến cho tâm trí ngày càng mê mờ si muội.

Vì có Nghiệp mới có tái sinh để trả nghiệp. Tùy Nghiệp nặng hay nhẹ mà khổ nhiều hay khổ ít.

Vì có Nghiệp mới có tái sinh để trả nghiệp. Tùy Nghiệp nặng hay nhẹ mà khổ nhiều hay khổ ít.

Ngoài ra, Đức Phật cũng khuyên chúng ta nên hành thiện không bỏ qua bất cứ việc thiện nhỏ nhặt nào và xa lìa những hành động xấu ác làm tổn thương người khác đồng thời hãy tu tập giữ tâm thanh tịnh không gợn ý xấu tốt về bất cứ chuyện gì qua bài kệ: "Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý. Thị chư Phật Giáo", đại ý là: 

"Những việc ác không nên làm.

Vâng làm những việc lành.

Khéo giữ tâm thanh tịnh.

Đó là lời Phật dạy"

Nhìn chung, ngoài Đức Phật và các vị A-La-Hán đã hoàn toàn sạch Nghiệp, các Ngài "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm xong, sau đời hiện tại không có đời khác nữa".

Còn bất cứ một chúng sinh nào còn luân hồi trong 6 cõi (Trời, Người, A-tu-La, Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục) đều mang Nghiệp. Vì có Nghiệp mới có tái sinh để trả nghiệp. Tùy Nghiệp nặng hay nhẹ mà khổ nhiều hay khổ ít. Vậy nên, Đức Phật dạy chúng ta phải tu để chuyển đổi quả báo do Nghiệp gây ra bằng cách giữ giới tức tu Giới, tu Thân và  tu Ý. Mà tu Ý tức tu Tâm là quan trọng hơn hết.

CHI TIẾT VỀ LUẬT NHÂN QUẢ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Phật giáo thường thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Ngồi thiền có bị vong nhập?

Phật giáo thường thức 17:45 02/11/2024

Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Phật giáo thường thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Phật giáo thường thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Xem thêm