Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 12/10/2022, 15:52 PM

“Cho mượn tiền” có phải nghề tà mạng?

Tôi là Phật tử, năm nay 34 tuổi, làm công nhân. Vợ của tôi làm nghề “cho mượn tiền”. Nay tôi đã nghỉ làm, ở nhà và chở vợ đi thâu tiền. Được tôi phụ giúp thì công việc phát triển, làm ăn càng lớn thêm nhưng thật lòng thì tôi không thích nghề ấy.

Hỏi:

Hiện tại gia đình tôi rất đầy đủ nhưng gặp nhiều trở ngại, có nguy cơ tan vỡ. Chúng tôi thường cãi nhau vì công việc, vì không có thì giờ chăm sóc con cái và nhất là những khi tôi thâu không được tiền. Có điều, tuy làm nghề ấy nhưng tâm tính của vợ tôi cũng rất tốt, ưa làm phước. Nhiều lần tôi khuyên cô ấy nên rút vốn lại rồi tính chuyện khác để làm ăn nhưng ngoài nghề này ra vợ tôi không biết làm gì khác. Sự việc kéo dài đã ba năm nay, vì khuyên vợ không được nên nhiều lúc tôi rất buồn, muốn bỏ nhà ra đi. Mong được chỉ bày để gia đình tôi được hạnh phúc lâu dài.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thế nào là nghề chánh mạng?

Đáp: 

Là một Phật tử nên bạn thao thức về một nghề nghiệp chân chính và một đời sống lương thiện là điều rất đáng khích lệ. Nghề “cho mượn tiền” là tên gọi khác của nghề cho vay lấy lãi. Nói chung, theo quan điểm của Phật giáo thì nghề này nếu mức lãi suất phù hợp với tỷ giá vay hiện hành thì được, còn cao hơn đến mức "vay nóng" sẽ không phải là Chánh mạng, tức không phải một sinh kế lương thiện, chân chính.

Theo như bạn tâm sự thì vợ của bạn là người có tâm tính rất tốt, ưa làm phước. Điều này cho thấy động cơ ban đầu để cô ấy chọn nghề “cho mượn tiền” làm sinh kế vì hoàn cảnh bản thân và cuộc sống hơn là vì ác tâm “cắt cổ” những người cần tiền để xoay xở công việc của người cho vay nặng lãi. Đây chính là mấu chốt của vấn đề, đồng thời mở ra cơ hội cho niềm mong ước và hy vọng của bạn sẽ trở thành hiện thực.

Nghề nào cũng có những “nghiệp” riêng của nó nhưng đối với nghề “cho mượn tiền” thì nghiệt ngã hơn. Nếu công việc trôi chảy, lợi nhuận càng nhiều thì tâm tham lam càng lớn. Ngược lại, nếu như người mượn tiền mà làm ăn không được suôn sẽ thì rất khó thâu tiền lời (hoặc vốn) đúng như đôi bên đã thỏa thuận. Do vậy, ngoài cách thâu tiền bình thường nhẹ nhàng và vui vẻ, những người làm nghề này đa phần phải trang bị thêm một chút “máu mặt” mới tác nghiệp thành công. Ít thì trợn mắt, cau mày; vừa thì cải vã, tiếng to, lời lớn; nặng thì xô xát, ẩu đả và nghiêm trọng là “xiết” đồ đạc của người mượn để phục hồi vốn, thậm chí có thể gây ra án mạng v.v…

Đúng là ban đầu bước chân vào nghề này không phải ai cũng là người dữ dằn, tham lam, lạnh lùng và chỉ biết đến tiền. Nhưng vì bản chất của công việc này dễ dàng đưa người ta đến chỗ tham lam, tha hóa, biến chất. Càng thành công, thâm niên và bản lĩnh với nghề bao nhiêu thì con tim phải càng nhiều “máu lạnh” bấy nhiêu. Miễn là thâu được tiền, có lời và mặc nhiên với tất cả. Đây chính là quá trình tạo nghiệp theo chiều hướng xấu ác, chắc chắn rằng với những ác nghiệp mình đã tạo ra thì hậu quả tự thân và gia đình sẽ gánh chịu.

Bạn đã nhận ra sự nguy hiểm của vấn đề nhưng vợ của bạn thì chưa vì tiền lời kiếm được khá dễ dàng đã làm cô ấy mờ mắt. Hiện tại gia đình bạn đang sung túc là do phước báo đời trước còn dư lại. Nếu phước báo ấy không được tích lũy, bồi bổ và phát triển thêm mà ngược lại vợ của bạn đang làm cho phước báo của gia đình ngày càng giảm đi bằng nghề cho vay nặng lãi. Sự lục đục trong gia đình, nguy cơ tan vỡ hạnh phúc mà bạn định bỏ nhà ra đi là minh chứng cụ thể của việc suy giảm phước báo.

Để cứu vãn và cải thiện hạnh phúc gia đình đồng thời tránh hậu quả xấu ác do nghề tà mạng đem lại, bằng mọi cách bạn phải thuyết phục vợ của bạn chấm dứt, đoạn tuyệt với nghề cho vay nặng lãi. Tiền lời kiếm được rất cao và dễ dàng từ nghề “cho mượn tiền”, theo Phật giáo thì chính các bạn đang “vay nóng” của người khác.

Đã vay thì phải trả, nhân nào quả nấy nên bạn và gia đình không thể trốn thoát được cái nợ này. Phải nhanh chóng chuyển sang một nghề khác như buôn bán nhỏ chẳng hạn, dẫu cho lợi nhuận ít, vất vả hơn nhưng chính đáng, lương thiện, bằng mồ hôi và công sức của chính mình, thì mới chắc thật là của mình. Phải can đảm để nhìn ra sự thật, đừng vì cái lợi trước mắt mà chịu cái hại lâu dài, kiếp này và nhiều kiếp sau.

May mắn là vợ bạn vẫn còn chút thiện tâm ưa làm phước, nhưng chút phước ít ỏi ấy không thể lấp đầy cái tội vô cùng to lớn, như nắm muối quẳng xuống dòng sông, nếu cứ duy trì thì chắc chắn nghiệp quả xấu ác sẽ xảy đến trong nay mai mà thôi.

Kiếm tiền để sống tuy rất cần nhưng cần hơn vẫn là sự lương thiện. Sống sung sướng trên sự đau khổ của kẻ khác thì chắc chắn không lâu bền. Mong rằng vợ của bạn sớm tỉnh thức, bớt tham lam, trở về sống với một nghề lao động chân chính và cùng bạn xây dựng hạnh phúc gia đình.

>> Mời quý vị cùng xem video "Người thiếu phước lại vay tiền để sống qua ngày thì phải chịu quả báo như thế nào?" qua bài trả lời phỏng vấn của Pháp Sư Tịnh Không để hiểu thêm về vấn đề này:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Kiến thức 21:00 14/11/2024

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật, một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay. Đức Phật Tổ có nhiều tôn hiệu khác nhau. Tất cả những tôn hiệu này đều xuất hiện sau khi Ngài tu hành đắc đạo và thuyết pháp độ chúng.

“Muốn biết nhân đời trước hãy xem quả đời này”

Kiến thức 15:20 14/11/2024

Ngày nay tai nạn trong đời sống rất nhiều, thường gặp phải những chuyện không vừa ý, quả báo bệnh khổ, chết yểu. Nguyên nhân là gì?

Chúng ta mãi “quanh quẩn trong vòng buồn giận”

Kiến thức 14:45 14/11/2024

Có thể ta đã từng mắc kẹt vào những tranh chấp được mất, thị phi và lao đao trong ghét thương buồn tủi; và ta đã "Xem thường bảo vật trong tay" như sức khỏe, thời gian, tiền bạc và tuổi trẻ... Để rồi "Dày đạp lên trên hạnh phúc" mà đi, thật xót xa vô cùng.

Tâm lìa tướng ngôn ngữ

Kiến thức 13:20 14/11/2024

Tâm, lìa tất cả tướng, lìa tướng văn tự, lìa tướng ngôn ngữ, lìa tất cả tướng của động tác (nhướng mày chớp mắt) và lìa tất cả tướng tâm duyên hư vọng. Tâm thể lìa tất cả tướng ấy, nói có cũng không đúng, nói không cũng sai luôn.

Xem thêm