Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 15/10/2019, 08:51 AM

Chồng nói chuyện với người tình bắt vợ nghe, vợ phải làm sao?

Mọi gia đình chúng ta đều phải xây dựng gia đình của mình để có hạnh phúc và để nuôi dạy con cái được tốt. Mà người chồng không biết tu dưỡng tốt thì phải dừng lại. Bản thân người vợ cũng cần phải tu tập để chiến đấu với nghiệp của mình để chuyển hóa nghiệp không chỉ riêng mình.

 >>Phật pháp và cuộc sống

Câu chuyện của một bạn giấu tên:

“Kính bạch thầy, con đang rát là buồn, không biết phải làm thế nào, xin thầy cho con lời khuyên. Con lấy chồng đã được 12 năm và có ba đứa con. Chồng con làm nghề lái xe, thường xuyên xa nhà, lúc mới cưới, hai vợ chồng sống rất hòa thuận, hạnh phúc. Nhưng dần dần tình cảm vợ chồng phai nhạt. chồng con không quan tâm đến chuyện gia đình, con cái ốm cũng mặc kệ, tiền kiếm được nhiều nhưng đưa cho con rất ít. Gần đây con phát hiện chồng con ngoại tình, con đau khổ và trách móc thì anh ấy bảo hết yêu con rồi, giờ chỉ yêu người kia thôi. Con đã cố nín nhịn để giữ êm ấm gia đình, nhưng anh ta quá đáng đến mức bắt con ngồi bên cạnh nghe anh ta nói chuyện tình cảm với người tình qua điện thoại, con không muốn nghe thì bị anh ấy đánh, con rất đau khổ nhưng không biết phải nói chuyện này với ai, vì sợ điều tiếng.

Con rất bế tắc, không biết làm sao lúc nào con cũng đầy nước mắt, có khi nước mắt chan cơm, vừa dỗ con, vừa khóc. Con mong thầy đọc được những dòng tâm sự của con và cho con lời khuyên con nên làm gì bây giờ ạ?”

Chúng ta biết nghề lái xe mà, xa nhà, cũng giao du với nhiều đối tượng, ăn ngủ dọc đường, vạ vật. Cho nên người lái xe cũng hay có những cái tật của nghề lái xe.

Đúng là người phụ nữ rất là khổ, lấy phải những người chồng như câu chuyện trên lại càng khổ nữa. Người chồng lại còn quá đáng hơn là gọi điện cho người tình mà bắt vợ phải ngồi nghe, không nghe thì lại đánh.

Với cái nhìn của Phật giáo, vợ chồng đều là duyên nợ với nhau cả. Vợ chồng, con cái đều là nhân duyên hoặc nợ nần với nhau. Không phải là chẳng có nhân duyên gì mà thành vợ thành chồng cả. Người phụ nữ trong câu chuyện cưới phải người chồng như vậy thì biết rằng, nghiệp của mình cũng không tốt đẹp gì. Nếu người ta có phước báu, có nghiệp lành, nghiệp tốt thì sẽ được chồng yêu, chồng quý, chồng chiều, thường. Giống như bà chủ vậy, thế nhưng lại không được như vậy.

Với cái nhìn của Phật giáo, vợ chồng đều là duyên nợ với nhau cả. Vợ chồng, con cái đều là nhân duyên hoặc nợ nần với nhau. Không phải là chẳng có nhân duyên gì mà thành vợ thành chồng cả.

Với cái nhìn của Phật giáo, vợ chồng đều là duyên nợ với nhau cả. Vợ chồng, con cái đều là nhân duyên hoặc nợ nần với nhau. Không phải là chẳng có nhân duyên gì mà thành vợ thành chồng cả.

Sinh cho chồng ba đứa con, bây giờ chồng về còn bỏ, còn hành hạ cho khổ sở. Thế nên mình biết mình có ác nghiệp, hoặc trong tiền kiếp mình cũng đã từng phụ bạc mình cũng đã từng đối xử không tốt với những người thân yêu của mình, những người rất gắn bó với mình. Cho nên kiếp này bị như vậy.

Cho nên trong kiếp này người vợ trên đang phải trả cái nghiệp đó. Bây giờ nếu thấy anh chồng này bây giờ giãy ra, yêu người khác hơn, mà mình thấy vẫn yêu vẫn thương người chồng thì biết đó là sức của nghiệp, nó trói lại. Bây giờ mình phải làm thế nào?

Bài liên quan

Cần phải nhận định, đó là nghiệp của mình. Cho nên bây giờ cần phải tu tập để chuyển nghiệp. trong khi cái nghiệp đang hành thế này, có thể chỉ là trả nghiệp, nhưng mà anh lại quá tay lên, anh vũ phu, anh đánh, hành hạ mình thành tàn tật thì không được. Cho nên mình để tránh bớt cho anh ấy tạo nghiệp, mặc dù có thể mình trả nợ anh ấy đấy, nhưng trả nợ không khéo thì lại là cơ hội cho anh chồng tạo nghiệp.

Cho nên người vợ cần tạm thời cách ly để cho chồng không tạo thêm nghiệp. Bản thân người vợ thấy trong mình còn ái thì cần phải dứt khoát và kiên quyết với cái ái này. Cần phải tu và đoạn trừ cái ái đó thì có thể chuyển được cái nghiệp đó. Khi mình quyết định dứt được cái ái với người chồng này thì mình có thể chuyển được cái nghiệp này. Thì lúc đó có khi anh chồng có thể thay đổi.

Nếu nhận thức rõ hơn nữa thì có thể chia tay. Khi đoạn trừ cái ái rồi mà anh chồng vẫn không chuyển hóa được gì thì ta chia tay. Lúc ấy là mình không còn vướng nghiệp. Đoạn ái trong lúc này cũng rất khó bởi trong lòng mình vẫn còn day dứt, vương vấn lắm. Cho nên lúc này là lúc mà mình phải tu. Mình còn ái là mình biết nghiệp của mình đang trói. Thì lúc ấy là mình phải tự ở trong tâm mình để chiến đấu với nghiệp này.

Khi mình tu mình chiến đấu và thắng cái nghiệp đó thì một là anh chồng kia sẽ quay trở lại với mình, còn nếu không quay lại thì đó là nghiệp của anh chồng và mình chia tay, chứ không thể tiếp tục với một người chồng như vậy. Nó sẽ làm khổ mình và cho con mình. Người chồng này không thể làm gương cho con mình được, không tốt được.

Tự mình cần phải có bản lĩnh tu tập, để mình chiến đấu với nghiệp của mình để từ đó có thể tự chuyển nghiệp với chồng.

Tự mình cần phải có bản lĩnh tu tập, để mình chiến đấu với nghiệp của mình để từ đó có thể tự chuyển nghiệp với chồng.

Vì chúng ta xây dựng gia đình để mà có hạnh phúc và để nuôi dạy con cái được tốt. Mà người chồng không biết tu dưỡng tốt thì phải dừng lại.

Bài liên quan

Tất cả mọi cái còn phụ thuộc vào bản thân mình rất nhiều. Câu chuyện vợ chồng là câu chuyện rất phức tạp, tương tác giữa hai người là rất phức tạp. Hai người đều có nghiệp với nhau cả, nhưng nếu một người chuyển thì người kia cũng phải có thay đổi. Người kia thay đổi như thế nào thì cũng còn phụ thuộc vào người ta nữa. Nhưng người ta sẽ có thay đổi vì hai cái này có sự tương tác với nhau. Nó có duyên nghiệp với nhau.

Về phía người vợ thì nên chủ động việc tự mình lo phần mình, tu cho mình, chứ không thể bắt người chồng thay đổi bởi vì đó còn duyên, còn nghiệp và phước của người chồng nữa; chứ không thể bắt người chồng theo mình được.

Tự mình cần phải có bản lĩnh tu tập, để mình chiến đấu với nghiệp của mình để từ đó có thể tự chuyển nghiệp với chồng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật giáo và người trẻ 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Niệm Phật nhiệm mầu

Phật giáo và người trẻ 13:45 20/04/2024

Tôi với ba ngoài tình cha con thì đúng là tình đạo hữu. Ba vì bệnh nghiệp mà đến với đạo, tôi vì thấy nhiều ảnh hình của cái chết mà nghĩ về lẽ tử sinh. Bởi, chúng ta hay nghĩ về mưu sinh ít khi nghĩ tới mưu tử. Một khi “vô thường ập đến vạn duyên buông”, hối tiếc cũng ích gì…

Xem thêm