Nhớ lời Phật dạy để hóa giải những mâu thuẫn vợ chồng: học tha thứ, tập buông xả
“Nhân vô thập toàn” là câu nói chuẩn xác để nói về bản tính của con người. Bởi lẽ, ai cũng không hẳn là người toàn thiện hoặc toàn ác. Vậy nên vợ chồng cũng có lúc mâu thuẫn với nhau. Để hóa giải mâu thuẫn và giúp gia đình hạnh phúc quý Phật tử hãy cùng đọc những lời Phật dạy dưới đây.
Sống chung với mẹ chồng theo lời Phật dạy
Tình yêu đích thực là nền tảng của hạnh phúc bền vững. Nó có sức mạnh để chữa lành, biến đổi mọi tình huống xung quanh, và mang lại một ý nghĩa sâu sắc cho cuộc sống.
Tình yêu là món quà tuyệt vời nhất mà mỗi người sinh ra đều đáng có được. Từ lâu, tình yêu đã là một thứ rất khó để có thể mường tượng và định nghĩa vì nó hàm chứa cả hạnh phúc lẫn khổ đau, cả sự bắt đầu lẫn kết thúc, cả thất vọng lẫn hy vọng. Và tình yêu thương cũng là thứ duy nhất trên thế giới này có thể hàn gắn tất cả mọi vết thương. Để có được cuộc sống gia đình hạnh phúc chúng ta cần: Học tha thứ; tự sám hối nhận lỗi khi sai; tập buông xả; dùng chất liệu yêu thương để hóa giảu mâu thuẫn.
Học tha thứ
Trong cuộc sống hôn nhân, gia đình cũng vậy, muốn chuyển đổi nỗi tức giận, oán ghét giữa bản thân với người khác, tự mỗi người phải hóa giải mọi vướng mắc xấu ác, thù hận trong suy nghĩ, lời nói, việc làm, sinh hoạt hàng ngày để mình và người thoát khỏi sự khổ, luôn sống trong cảm giác an lạc; đó là mục tiêu mà Đức Phật đã thành tựu trọn vẹn. Tha thứ cho người khác là tha thứ cho chính bản thân mình.
Cũng giống như Đức Phật từng tha thứ cho Bạt Đà Bà La Bồ tát trong nhiều kiếp quá khứ, đã từng mắng chửi, nói xấu, ném đá hại Phật, để rồi sau này Bạt Đà Bà La Bồ tát đứng đầu 500 vị Bồ tát hội Pháp Hoa hộ trì cùng Như Lai.Như vậy, sau khi tha thứ cho những lỗi lầm của người khác, để họ yêu quý và hết lòng vì chúng ta. Thì lúc đó, ta mới hóa giải nỗi hận thù phát xuất từ mối nhân duyên ta nợ người khác, có lỗi với người đang oán trách ta. Với những ai đã hiểu và yêu thương chúng ta, họ sẽ là người giúp hóa giải hiềm khích, ân oán với người mà ta mắc nợ từ nhiều đời nhiều kiếp.
Tuy nhiên, căn bản của việc chuyển đổi hận thành yêu phải tự do bản thân hóa giải. Mỗi người nên hiểu rằng, Đức Phật dạy rằng tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến… chính là ma quỷ trong lòng ta. Ta đánh đuổi chúng bằng cách tu cho thành tựu các thiện pháp là tín, tàm, úy, vô tham, vô sân, vô si… Khi để những điều tốt đẹp này nảy nở trong lòng thì những người tốt trong xã hội sẽ tự tìm đến ta mà hợp tác, giúp đỡ.
Tự sám hối, nhận lỗi khi làm sai
Tự thân nhận lỗi, hổ thẹn với lòng khi làm điều gì sai là một cách để hóa giải xung đột, hận thù giữa người với người. Bởi lẽ, khi làm sai mà ta càng cố chấp, cho rằng mình có địa vị cao hơn, giàu có hơn, lớn tuổi hơn… mà không chịu thừa nhận cái sai, o ép người dưới mình. Như vậy, họ sinh tâm tức giận mà từ đó, oán thù mới phát khởi. Nếu tự biết mình sai mà thừa nhận, sám hối thì người kia đâu có tức giận làm gì. Đó mới là cách hữu hiệu để hóa giải những ác nghiệp nhiều đời và không tạo thêm nghiệp xấu mới.
Tập buông xả
Phiền não của con người thường xoay quanh 12 chữ:
Buông không đành
Nghĩ không thông
Nhìn không thấu
Quên không được
Không buông xả được có nghĩa là vẫn ôm mấy chục năm quá khứ, thậm chí vô số đời kiếp quá khứ, để dợm chân từ hiện tại bước vào tương lai. Nếu hiểu được chữ “buông” chắc chắn phiền não trong ta sẽ chuyển biến và chấm dứt. Buông bỏ bản ngã sẽ giúp chúng ra hiểu được giá trị chân thật của cuộc sống. Cứ mãi nhớ và ôm những đớn đau, những cố chấp, chìm đắm trong thâm, sân, si chỉ làm ta lún sâu trong bể khổ mênh mông mà thôi. Học cách thả lỏng bản thân, lắng nghe trái tim và lặng nhìn cuộc sống thì phiền não sẽ không còn.
Sự tức giận trong tâm ta, đôi khi bản thân tự bào chữa rằng làm vậy vì lẽ công bằng, để mọi người phải nhìn nhận mình sai chỗ nào mà sửa đổi hoặc cho rằng không còn lựa chọn nào khác. Thế nhưng, vận mệnh cuộc đời con người lại không phải do chính bản thân mỗi người quyết định. Cái chết ập đến, khổ đau chầu chực, bất hạnh có thể diễn ra với ta bất cứ lúc nào. Nếu khi nhắm mắt mà tâm không buông xả, mang theo món nợ ân oán của kiếp này để rồi kiếp sau gặp lại, oán oán lại chất chồng. Nếu mạnh dạn xé đi giấy nợ, thì tâm ta sẽ được thoải mái, an lạc. Còn giữ tâm sân hận trong lòng, chẳng khác nào như tự thiêu đốt chính mình và người thân. Trong ngọn lửa của oán thù, kẻ thù chưa chắc đã bị đốt, trái lại, người ôm hận đang tự giết chính mình.
Dùng chất liệu tình thương để hóa giải mâu thuẫn
Phật dạy: Tám nguyên nhân làm tổn hại các gia đình
Quả vậy, chỉ có tình thương, lòng từ bi mới có thể chấm dứt những mâu thuẫn, nhưng hận thù một cách vĩnh viễn. Đây là quy luật của muôn đời, nó không chỉ có giá trị trong hiện tại mà mãi mãi về sau. Để tháo gỡ lòng hận thù, và không gieo rắc khổ đau cho người khác, tốt nhất ta chuyển suy nghĩ tiêu cực sang tinh thần khoan dung, rộng mở. Có như thế ta mới bước vào và mở rộng bầu không gian an lạc vô cùng tận.
Cũng giống như Đề Bà Đạt Đa vì tức giận, ghen ghét với Đức Phật ngay từ khi Ngài còn là Thái tử. Bởi trong cuộc thi nào, nhất là cuộc thi giành cưới công chúa Da Du Đà La thì Đề Ba Đạt Đa vẫn thua. Ông đem lòng oán hận Đức Phật từ khi đó. Thế nhưng, trái ngược với ngọn lửa sân si bùng cháy trong ông, Đức Phật lại tắm mát tâm hồn ấy bằng một tình thương vô điều kiện.
Trong xã hội này không ai đáng thương và thật sự đáng ghét cả. Thiện ác trong mỗi người là tương đối, ai cũng có hoa hồng và ai cũng có rác. Vì vậy, dùng tâm yêu thương là cách nhanh nhất để hóa giải hận thù, thu hẹp khoảng cách giữa người với người. Nếu trong cuộc đời này ta đem trái tim yêu thương với ngay cả người thù ghét mình thì người đó không thể thù ghét mãi ta được.
Thật sự, không ai trên cuộc đời này muốn oán ghét nhau. Bởi vì, mỗi ngày sống trong sự ti hiềm, ganh đua, uất hận, thật sự rất mệt mỏi và đáng thương. Thế nhưng, làm thế nào để tháo gỡ nó lại không phải là một việc dễ dàng. Điều đó cần một quyết tâm và một quá trình tu tập bền bỉ. Mỗi ngày, mỗi ngày, ta thầm nhắc mình nhớ cuộc đời là vô thường, vậy nên sống để yêu thương còn không đủ chỗ cớ sao để oán thù chen vô. Có như vậy, tâm ta mới nhẹ nhàng, thảnh thơi, ung dung dạo bước trên đường đời, để cõi Ta Bà này chẳng khác gì Tịnh Độ trần gian.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phật dạy về nhân duyên con người có thọ mạng ngắn dài
Lời Phật dạy 20:00 02/11/2024Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này. Bởi xung quanh ta vô thường luôn khấy đảo, nhiều người lần lượt ra đi lúc tuổi trẻ đầu xanh.
Cầu nguyện mà không cầu xin
Lời Phật dạy 10:15 02/11/2024Người con Phật không chỉ cầu nguyện bình an gia đạo, phát tài, đắc lộc mà phải mong cầu và hướng đến thành tựu phẩm hạnh và giải thoát như các bậc Thánh.
Phước đức từ đâu ra?
Lời Phật dạy 16:00 01/11/2024Vô phước thì vô phần là quan niệm phổ biến trong dân gian. Những ai từng trải nghiệm trong đời hẵn thấy rõ tầm quan trọng của phước báo, bởi lẽ dù cho tài trí đến mấy mà thiếu phước thì chưa chắc đã thành công.
Niệm chết
Lời Phật dạy 10:34 31/10/2024Chết là một sự thật. Mọi giới đều bình đẳng trước nó. Dù muốn hay không, mọi người đều phải hội ngộ với nó một cách bị động.
Xem thêm