Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 10/06/2022, 09:32 AM

Chùa 700 tuổi trên vách núi dựng đứng

Ngôi chùa treo Đại Từ Nham Tự gắn vào vách đá bằng những cột gỗ, che chắn bớt mưa gió.

Chùa treo được biết đến là công trình kiến trúc độc đáo của Trung Quốc. Những ngôi chùa đứng vững trên vách đá cheo leo hàng trăm năm đã cho thấy kỹ năng xây dựng đỉnh cao của người xưa. Bên cạnh Huyền Không Tự 1.500 tuổi nổi tiếng trên núi Hằng Sơn, vùng Giang Nam cũng có một ngôi chùa treo đã tồn tại hơn 700 năm qua - Đại Từ Nham Tự.

Chùa Đại Từ Nham Tự nằm cách thành phố Kiến Đức, tỉnh Chiết Giang khoảng 25 km về phía nam. Chùa Đại Từ Nham bắt đầu xây dựng trong giai đoạn 1297 - 1307 dưới triều nhà Nguyên, tồn tại hơn 700 năm.

Theo sử sách, người sáng lập chùa là nhà sư Mạc Tử Uyên - một bậc cao tăng lỗi lạc thời đó ở Lâm An, Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Tổng thể kiến trúc ngôi chùa với hơn 40 gian, được chống đỡ bởi các cột kèo bằng gỗ và trụ đá. Một phần chùa nhô ra bên ngoài, một phần được xây dựng gắn vào vách đá.

Khác với chùa treo ở phương Bắc, do nằm ở phía nam sông Dương Tử nên cảnh sắc thiên nhiên quanh Đại Từ Nham Tự hài hòa. Ảnh: Sohu

Khác với chùa treo ở phương Bắc, do nằm ở phía nam sông Dương Tử nên cảnh sắc thiên nhiên quanh Đại Từ Nham Tự hài hòa. Ảnh: Sohu

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty

Trong đó, điện chính là nơi thờ tự Địa Tạng Vương Bồ Tát. Điện được xây dựng trong hang động cao 3 m, dài 60 m và rộng hơn 20 m. Phía trên có phần đá nhô ra che chắn cho ngôi cổ tự khỏi nắng mưa. Ngôi chùa ngoài một mặt giáp núi, các phía còn lại cũng được bao bọc bởi núi cao nên thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời không nhiều. Yếu tố vị trí địa lý này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn kiến trúc cổ.

Nơi đây còn nổi tiếng với hai pho tượng lớn. Đầu tiên là một pho tượng Phật tự nhiên, được biết đến là tượng Phật đứng tự nhiên lớn nhất Trung Quốc tính đến nay. Tượng Phật hòa nhập hoàn toàn với thiên nhiên. Khi tỉ mỉ quan sát ngọn núi cao nhất, du khách sẽ thấy ngũ quan của Đức Phật được tạo hình sinh động từ tổ hợp núi đá, hốc đá và cây cỏ. Chuyên gia giám định phần thân pho tượng đá tự nhiên này cao 147 m, phần đầu là 41,3 m và chiều rộng hơn 60 m. Đây được mệnh danh là tượng Phật đứng tự nhiên lớn nhất tại Trung Quốc.

Bên cạnh đó, tại đây còn có tượng Phật Di Lặc ngồi hai mặt, mỗi mặt được điêu khắc với tư thế riêng. Những bức tượng điêu khắc với hình dáng này rất hiếm thấy. Trong đó, một mặt của Đức Phật hướng về những ngọn núi phía xa với tư thế hai tay giấu trong tà áo rộng, gương mặt lộ nét tươi cười. Mặt còn lại hướng về phía ngôi chùa, trong tay cầm chuỗi hạt và túi vải, miệng dường như đang nói.

Tượng Phật Di Lặc hai mặt. Ảnh: Sohu

Tượng Phật Di Lặc hai mặt. Ảnh: Sohu

Tượng Phật đứng tự nhiên trên núi đá. Ảnh: Sohu

Tượng Phật đứng tự nhiên trên núi đá. Ảnh: Sohu

Cuối thu đầu đông, du khách thập phương đến chùa còn choáng ngợp bởi sắc vàng của cây ngân hạnh cổ thụ. Cây ngân hạnh hơn 700 năm tuổi do nhà sư Mạc Tử Uyên trồng, cao 39,5 m, đường kính thân 1,3 m, và 13 tầng tán. Nó được công nhận là "cây cổ thụ đẹp nhất Hàng Châu". Bởi sinh trưởng trên đất Phật, cây ngân hạnh trở thành một biểu tượng của tâm linh. Du khách thường treo những điều ước nguyện của mình lên cây cổ thụ.

Mùa lá vàng của cây ngân hạnh cổ thụ rơi vào khoảng tháng 11-12. Ảnh: Sohu

Mùa lá vàng của cây ngân hạnh cổ thụ rơi vào khoảng tháng 11-12. Ảnh: Sohu

Để đến ngôi chùa này, bạn có thể đi bộ lên núi theo đường cầu thang dọc triền núi dài khoảng 800 m hoặc ngồi cáp treo. Dù bằng cách nào bạn cũng có thể thưởng thức cảnh đẹp dưới núi trong quá trình di chuyển.

Chùa mở cửa đón khách quanh năm, nhưng khách du lịch phần lớn chuộng tham quan vào mùa hè bởi khí hậu mát mẻ, không khí trong lành và núi non trùng điệp. Một chuyến tham quan kéo dài khoảng hai đến ba tiếng. Khách du lịch vào cửa miễn phí, bãi đỗ xe thu vé 10 tệ một lượt (khoảng 35.000 đồng).

Theo VnExpress

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Media 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Thái Tử Tất Đạt Đa tìm đạo giải thoát

Media 11:20 12/03/2024

Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch, Phật tử khắp nơi lại thành tâm làm lễ kỷ niệm ngày xuất gia của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tưởng niệm về sự từ bỏ vĩ đại nhất để tìm ra con đường giải thoát cho chúng sinh.

Những trải nghiệm du xuân độc đáo chỉ có tại núi Bà Đen, Tây Ninh

Media 17:16 02/03/2024

Tham dự nghi thức dâng đăng cầu bình an trong năm mới, xem show nhạc nước ứng dụng những công nghệ lần đầu tiên có tại Việt Nam trước tôn tượng Bồ Tát Di Lặc lớn hàng đầu thế giới, đó là vài trải nghiệm du xuân chỉ có tại núi Bà Đen, Tây Ninh.

Chiêm ngưỡng bức tranh trên trần chánh điện lớn nhất Việt Nam

Media 15:15 29/02/2024

Chùa Diệu Đế với kiến trúc độc đáo, cùng bức tranh “Cửu long ẩn vân”. Đây là bức tranh vẽ trên trần chính điện xưa và lớn nhất Việt Nam.

Xem thêm