Độc đáo giảng đường trăm cột, hơn trăm tuổi trong ngôi chùa cổ Bạc Liêu
Sala (giảng đường) được xây dựng bằng chất liệu gỗ quý với 100 cột, bên trong chùa Khmer cổ ở Bạc Liêu đã tồn tại cách nay hơn 100 năm.
Chùa Buppharam (còn gọi là chùa Hoa) tọa lạc tại xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, cách trung tâm TP Bạc Liêu khoảng 7 km. Đây là một trong những ngôi chùa Khmer lâu đời nhất của tỉnh Bạc Liêu hiện nay.
Người dân địa phương hay gọi chùa Buppharam là chùa Chót, vì theo tuyến đường giao thông từ trung tâm Bạc Liêu đi vào xã Hưng Hội, có 3 ngôi chùa Khmer thì chùa này nằm ở cuối.
Chùa này được xây dựng từ năm 1573, đến nay gần 450 năm. Chùa được đặt tên theo tên của Thượng tọa sáng lập chùa.
Trong khuôn viên chùa có một công trình bằng gỗ hầu như còn nguyên vẹn, được xem là hiếm có hiện nay, đó là ngôi Sala (giảng đường). Công trình này xây dựng từ năm 1915, cách nay đã hơn 100 năm.

Chùa Buppharam được người dân địa phương hay gọi là chùa Chót, tọa lạc ấp Cái Giá, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu và được xây dựng từ năm 1573, đến nay gần 450 năm tuổi.

Theo Thượng tọa Tăng Sa Vong, Trụ trì chùa Chót, cây gỗ dùng để xây dựng Sala có nhiều loại như: cẩm xe (căm xe), cẩm lai, thao lao… được chuyển từ Campuchia về và được những người thợ khóe léo đục đẽo hoa văn, rồi ráp lại thành ngôi Sala.

Ngôi Sala ngang khoảng 10 mét, dài 20 mét, có tổng cộng 100 cây cột lớn, nhỏ đều làm bằng chất liệu gỗ quý.

Trong khuôn viên chùa Chót có một công trình độc đáo, hiếm có bằng gỗ quý gần như còn nguyên vẹn, đó là ngôi Sala (giảng đường) được xây dựng từ năm 1915 (đến nay đã hơn 100 năm).

Ngoài những điêu khắc viền xung quanh, thêm một điểm nổi bật của Sala là hình tượng chim thần Krut. Đây là loài vật dữ, nhưng có tình cảm với Phật pháp.

Ngôi Sala vẫn còn được nhà chùa sử dụng sinh hoạt hàng tháng của chùa như ngày rằm, hoặc ngày 30 âm lịch để tụng kinh, cầu an, cầu siêu…

Ngôi Sala này đã qua trăm năm nhưng theo Thượng tọa Tăng Sa Vong, nhà chùa chưa trùng tu, sửa chữa gì nhiều, chỉ thay một số cây kèo, đòn tay bị mục.

Một số đòn tay đã được thay thế, nhưng dàn cột của ngôi Sala vẫn chưa thay đổi.

Bề mặt gỗ lâu ngày bị phai nhạt, nhưng có độ bền chắc cao, không bị mọt ăn (mọt là một loài ấu trùng đào sâu vào gỗ để phá hỏng thân gỗ).

Những khúc gỗ quý còn lưu giữ ở phía sau ngôi Sala.

Mặt bên hông ngôi Sala trông còn rất đẹp và độc đáo.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Chiêm ngưỡng kiến trúc ngôi chùa hơn 1.000 năm tuổi ở Trà Vinh
Chùa Việt
Chùa Âng tại Trà Vinh được xây dựng từ năm 990, qua 8 lần trùng tu nhưng đến nay vẫn giữ được nét kiến trúc cổ rất đẹp.

Chùa Vân Hồ: Di sản kiến trúc giữa lòng Thủ đô
Chùa Việt
Chùa Vân Hồ, tọa lạc tại số 40 phố Lê Đại Hành, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là một ngôi chùa cổ kính mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa của Thủ đô. Với tên chữ là Sách Tào tự, hay Linh Thông tự, chùa Vân Hồ là một điểm đến tâm linh thu hút đông đảo Phật tử và du khách thập phương.

Khám phá ngôi chùa “không sư” trong hang đá núi lửa triệu năm ở Lý Sơn
Chùa Việt
Không chỉ nổi tiếng với cánh đồng tỏi đặc sản, những đoàn tàu cá vươn khơi, mà huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) còn sở hữu nhiều dấu tích văn hóa – tâm linh kỳ bí. Một trong những địa điểm đặc biệt nhất trên đảo chính là chùa Hang, ngôi chùa 'không sư' nằm ẩn mình trong hang đá núi lửa hàng triệu năm tuổi.

Tái thiết ngôi chùa nằm ở vùng đất chứng kiến vụ thảm sát Mỹ Lai
Chùa Việt
Chùa Bảo Lâm, nguyên thôn Mỹ Lại, xã Sơn Mỹ, sau năm 1975 là thôn Khê Ba, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, nay thuộc TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
Xem thêm