Vẻ đẹp ngôi cổ tự được cho là một trong những chùa cổ nhất miền Trung
Có tuổi đời hơn 700 năm, Chùa Hoằng Phúc được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung. Ngôi cổ tự không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng cho người dân địa phương mà còn là địa chỉ tham bái của du khách thập phương.
Chùa Hoằng Phúc nằm trên địa phận xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình). Ngôi chùa tọa lạc trên một vùng đất cao ráo, rộng gần 10.000m2, ở phía hữu ngạn sông Kiến Giang. Diện tích thực được đưa vào sử dụng chỉ tầm 100m2. Phần diện tích còn lại chủ yếu là ao hồ và đất canh tác cho nhân dân trong vùng.
Không ai rõ chùa được xây dựng từ thời gian nào, chỉ biết theo lời truyền thì năm 1301, Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã đến thuyết pháp, truyền giảng đạo lí tại ngay chính ngôi chùa này. Như vậy ngôi chùa này cũng đã có trên 700 năm tuổi, là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung.
Chùa Hoằng Phúc vốn bắt nguồn từ am thờ Phật mang tên Tri Kiến Am. Theo sử cũ chép lại, tháng 3 năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đường viễn du ghé qua chùa Am Tri Kiến, sau đó ngài đổi tên thành Am Kính Thiên. Năm 1609, trên đường đi qua đất Thuận Hóa, chúa Nguyễn Hoàng cũng đã đến nghỉ tại Am Kính Thiên và sau đó không lâu, chúa Nguyễn Hoàng đã cho dựng chùa lớn ngay trên nền am cũ và đặt tên là Chùa Kính Thiên.
Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu ra thăm Chùa Kính Thiên rồi cấp tiền tu sửa, ban cho một biển đề tên chùa “Kính Thiên Tự” và một biển đề đại tự: “Vô song phúc địa” (đất phúc khôn sánh). Cùng với đó ngự chế 5 câu đối treo ở chùa. Năm Minh Mạng thứ hai (1821), trong chuyến ngự giá Bắc Tuần, vua ghé thăm chùa Kính Thiên và cho đổi tên chùa là “Hoằng Phúc Tự” (Phúc lớn).
Trải qua bao biến thiên thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của thời gian, của chiến tranh, Chùa Hoằng Phúc bị hư hại nghiêm trọng. Ngôi cổ tự sau đó được phục dựng, tôn tạo theo hướng giữ nguyên trạng chùa cũ (lối chùa cổ thời nhà Trần).
Chùa còn lưu giữ lại một số hiện vật như tượng Phật bà Quán thế âm Bồ Tát, Địa tạng Vương Bồ Tát cùng một số pháp khí bằng đồng được đúc rất tinh xảo.
Điện thờ được bài trí trang nghiêm.
Tượng La Hán tại chùa Hoằng Phúc.
Chùa Hoằng Phúc không chỉ phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng cho người dân mà còn phục vụ nhu cầu tham quan, lễ phật của du khách thập phương.
Với những giá trị về văn hóa, lịch sử mang trong mình, vào tháng 12/2015, Chùa Hoằng Phúc được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Việt 14:07 01/11/2024Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.
Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi
Chùa Việt 10:58 31/10/2024Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi.
Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng
Chùa Việt 20:32 30/10/2024Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.
Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận
Chùa Việt 12:30 30/10/2024Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…
Xem thêm