Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 20/05/2022, 16:02 PM

Chùa Bửu Long, niềm tự hào của kiến trúc Phật giáo Nam tông

Cách trung tâm TPHCM hơn 20km, chùa Bửu Long là ngôi chùa nổi tiếng của TPHCM, là niềm tự hào của kiến trúc Phật giáo Nam tông.

Chùa Bửu Long có tên chính thức là Thiền viện Tổ đình Bửu Long, tọa lạc tại số 81 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, TPHCM. Nơi đây còn được biết đến với một cái tên khác là chùa Xá Lợi, vì chùa có rất nhiều xá lợi của Phật và các thánh tăng.

Dấu ấn của sự giao thoa văn hóa

Chùa thuộc hệ phái Phật giáo nguyên thủy Nam tông, do cư sĩ Võ Hà Thuật lập năm 1942. Đến năm 2007, chùa được đầu tư xây dựng và trùng tu. Chùa Bửu Long mang nét kiến trúc các chùa ở Thái Lan, Ấn Độ, kết hợp cùng kiến trúc các chùa thời nhà Nguyễn.

Điểm nhấn của chùa Bửu Long là tòa bảo tháp có tên gọi Gotama Cetiya, được thi công xây dựng từ năm 2007, hoàn thành sau 6 năm. Bảo tháp Gotama Cetiya là nơi thờ xá lợi Phật và các Chư Thánh Tăng. Tòa bảo tháp rộng trên 2.000 m², cao 70 m, được xây dựng theo nét của văn hóa Phù Nam.

Đường dẫn vào chùa Bửu Long rợp bóng cây xanh.

Đường dẫn vào chùa Bửu Long rợp bóng cây xanh.

Gotama Cetiya được coi là tòa bảo tháp có quy mô lớn nhất Việt Nam với 5 tháp lớn nhỏ, tháp chính điện ở trung tâm cao và lớn nhất với 7 tầng. Tầng trệt và tầng 2 là hội trường, tầng 3 và 4 là hai thiền đường, tầng 5 là tháp tôn trí xá lợi Phật và chư vị thánh tăng.

Xung quanh tòa tháp trung tâm 7 tầng là 4 tháp nhỏ có các tên gọi: Đản sinh, Thành đạo, Pháp luân và Niết bàn. Tất cả các tòa tháp đều được sơn màu trắng với phần mái thiết kế kiểu chóp nhọn dát đồng thau, tôn lên nét cổ kính, hoành tráng, khiến công trình trở nên nổi bật giữa rừng cây.

Các cầu thang dẫn lên chính điện tòa tháp trung tâm được trang trí hình rồng ngậm hạt minh châu đắp nổi đầy khỏe khoắn. Hệ thống mái vòm, cửa sổ, cửa chính được tạo bởi hoa văn, phù điêu đắp nổi cầu kỳ, mang đậm dấu ấn của nền văn minh lưu vực sông Ấn và văn hóa Việt Nam.

Chuyến hành hương ba ngôi chùa Nam Tông Khmer ở Bạc Liêu

Chùa Bửu Long mang nét kiến trúc các chùa ở Thái Lan, Ấn Độ, kết hợp cùng kiến trúc các chùa thời nhà Nguyễn.

Chùa Bửu Long mang nét kiến trúc các chùa ở Thái Lan, Ấn Độ, kết hợp cùng kiến trúc các chùa thời nhà Nguyễn.

Trước tòa bảo tháp là hồ nước hình bán nguyệt, quanh năm xanh màu ngọc bích. Hồ có diện tích 280 m2, xung quanh là các cây thạch đăng tự cùng tượng hạc đứng trên lưng rùa, một khung cảnh quen thuộc trong các ngôi chùa ở Việt Nam. Việc đặt hồ nước trước chùa cũng chính là kiểu kiến trúc phổ biến của các ngôi chùa Việt truyền thống.

Điều này cho thấy sự giao thoa văn hóa giữa các nước trong khu vực với Việt Nam, qua đó thể hiện sự hòa hợp của Phật giáo Nam Tông với văn hóa Phật giáo Việt Nam nói chung.

Năm 2019, chùa Bửu Long đã được tạp chí National Geographic của Hoa Kỳ bình chọn là một trong 10 công trình kiến trúc Phật giáo có thiết kế đẹp nhất thế giới.

Ngôi chùa "không nhang khói"

Chùa Bửu Long là nơi rất hợp để chụp hình, tuy nhiên khi bước vào chùa, bạn không nên chụp hình tránh gây ồn ào làm mất sự uy nghiêm và linh thiêng vốn có.

Trong khuôn viên chùa có chỗ nghỉ chân để ăn uống và có một quán bán đồ ăn chay rất đáng để trải nghiệm, đặc biệt có món bún Huế chay và bún chả giò chay rất ngon, thường hay bán hết sớm. Giá cả cũng rất bình dân, chỉ với 20.000 đồng cho mỗi suất.

Vì nằm cách xa trung tâm TPHCM, giữa núi rừng thiên nhiên thoáng đãng, chùa Bửu Long luôn hòa hợp với cây cối xung quanh. Nơi đây được nhiều người lựa chọn làm điểm đến chay tịnh để ngồi thiền, hay chỉ đơn giản là ngắm nhìn khung cảnh bình yên, tạm quên đi những xô bồ của cuộc sống hối hả thường ngày.

Được mệnh danh là ngôi chùa "không nhang khói", du khách đến chùa Bửu Long chỉ chiêm bái cầu nguyện chứ không thắp hương trong chùa như thường thấy. Nét nguy nga, linh thiêng của chánh điện chắc chắn sẽ chinh phục những tâm hồn yêu cái đẹp từ cái nhìn đầu tiên.

Ngoài ra, du khách còn được lắng nghe các vị hòa thượng trong chùa giảng bài, đọc kinh Tạng Pali hay chiêm ngưỡng cây bồ đề được chiết từ nhánh của cây chính - nơi Đức Phật tu thành chính quả tại Ấn Độ.

Chùa Bửu Long giữa núi rừng thiên nhiên thoáng đãng

Chùa Bửu Long giữa núi rừng thiên nhiên thoáng đãng

Chùm ảnh: Kiến trúc đặc sắc của chùa Kh’Leang ở Sóc Trăng

Thả hồn giữa không gian xanh mát, lắng nghe thanh âm của hàng trăm chiếc chuông gió trên nóc tòa bảo tháp Gotama Cetiya, du khách sẽ cảm thấy trân quý hơn những khoảnh khắc bình yên, bỏ qua những phiền muộn của cuộc sống.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ngôi chùa nằm giữa lưng chừng trời

Chùa Việt 20:34 03/11/2024

 Ngôi chùa Khmer mang tên Phnom Ta Pa nổi danh bởi vẻ đẹp độc đáo và tọa lạc trên ngọn núi Tà Pạ (xã Núi Tô, H.Tri Tôn, An Giang), với độ cao 45 m so với mặt đất.

Ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nam, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá

Chùa Việt 09:15 03/11/2024

Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6.

Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm

Chùa Việt 14:07 01/11/2024

Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.

Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi

Chùa Việt 10:58 31/10/2024

Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi. 

Xem thêm