Thứ năm, 09/01/2020, 13:51 PM

Chuyến hành hương ba ngôi chùa Nam Tông Khmer ở Bạc Liêu

Trong lúc truyền thông và dư luận nín thở dõi theo tình hình Trung Đông xoay quanh các dàn phóng tên lửa Mỹ và Iran, rời máy tính, ba lô lên đường hành hương thực hiện một duyên có được từ lời giới thiệu mấy năm trước về ba ngôi chùa Khmer ở cùng xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

 >> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về chùa Việt 

Chú sĩ quan an ninh rời quê chốn ấy phục vụ ở cơ quan gần nhà tôi thủ thỉ chia sẻ: "Quê em có ba ngôi chùa của bà con dân tộc Khmer được nôm na gọi: Chùa Đầu, chùa Giữa, chùa Chót - có dịp anh hãy viếng nhé! Ngay tên chùa - theo cách gọi dân gian, đã lạ lẫm!

Một chuyến hành hương đáng nhớ 

“Kế hoạch” đã tính, vậy mà đủ duyên viếng chốn thiêng phải đến ..mấy năm! Nên tôi nâng niu từng bước chân khẽ khàng trãi nghiệm hành trình, tâm linh, kiến trúc, làng quê, những cảm xúc … Và, khi ngồi gõ những dòng này ngay sau chuyến đi hầu chia sẻ, nhận ra lắng đọng thiệt nhiều!

DSC00958

Chùa Đầu trang nghiêm, hoành tráng, kỳ vĩ và huyền bí 

Bài liên quan

Sau hành trình trên quốc lộ 1, dừng ở Chợ Bạc Liêu, xe gắn máy đèo chừng 5 cây số cắt nội ô thành phố trẻ, băng qua ngõ cầu Tôn Đức Thắng rẽ vào đường về địa danh Sóc Đồn - nơi đặt văn phòng cơ quan hành chính xã Hưng Hội – huyện Vĩnh Lợi.

Chùa Đầu (Ghositaram) chính là nơi dừng đầu tiên! Một khối công trình cao vượt qua tường rào xám rêu phong, vút qua tầm thốt nốt tháp thoáng các tháp – mái cong, phù điêu đặc trứng kiến trúc chùa Nam tông Khmer nhưng trãi trong một diện tích khá rộng, từng cụm công trình thành phần gián cách nhau và ngự trên các nền cao, giữa các tiểu công trình lô nhô cây nhỏ xao xác lá khô bên dưới.

Nắng chang chang, vậy mà bồ câu chấp chới tung cánh từng đàn rồi rợp trên mái ngói cũ kỹ hay nghỉ ngơi nơi các phù điêu nữ thần trên cao cao, bồ câu dạn dĩ trong nắng cận tết cứ như truyền đi thông điệp hòa bình từ ái sống động.

Quý Sư trẻ đang lao tác ngoài, phá dỡ các khối bê tông, dằn nền chuẩn bị xây dựng một công trình mới trên đất cũ, không xa đàn bồ câu chấp chới trên mái ngói cong cong…

DSC00822
Bài liên quan

Chùa rộng, nhẹ chân một vòng qua vườn cây nhỏ, đến chính điện – nơi từng được một số tờ báo ghi nhận rằng có nền cao nhất trong các chính điện chùa Khmer ở Việt Nam. Công trình kiên cố, cao, nhưng vẫn theo đúng mô típ chuẩn mực các chính điện chùa Khmer tôi từng viếng: Poti Sôm rôm (Cần Thơ), Chùa Âng (Trà Vinh).. Khác biệt ở đây chính lầu cao thiết kế tinh xảo có nét gần với lối kiến trúc chính điện các thánh thất Cao Đài, đòi hỏi nhiều công phu. Người viết chưa từng thấy một chính điện chùa Khmer nào có lầu như thế và đẹp đến thế, từ bên trên dễ dàng quan sát bến dứoi, nơi hành lễ. Chưa hết, tam bảo, như mọi chùa Khmer, theo hệ phái Nam Tông, tượng Phật Thích Ca nghiêm cẩn, từ ái, với phong cách riêng.

Ở Chùa Đầu, tường chính điện vẫn câu chuyện sinh động bằng hình về cuộc đời Đức Phật, nhưng không đơn giản vẽ lên tường, các khuôn hình được đắp nổi! Trước tam bảo, một khung kính trong suốt song ngữ Việt- Khmer: bàn chân Đức Phật. Khẽ chân nhẹ bước vòng ngoài chính diện chính bao lơn ở lớp hành lang đặc sắc ôm ấp chính điện bên trong, với các cột cỡ lớn, họa tiết, và có hể từ hành lang ấy quan sát xung quanh đất chùa, lớp hành lang “bổ túc” thêm chính khác biệt ở các  công trình chính điện Phật giáo Khmer, và cũng từng thấy nét tương đồng ở các chính điện Cao Đài.

DSC00825

Chùa Đầu được bao bọc bởi tường rào cao và một màu xám đen không phủ nhũ đồng như một số nơi, càng tôn nét cũ của toàn bộ khối kiến trúc bên trong. Bên ngoài tường rào, ven hương lộ, có một lớp tường thấp rêu phong đổ nát, dấu vết công trình cũ; ấn tượng bởi hàng thốt nốt cao lớn hình thành tường rào tự nhiên rất đẹp, cây cỡ tay ôm, thân vút trong nắng cháy…

Chùa Đầu có từ 1860 - hai năm sau khi Pháp tấn công Việt Nam ở Đà Nẵng (1858), hiện do Hòa Thượng Hữu Hinh, bậc tôn túc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì.

Chùa Giữa trẻ nhất trong ba ngôi chùa 

DSC00833

Từ Chùa Đầu ở ấp Cù Lao, theo một lối rẽ qua cổng ấp Cái Giá cùng xã, chừng 1 cây số đường làng, qua các cánh đồng xanh tươi trong nắng chiều hơi nhạt, thôn ấp thanh bình, lại thêm một lối rẽ, hai hàng cờ Phật giáo trang nghiêm chào đón, đến chùa.

Chùa Giữa (Soryaram) có từ 1937, thời Pháp thuộc. Một tấm bia trang trọng ở gần cổng có thông tin khai sơn tạo tự và hình ảnh nhị vị hòa thượng sáng lập chùa. Nét no0ong thôn hiện rõ nơi đây qua ao sen xanh tốt trước Tượng Phật lộ thiên và ngay bên ngoài các tàng cây thả cành nghiêng thân, mấy chú bé người  dân tộc Khmer leo trèo tít tắp hái me! Một ngôi chùa nhỏ dung dị ở đồng quê… 

Chùa Chót - Không ít bí ẩn về lịch sử 

DSC00909

Thêm một cây số đường làng, qua những cánh đồng và rẫy, cảnh nông phu chăm tưới cần lao, trẻ thơ tan trường ấm êm thông điệp cuộc sống thái bình. Từ xa xa đã nhận ra Chùa Chót (Buppharam) bởi Tượng Phật tọa thiền chuyển pháp luân, tượng trên đài cao, một màu trắng như tuyết trong nắng nhẹ, ấn tượng.

Cổng chùa bề thế, kiên cố, không khác cổng thành trong các phim cổ trang. Tôi choáng ngợp bởi không gian vật chất và tâm linh ở cuối hành trình và khi chiều đang buông nhanh. Duyên may được đảnh lễ quý Thượng tọa trú trì Tăng Sa Vông, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bạc Liêu đặc trách Nam Tông Khmer. Ngài ân cần tiếp CTV Phatgiao.org.vn ở trường kỷ phòng khách, ân cần chia sẻ về lịch sử ngôi chùa thiêng, người ngờ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác và nhận ra bàn phím, máy tính cùng google không tường tận mọi nhẽ!

Bài liên quan

Chùa Chót, ở cuối một cung đường quê và ý tứ “chót” có lẽ chỉ có vậy. Theo Thượng tọa trụ trì, đây là cổ tự ở Bạc Liêu chỉ sau chùa Cũ Hòa Bình, có từ nữa đầu thế kỷ XVI. Chùa đã qua ba lần dịch chuyển vị trí trong cùng vùng đất này, với khoảng  cách thời gian thay đổi địa điểm không xa.

Như vậy, mốc 1860 khai sơn tạo tự chùa Đầu có khoảng cách rất xa rất mới so vói thời điểm hình thành chùa Chót. Thượng tọa cho biết ngài ở vị trí thứ 42 trong cương vị trụ trì, chưa kể giai đoạn dài thiếu thứ liệu xác tín, những bậc trụ trì không được biết vì quá xa xưa. Ngài giới thiệu hai tượng đá và gỗ, trong đấy tượng Phật bằng đá được cho có niên đại gần giai đoạn hình thành chùa, tức cổ vật. Ngài cũng giới thiệu và hai chiếc thuyền xưa, một ghe ngo hải quân và một phương tiện hậu cần trên mặt nước hiện do chùa coi sóc.

Chùa đang xây dựng, công nhân và ô tô vật tư ầm ì vào ra… Ngôi giảng đường bằng gỗ màu thời gian đen bóng nổi bật, khá đẹp, tương tự ngôi giảng đường từng thấy ở chùa Đìa Chuối cũng ở Bạc Liêu.

Chính mốc thời gian khai sơn tạo tự của chùa Chót tạo nên cảm xúc mạnh mẽ bất ngờ khiến đường về đầy suy tư…

Từ một chuyến hành hương

DSC00959
Bài liên quan

Về công tác bảo tồn bảo tàng ở các nhà chùa, và riêng chùa thuộc hệ phái Nam Tông Khmer, trong thực tế, tôi có chút lo lắng. Thông tin về mở rộng lộ giới sẽ đe dọa tường rào cũ của chùa Đầu cùng hàng thốt nốt vô giá (có lẽ là những cội thốt nốt lớn và đẹp nhất vùng Bạc Liêu?) khiến quý sư và bà con (cùng người viết) bức bối, cân đo sao lợi hại được mất và cẩn trọng như thế nào khi chạm đến các công trình cũ xưa, các đối tượng cần bảo tồn bảo tàng, ở các cơ sở Phật giáo.

Cảm xúc lo khi nhìn ghe ngo cổ vật mục nát ở Chùa Pô Thi Sôm Rôm quay lại khi quan sát các cội thốt nốt bên đường, cùng tường rào cũ có khả năng bị tháo dỡ bỏ khi đường cới nới. Cũng lo khi nghe Thượng tọa Tăng Sa Vông thuyết minh về hai pho tượng cổ, về nhiều lẽ…

Đường về trong đêm, quốc lộ vắng, ô tô chạy nhanh. Bao nhiêu phẩm vật thôn quê trong ba lô, cây trái, bánh quê, và cảm xúc trong lòng về ba ngôi chùa cùng xã, hình thành ở các thời điểm rất khác nhau, câu chuyện về các  ngôi chùa ấy cũng khác nốt tương tự phong cách kiến trúc riêng mỗi chốn.

Ở vùng Bạc Liêu có một ngôi chùa Khmer có từ nữa đàu thế kỷ XVI, bạn nhé!

Một số hình ảnh khác được tác giả ghi lại: 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bảo vật quốc gia chuông chùa Thiên Mụ

Chùa Việt 09:28 19/12/2024

Chùa Thiên Mụ, nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Huế mà còn là một công trình kiến trúc và văn hóa có giá trị lịch sử sâu sắc.

Độc đáo ngôi chùa cổ ở TP. HCM được trang trí bằng 30 tấn mảnh sành, sứ

Chùa Việt 09:37 18/12/2024

Mất khoảng 20.000 ngày công để gắn hơn 30 tấn mảnh sành, sứ phế liệu lên toàn bộ công trình, chùa An Phú sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam, trở thành ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất TPHCM.

Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TPHCM

Chùa Việt 10:02 09/12/2024

Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TPHCM, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ giàu có, sau khi chết tái sinh thành công chúa.

Chiêm ngưỡng nhiều cảnh “độc, lạ” ở chùa Linh Sơn

Chùa Việt 09:37 07/12/2024

Nằm trên gò cao bên triền núi Ba Thê, chùa Linh Sơn có kiến trúc nghệ thuật độc đáo trong quần thể di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn). Từ lâu, nơi đây được xem là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng khắp vùng. Tham quan ngôi chùa trăm năm tuổi, chúng ta sẽ cảm nhận vẻ đẹp an yên, thanh tịnh ở đây.

Xem thêm