Chùa Cam Lộ ở tỉnh Quảng Trị có bảo tháp thờ Phật và Xá lợi Phật cao nhất Việt Nam

Trải qua bao cuộc bể dâu, chùa Cam Lộ tọa lạc tại thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) được tu bổ, xây dựng khang trang nhờ công đức phát nguyện của phật tử. Ngôi chùa này đã được xác lập kỷ lục có Bảo tháp thờ Phật và Xá lợi Phật cao nhất Việt Nam.

 Tiếng chuông chùa mang thiện lành đến dân gian

Chùa Cam Lộ toạ lạc ở thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Chốn thiền linh này đã trở thành nơi lui tới quen thuộc của hàng ngàn phật tử cùng nhân dân trong và ngoài tỉnh Quảng Trị. Đến với với ngôi Đại hùng Bảo điện uy nghi và linh thiêng này, ai nấy đều cảm thấy thanh thản, bình yên.

Toàn cảnh chùa Cam Lộ - ngôi chùa được cho là linh thiêng, nhiều người chiêm bái tọa lạc tại thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Ngọc Vũ.

Toàn cảnh chùa Cam Lộ - ngôi chùa được cho là linh thiêng, nhiều người chiêm bái tọa lạc tại thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Ngọc Vũ.

Chùa Cam Lộ hình thành năm 1940. Ban đầu phải đặt tạm tại nhà phật tử. Mãi đến năm 1952, chùa được xây dựng khá nhỏ và đơn giản nhưng không kém phần trang nghiêm. Thời gian sau đó, số lượng phật tử ngày càng đông, chùa cứ thế mở rộng, tu bổ thêm.

Tượng Phật ở tầng 10, bảo tháp chùa Cam Lộ. Ảnh: Ngọc Vũ.

Tượng Phật ở tầng 10, bảo tháp chùa Cam Lộ. Ảnh: Ngọc Vũ.

Thời kỳ phát triển nhất của chùa Cam Lộ có lẽ tính từ tháng 6/2001, khi Thượng toạ Thích Thiện Tấn được bổ nhiệm làm trụ trì.

Nhận thấy chùa Cam Lộ đã cũ kỹ, hư hỏng quá nhiều, Thượng toạ Thích Thiện Tấn đã phát nguyện, lập ra ban kiến thiết gồm các vị cao tăng, phật tử có uy tín để vận động kinh phí xây dựng lại chùa.

Chùa Cam Lộ có toà bảo tháp 10 tầng, cao 38 mét, được xác lập kỷ lục là bảo tháp thờ Phật và Xá lợi Phật cao nhất Việt Nam. Ảnh: Ngọc Vũ.

Chùa Cam Lộ có toà bảo tháp 10 tầng, cao 38 mét, được xác lập kỷ lục là bảo tháp thờ Phật và Xá lợi Phật cao nhất Việt Nam. Ảnh: Ngọc Vũ.

Khởi công từ tháng 9/2002, đến tháng 7/2006 thì khánh thành, chùa Cam Lộ là ngôi Đại hùng Bảo điện lớn và đẹp nhất tỉnh Quảng Trị tính đến thời điểm này.

Từ ngày được tu bổ lại, mỗi năm chùa Cam Lộ thu hút hàng vạn lượt phật tử, khách tham quan, đặc biệt là thời điểm chưa xảy ra dịch bệnh Covid-19.

Bên trong tầng 10 của toà bảo tháp chùa Cam Lộ thờ Phật và Xá lợi Phật. Ảnh: Ngọc Vũ.

Bên trong tầng 10 của toà bảo tháp chùa Cam Lộ thờ Phật và Xá lợi Phật. Ảnh: Ngọc Vũ.

Ông Nguyễn Văn Huy (một doanh nhân ở Quảng Trị) chia sẻ, đến chùa Cam Lộ chiêm bái phật, được nghe các vị chư tăng giảng đạo Phật, dạy cách sống, rủ bỏ muộn phiền, ông cảm thấy thanh thản, giảm được áp lực trong cuộc sống.

Một người dân khác sống gần chùa Cam Lộ cho hay, thường xuyên vào chùa lễ phật, nói với phật những điều thầm kín để trong lòng nhẹ nhỏm hơn.

Bên trong động phật ở chùa Cam Lộ. Những tượng phật nhỏ gắn trong động là do phật tự phát nguyện cúng dường. Ảnh: Ngọc Vũ.

Bên trong động phật ở chùa Cam Lộ. Những tượng phật nhỏ gắn trong động là do phật tự phát nguyện cúng dường. Ảnh: Ngọc Vũ.

Nhiều người sống tại Cam Lộ chia sẻ, họ thường xuyên nghe kinh phật rồi dần dần đi vào tiềm thức, cách sống, trở thành nét văn hoá của người dân nơi đây. Điều đó góp phần lý giải tại sao đa số con người Cam Lộ đều hiền lành, chất phác, vui tươi và nhiệt tình như lời phật dạy "từ bi hỷ xả".

Xác lập kỷ lục Việt Nam

Rất nhiều người dân Cam Lộ có thói quen mỗi buổi sáng thức dậy đều ngưỡng vọng về toà bảo tháp 10 tầng, cao 38m ở chùa Cam Lộ (xây dựng 2012, hoàn thành 2014). Lý do là bảo tháp này thờ Phật và Xá lợi Phật.

Xá lợi Phật được đặt trong các toà tháp mô hình, thờ tại tầng 10 của bảo tháp chùa Cam Lộ. Đây là nơi quan trọng nhất của chùa Cam Lộ. Mỗi độ tết đến xuân về, có hàng ngàn phật tử và người dân cố gắng chờ đợi để đến lượt leo lên tầng 10 chiêm bái Xá lợi Phật. Ảnh: Ngọc Vũ.

Xá lợi Phật được đặt trong các toà tháp mô hình, thờ tại tầng 10 của bảo tháp chùa Cam Lộ. Đây là nơi quan trọng nhất của chùa Cam Lộ. Mỗi độ tết đến xuân về, có hàng ngàn phật tử và người dân cố gắng chờ đợi để đến lượt leo lên tầng 10 chiêm bái Xá lợi Phật. Ảnh: Ngọc Vũ.

Hướng về đức Phật khi vừa thức giấc, điều đó nhắc nhớ mỗi người phải lễ độ, từ bi trong từng câu nói, hành động của mình. Đó cũng là điều mong muốn của chư tăng chùa Cam Lộ.

Ngày 21/5/2016, nhân Đại lễ Phật đản - Phật lịch 2560, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã công bố và trao bằng xác lập chùa Cam Lộ có Bảo tháp thờ Phật và Xá lợi Phật cao nhất Việt Nam.

Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục cùa Cam Lộ có bảo tháp thờ Phật và Xá lợi Phật cao nhất Việt Nam. Ảnh: Ngọc Vũ.

Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục cùa Cam Lộ có bảo tháp thờ Phật và Xá lợi Phật cao nhất Việt Nam. Ảnh: Ngọc Vũ.

Đây không chỉ là niềm tự hào của chư tăng chùa Cam Lộ mà còn của cả người dân Quảng Trị.

Ở mỗi tầng của bảo tháp đều thờ tượng phật, riêng tầng 10 thờ tượng phật và có cả xá lợi phật.

Phật tử chùa Cam Lộ tụng kinh niệm phật hàng ngày. Ảnh: Ngọc Vũ.

Phật tử chùa Cam Lộ tụng kinh niệm phật hàng ngày. Ảnh: Ngọc Vũ.

Hoà thượng Thích Thiện Tấn – Uỷ viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện chủ chùa Cam Lộ cho hay, trải qua bao thăng trầm, chùa Cam Lộ dù được xây dựng, tu bổ khang trang hơn nhiều nhưng vẫn là ngôi chùa có bề dày lịch sử, được người dân, phật tử đến chiêm bái.

Chùa Cam Lộ được Liên hiệp các hội Unesco Việt Nam chứng nhận là Linh cổ tự của Việt Nam. Ảnh: Ngọc Vũ.

Chùa Cam Lộ được Liên hiệp các hội Unesco Việt Nam chứng nhận là Linh cổ tự của Việt Nam. Ảnh: Ngọc Vũ.

Chư tăng, phật tử chùa Cam Lộ sẽ tiếp tục đem tâm đức, trí tuệ của nhà phật truyền bá rộng rãi nhằm giúp con người hướng thiện, góp phần bảo đảm an ninh trật tự…

"Khi con người thấm nhuần tư tưởng, giáo lý nhà phật thì sẽ hướng thiện, từ bi hỷ xả, từ đó không làm việc sai với đạo đức, pháp luật thì an ninh trật tự được đảm bảo. Đó là mong muốn của chư tăng, phật tử chùa Cam Lộ nói riêng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung" - Hoà thượng Thích Thiện Tấn chia sẻ.

Ngôi chùa có tượng Quan thế âm Bồ tát cao lớn, được nhiều người ngưỡng vọng. Chùa Cam Lộ trở thành nơi giao lưu văn hoá, gặp gỡ, truyền những ý nguyện, hành động tốt đẹp của nhân dân. Ảnh: Ngọc Vũ.

Ngôi chùa có tượng Quan thế âm Bồ tát cao lớn, được nhiều người ngưỡng vọng. Chùa Cam Lộ trở thành nơi giao lưu văn hoá, gặp gỡ, truyền những ý nguyện, hành động tốt đẹp của nhân dân. Ảnh: Ngọc Vũ.

Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ Trần Anh Tuấn cho biết, năm 2020 Cam Lộ trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Quảng Trị. Đạt được thành tựu đó là nhờ sự đồng lòng hợp sức của cả hệ thống chính trị, quân và dân huyện nhà. Bên cạnh đó còn nhờ đóng góp rất lớn của chư tăng, phật tử chùa Cam Lộ đã tuyên truyền, giúp người dân hướng thiện, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

BTS Phật giáo TP.HCM thăm, chúc mừng Bộ Tư lệnh TP dịp 22/12

Tin tức 16:46 22/12/2024

Đoàn Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM ngày 20/12 đã đến Trụ sở Bộ Tư lệnh TP.HCM thăm và chúc mừng nhân Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).

Hà Nội: Chư tôn đức GHPGVN chúc mừng Giáng sinh năm 2024

Tin tức 13:57 22/12/2024

Sáng nay, 22-12, chư tôn đức GHPGVN đã tới Tòa Giám mục Hà Nội chúc mừng giáo dân Công giáo nhân mùa Giáng sinh năm 2024.

Quảng Ngãi: BTS GHPGVN huyện Tư Nghĩa tổng kết Phật sự năm 2024

Tin tức 12:00 22/12/2024

Tại Văn phòng Ban Trị sự - Sắc tứ chùa An Long - La hà, Tư Nghĩa, ngày 21/12/2024 nhằm ngày 21/11/năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Tư Nghĩa đã tổ chức Hội nghị tổng kết Phật sự năm 2024 và dự thảo phương hướng hoạt động năm 2025.

Ban TT-TT Phật giáo TP.HCM điều chỉnh nhân sự

Tin tức 20:25 21/12/2024

Quyết định điều chỉnh được công bố và trao đến các nhân sự liên quan chiều nay, 21/12, nhân hội nghị tổng kết hoạt động Phật sự năm 2024 và đề ra phương hướng năm 2025 của Ban, tại Báo Giác Ngộ.

Xem thêm