Chùa Láng - "Đệ nhất tùng lâm" của Hà Nội xưa
Chùa Chiêu Thiền, hay còn gọi là chùa Láng, dù đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội với một vẻ đẹp lưu giữ nhiều thăng trầm của thời gian.
Chiêu Thiền Tự được xây dựng từ giữa thế kỷ XII ngay trên nền nhà Phụ mẫu của thiền sư Từ Đạo Hạnh, thuộc xã Yên Lãng, tổng Hạ, huyện Vĩnh Thuận, sau này chính là làng Láng – ngôi làng cổ nằm bên sông Tô Lịch. Ngôi chùa đã được trung tu lại khá nhiều vào giữa thế kỷ XIX.


Chùa Láng mang một vẻ đẹp hài hòa với quần thể kiến trúc cân xứng. Các công trình kiến trúc bên trong chùa được thiết kế các lối đi, sân vườn và những hàng cây cổ thụ rợp bóng, tạo thành một không gian tĩnh mịch, cổ kính. Chùa Láng xưa được mệnh danh là “Đệ nhất tùng lâm”, bởi nơi đây có rừng thông đẹp nhất phía Tây kinh thành Thăng Long.


Theo tấm bia có từ thời Thịnh Đức, trước đây, Chùa Láng có 100 gian, được xây theo kiểu nội công ngoại quốc. Đây là lối kiến trúc có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường với nhà hậu đường, tạo thành khung hình chữ nhật khép kín; ở giữa là nhà thiêu hương hoặc thượng điện.


Chùa Láng có ba lớp tam quan mang nét nghệ thuật của thời Lý.
Cổng chùa bao gồm bốn cột vuông với ba mái cong không trùm lên cột mà được gắn vào sườn cột, mái giữa cao hơn mái bên, gần giống với lối kiến trúc trong cung vua chúa thời xưa. Sân chùa được làm từ gạch Bát Tràng, giữa sân ngôi nhà Bát giác, phía trước có sập đá là nơi đặt kiệu thánh trước ngày khai hội.
Cổng tam quan dẫn vào sân chùa có đôi câu đối viết theo lối Khải thư, được ghép bằng những mảnh sứ màu xanh càng làm tăng thêm vẻ trang nghiêm cổ kính và hoành tráng của ngôi chùa. Qua nhà Bát giác là đến các công trình chính trong chùa như nhà bái đường, nhà thiêu hương, thượng điện, các dãy hành lang, nhà tổ, tăng phòng, Động thập điện Diêm Vương miêu tả những hình phạt ở các tầng địa ngục.




Bên trong chùa còn lưu giữ khoảng 198 pho tượng lớn nhỏ, tiêu biểu là tượng Lý Thần Tông ngồi trên ngai vàng và tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh. Hiện nay chùa còn bảo quản 39 hoành phi, 31 câu đối, 15 tấm bia đá, lưu giữ 12 đạo sắc phong của các vua triều Lê, Tây Sơn và Nguyễn. Trước đây, chùa còn có cuốn kinh bằng đồng lá (Bát diệp đồng thư) của vua Lý thường dùng để tụng niệm, nay đã bị thất lạc.



Ngày nay, mặc dù quanh chùa là phố xa tấp nập, náo nhiệt nhưng chỉ cần bước chân vào chùa, du khách sẽ ngay lập tức cảm nhận được bầu không gian tĩnh lặng, bình yên, tách biệt đời sống bên ngoài. Đây cũng là địa điểm du lịch tâm linh đầu năm mới được nhiều lựa chọn mỗi dịp xuân về.


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Ghé thăm ngôi chùa kiến trúc Tây Tạng độc đáo ở Hà Nội
Chùa Việt
Chùa Long Quang tọa lạc trên đường Kim Giang, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, có lịch sử hơn 600 năm. Với vị trí hướng ra ngã ba sông Tô Lịch, ngôi chùa không chỉ là nơi cầu bình an của Phật tử mà còn nổi bật nhờ kiến trúc Tây Tạng.

Độc đáo ngôi chùa giữa lòng hang núi lửa
Chùa Việt
Chùa Hang không sư ở Lý Sơn, nằm hoàn toàn trong hang núi lửa, là điểm đến độc đáo. Với lịch sử hơn 400 năm, nơi đây từng là nơi thờ tự của người Chăm, giờ là chùa Phật giáo nổi tiếng.

Hoa gạo đỏ rực bên ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Việt
Vào những ngày cuối tháng 3, trước sân chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại nở rực hoa gạo, nhuộm đỏ cả một góc trời khiến cho không khí nơi đây vốn linh thiêng lại thêm phần thơ mộng.

Kim Quang Minh Tự: Ngôi chùa còn non trẻ trên vùng rừng rú núi đồi
Chùa Việt
Khởi đầu từ một khoảnh đất rẫy đồi rừng nơi hoang vắng thuộc thôn Bắc Sông Giang, (xã Khánh Trung, huyện miền núi Khánh Vĩnh) còn chằng chịt um tùm cây lá do một Phật tử tín tâm hiến cúng để đón những bóng dáng nâu sồng lặng lẽ về đây dựng xây nơi an trú với tâm nguyện phụng sự chúng sinh qua chương trình “Hiểu và Thương” còn rất mới lạ với bà con nghèo vùng sâu vùng xa…
Xem thêm