Thứ, 30/01/2023, 12:00 PM

Đến Hà Nội, thăm chùa cổ Tây Phương

Chùa Tây Phương, còn được gọi là Sùng Phúc tự, chùa Tây, được xây dựng từ thế kỷ XVII, tọa lạc trên núi Câu Lậu, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội.

Đến Hà Nội, thăm chùa cổ Tây Phương 1

Nằm trên núi Câu Lậu ở thôn Yên Sơn, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, chùa Tây Phương không chỉ là danh lam thắng cảnh nổi tiếng vùng Bắc Bộ mà còn lưu giữ nhiều công trình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của nền văn hóa lâu đời xứ Đoài. Ảnh: Vương Lộc. 

Đến Hà Nội, thăm chùa cổ Tây Phương 2

Từ chân núi, du khách sẽ trải qua 239 bậc lát đá ong thì sẽ đến đỉnh núi và cổng chùa. Ảnh: Vương Lộc.

Đến Hà Nội, thăm chùa cổ Tây Phương 3

Chùa Tây Phương gồm quần thể các hạng mục công trình kiến trúc như: Tam quan hạ, Tam quan thượng, Miếu Sơn Thần, Tiền đường, Trung đường, Thượng điện, Nhà tổ, Nhà Mẫu và Nhà khách. Ảnh: Vương Lộc.

Đến Hà Nội, thăm chùa cổ Tây Phương 4

Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Tam với ba tòa dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành ba ngôi chùa song song với nhau gồm có chùa: Chùa Hạ, chùa Trung, Chùa Thượng. Ảnh: Vương Lộc. 

Đến Hà Nội, thăm chùa cổ Tây Phương 5

Chiều dài lịch sử chùa Tây Phương lắng đọng lại nhiều điều mà người xưa để lại cho hậu thế, một công trình kiến trúc tuyệt mỹ, một kho tàng di sản vật thể và phi vật thể phong phú. Ảnh: Vương Lộc. 

Đến Hà Nội, thăm chùa cổ Tây Phương 6

Chùa Tây Phương lưu giữ hệ thống 64 pho tượng phật giáo niên đại thế kỷ XVIII, XIX, phản ánh đậm nét đời sống, văn hóa Việt Nam trong nhiều giai đoạn lịch sử. Ảnh: Vương Lộc

Đến Hà Nội, thăm chùa cổ Tây Phương 7

Mái đao cong có gắn tứ linh bằng sành nung rất tinh xảo, thanh thoát. Ảnh: Vương Lộc

Đến Hà Nội, thăm chùa cổ Tây Phương 8

Chùa Tây Phương là ngôi chùa thể hiện rõ nghệ thuật điêu khắc tôn giáo bao gồm chạm trổ, phù điêu và tạc tượng dưới bàn tay thợ tài hoa của các nghệ nhân làng mộc truyền thống và lâu đời Chàng Sơn của xứ Đoài. Ảnh: Vương Lộc. 

Đến Hà Nội, thăm chùa cổ Tây Phương 9

Năm 2014, chùa được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Năm 2015, Bộ tượng Phật giáo chùa Tây Phương thời Tây Sơn, niên đại cuối thế kỷ XVIII được công nhận là bảo vật quốc gia. Ảnh: Vương Lộc. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chiêm ngưỡng kiến trúc ngôi chùa hơn 1.000 năm tuổi ở Trà Vinh

Chùa Việt 16:37 16/03/2025

Chùa Âng tại Trà Vinh được xây dựng từ năm 990, qua 8 lần trùng tu nhưng đến nay vẫn giữ được nét kiến trúc cổ rất đẹp.

Chùa Vân Hồ: Di sản kiến trúc giữa lòng Thủ đô

Chùa Việt 15:11 14/03/2025

Chùa Vân Hồ, tọa lạc tại số 40 phố Lê Đại Hành, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là một ngôi chùa cổ kính mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa của Thủ đô. Với tên chữ là Sách Tào tự, hay Linh Thông tự, chùa Vân Hồ là một điểm đến tâm linh thu hút đông đảo Phật tử và du khách thập phương.

Khám phá ngôi chùa “không sư” trong hang đá núi lửa triệu năm ở Lý Sơn

Chùa Việt 17:36 08/03/2025

Không chỉ nổi tiếng với cánh đồng tỏi đặc sản, những đoàn tàu cá vươn khơi, mà huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) còn sở hữu nhiều dấu tích văn hóa – tâm linh kỳ bí. Một trong những địa điểm đặc biệt nhất trên đảo chính là chùa Hang, ngôi chùa 'không sư' nằm ẩn mình trong hang đá núi lửa hàng triệu năm tuổi.

Tái thiết ngôi chùa nằm ở vùng đất chứng kiến vụ thảm sát Mỹ Lai

Chùa Việt 18:07 07/03/2025

Chùa Bảo Lâm, nguyên thôn Mỹ Lại, xã Sơn Mỹ, sau năm 1975 là thôn Khê Ba, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, nay thuộc TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo