Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 13/08/2021, 09:21 AM

Chùa Cổ Lễ – khi kiến trúc Gothic được áp dụng ở một ngôi chùa cổ

Chùa Cổ Lễ ở Nam Định là một ngôi chùa thờ Phật nhưng lại mang nhiều nét kiến trúc của một thánh đường Công giáo.

Quả chuông nặng 9 tấn, gần 100 năm chưa một lần được đánh tại chùa Cổ Lễ

Nằm ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, chùa Cổ Lễ là một ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo nổi tiếng xứ Thành Nam. Ảnh: Cầu Cuốn dẫn vào chùa Cổ Lễ.

Nằm ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, chùa Cổ Lễ là một ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo nổi tiếng xứ Thành Nam. Ảnh: Cầu Cuốn dẫn vào chùa Cổ Lễ.

Tương truyền, ngôi chùa này được xây dựng từ thời Lý Thần Tông (thế kỷ 12), do quốc sư Nguyễn Minh Không sáng lập để thờ Phật. Ảnh: Ảnh: Trước chùa là ngôi tháp Cửu Phẩm Liên Hoa.

Tương truyền, ngôi chùa này được xây dựng từ thời Lý Thần Tông (thế kỷ 12), do quốc sư Nguyễn Minh Không sáng lập để thờ Phật. Ảnh: Ảnh: Trước chùa là ngôi tháp Cửu Phẩm Liên Hoa.

Ban đầu, chùa được xây bằng gỗ theo lối kiến trúc cổ truyền. Tuy nhiên, sau nhiều thế kỷ tồn tại ngôi chùa ban đầu này đã bị đổ nát. Ảnh: Cầu Cuốn dẫn tới chùa Trình, còn gọi là Phật giáo Hội quán, được xây vào năm 1936.

Ban đầu, chùa được xây bằng gỗ theo lối kiến trúc cổ truyền. Tuy nhiên, sau nhiều thế kỷ tồn tại ngôi chùa ban đầu này đã bị đổ nát. Ảnh: Cầu Cuốn dẫn tới chùa Trình, còn gọi là Phật giáo Hội quán, được xây vào năm 1936.

Đến năm 1902, sư Phạm Quang Tuyên về trụ trì, cho thiết kế và xây dựng lại chùa theo kiến trúc “Nhất Thốc Lâu Đài”. Ảnh: Bên phải chùa Trình là Khánh Quang phủ, được xây vào năm 1937, là nơi thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Bên trái là đền Linh Quang Từ, được xây vào năm 1937, thờ Trần Hưng Đạo và hai tiến sĩ họ Đào người làng Cổ Lễ là Bảng nhãn Đào Sư Mỗ và Tiến sĩ đệ tam giáp Đào Toàn Mỗ.

Đến năm 1902, sư Phạm Quang Tuyên về trụ trì, cho thiết kế và xây dựng lại chùa theo kiến trúc “Nhất Thốc Lâu Đài”. Ảnh: Bên phải chùa Trình là Khánh Quang phủ, được xây vào năm 1937, là nơi thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Bên trái là đền Linh Quang Từ, được xây vào năm 1937, thờ Trần Hưng Đạo và hai tiến sĩ họ Đào người làng Cổ Lễ là Bảng nhãn Đào Sư Mỗ và Tiến sĩ đệ tam giáp Đào Toàn Mỗ.

Chùa xây dựng bằng các vật liệu dân gian như gạch, vôi vữa, mật mía, giấy bản tạo nên độ cố kết vững bền của toàn bộ kiến trúc.

Chùa xây dựng bằng các vật liệu dân gian như gạch, vôi vữa, mật mía, giấy bản tạo nên độ cố kết vững bền của toàn bộ kiến trúc.

Nét đặc sắc nhất của chùa Cổ Lễ ở Nam Định là chùa áp dụng những yếu tố kiến trúc Gothic giống như các nhà thờ Công giáo có khá nhiều ở khu vực lân cận. Ảnh: Các cột và vòm mang dấu ấn Gothic ở Phật điện Thần Quang tự, công trình trung tâm của chùa.

Nét đặc sắc nhất của chùa Cổ Lễ ở Nam Định là chùa áp dụng những yếu tố kiến trúc Gothic giống như các nhà thờ Công giáo có khá nhiều ở khu vực lân cận. Ảnh: Các cột và vòm mang dấu ấn Gothic ở Phật điện Thần Quang tự, công trình trung tâm của chùa.

Vì vậy, chùa Cổ Lễ là một ngôi chùa thờ Phật nhưng lại mang dáng dấp một thánh đường Thiên Chúa giáo. Ảnh: Chính điện của chùa với các vòm cửa, bệ đài mang hơi hướng kiến trúc thánh đường Công giáo.

Vì vậy, chùa Cổ Lễ là một ngôi chùa thờ Phật nhưng lại mang dáng dấp một thánh đường Thiên Chúa giáo. Ảnh: Chính điện của chùa với các vòm cửa, bệ đài mang hơi hướng kiến trúc thánh đường Công giáo.

Bên cạnh đó, chùa Cổ Lễ cũng gây ấn tương với nhiều công trình độc đáo, như tháp Cửu Phẩm Liên Hoa cao cao 32 m, có 8 mặt, dựng năm 1927.

Bên cạnh đó, chùa Cổ Lễ cũng gây ấn tương với nhiều công trình độc đáo, như tháp Cửu Phẩm Liên Hoa cao cao 32 m, có 8 mặt, dựng năm 1927.

Sau chùa Trình có một cái hồ lớn. Bắc qua hồ là hai chiếc cầu giả như động núi, gọi là cầu Núi, dẫn tới Phật điện Thần Quang tự.

Sau chùa Trình có một cái hồ lớn. Bắc qua hồ là hai chiếc cầu giả như động núi, gọi là cầu Núi, dẫn tới Phật điện Thần Quang tự.

Giữa hồ có một quả chuông cao 4,2 m, đường kính 2,2 m, thành dày 8 cm nặng 9.000 kg được Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936. Đây là Đại Hồng Chung lớn nhất Việt Nam.

Giữa hồ có một quả chuông cao 4,2 m, đường kính 2,2 m, thành dày 8 cm nặng 9.000 kg được Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936. Đây là Đại Hồng Chung lớn nhất Việt Nam.

Không gian đậm nét Gothic bên trong chùa Trình.

Không gian đậm nét Gothic bên trong chùa Trình.

Tượng Phật Quan Âm nghìn tay, một tác phẩm điêu khắc xuất sắc đặt trong chùa Trình.

Tượng Phật Quan Âm nghìn tay, một tác phẩm điêu khắc xuất sắc đặt trong chùa Trình.

Nội thất trong Khánh Quang phủ cạnh chùa Trình.

Nội thất trong Khánh Quang phủ cạnh chùa Trình.

Các họa tiết Phật giáo kết hợp hài hòa với những nét kiến trúc Gothic phóng khoáng.

Các họa tiết Phật giáo kết hợp hài hòa với những nét kiến trúc Gothic phóng khoáng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TP.HCM: Hội thi giáo lý Phật tử cấp quận huyện năm 2024 diễn ra thành công

Ảnh 21:23 17/11/2024

Như Phatgiao.org.vn đã đưa tin, hôm nay, 17/11, gần 6.000 Phật tử các quận huyện và TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM đã dự Hội thi giáo lý năm 2024.

Khám phá chùa Khmer có tượng Phật nằm “khổng lồ” ở Sóc Trăng

Ảnh 16:00 14/11/2024

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay thường gọi là chùa Som Rong với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ trở thành điểm điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố Sóc Trăng.

Đức Pháp chủ cùng chư Tăng thính giới trong Lễ bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự

Ảnh 15:40 14/11/2024

Sáng nay, 14/10-Giáp Thìn (14/11/2024), Đức Pháp chủ GHPGVN và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh quang lâm Việt Nam Quốc Tự, cùng chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện thực hiện Bố-tát, thính giới chung.

Chùa Trấn Quốc, ngôi cổ tự hơn 1500 tuổi bên hồ Tây

Ảnh 12:40 10/11/2024

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội và Việt Nam, nằm trên một bán đảo phía nam của hồ Tây, ở gần cuối đường Thanh Niên.

Xem thêm