Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 28/08/2019, 08:23 AM

Chùa Cổ Lễ (Nam Định): Ngôi cổ tự với kiến trúc Đông - Tây

Chùa Cổ Lễ: quần thể kiến trúc đạo Phật giáo mang các yếu tố kiến trúc Gothic ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Nhờ kết hợp tinh hoa kiến trúc cổ truyền Việt Nam với các yếu tố của phong cách kiến phương Tây, chùa cổ Lễ đã trở thành một danh lam ở vùng đồng bằng sông Hồng.

 Lịch sử hình thành chùa

Chùa Cổ Lễ từ xa.

Chùa Cổ Lễ từ xa.

Thế kỷ 12, thiền sư Nguyễn Minh Không đã tu luyện thành chính quả và xây dựng chùa Thần Quang tự (Cổ Lễ ). Sư Minh Không đã chữa bệnh cho hàng ngàn người dân. Bởi vậy, chùa Cổ Lễ vừa thờ Phật lại vừa thờ ngài (tức là đức thánh Nguyễn Minh Không).

Chùa đầu tiên bằng gỗ theo lối kiến trúc cổ. Ngôi chùa hiện nay là do Hòa thượng Phạm Quang Tuyên cho thiết kế và xây dựng lại chùa theo kiến trúc “Nhất Thốc Lâu Đài” vào năm 1920 bằng những vật liệu truyền thống gồm gạch và vữa làm từ vôi, mật mía, giấy bản. Chùa là một quần thể kiến trúc có bố cục tiêu biểu cho chùa miền Bắc từ Tam quan, Tháp, Chùa chính, Hội quán, nhà Tổ, đền thờ. Hội chùa từ 13 đến 16 tháng 9 Âm lịch hàng năm, có nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền như lễ rước Phật, đấu vật, đánh cờ người, bơi chải...

Vì vậy, chùa Cổ Lễ là một ngôi chùa thờ Phật nhưng lại mang dáng dấp một thánh đường Thiên Chúa giáo. Ảnh: Chính điện của chùa với các vòm cửa, bệ đài mang hơi hướng kiến trúc thánh đường Công giáo. (Ảnh Kienthuc.net).

Vì vậy, chùa Cổ Lễ là một ngôi chùa thờ Phật nhưng lại mang dáng dấp một thánh đường Thiên Chúa giáo. Ảnh: Chính điện của chùa với các vòm cửa, bệ đài mang hơi hướng kiến trúc thánh đường Công giáo. (Ảnh Kienthuc.net).

Kiến trúc chùa

– Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa:

Chùa Cổ Lễ là sự hòa nhập các yếu tố kiến trúc cổ truyền Việt Nam với các yếu tố kiến trúc Gothic của châu Âu.

Tháp Cửu Phẩm Liên hoa.

Tháp Cửu Phẩm Liên hoa.

Trước chùa là ngôi tháp Cửu Phẩm Liên Hoa cao 32m, có 8 mặt, dựng năm 1927. tháp được đặt trên lưng một con rùa lớn, đầu quay vào phía chùa. Con rùa được nằm giữa hồ nước hình vuông, bốn góc là bốn hòn núi giả khá lớn, cổ đắp bốn con voi to bằng voi Trong lòng tháp có cầu thang gồm 98 bậc xoắn ốc đến đỉnh. Tương truyền rằng tín đồ Phật tử, khách hành hương lên đến bậc thứ 98 này, sờ tay vào bức tượng trên đỉnh tháp thì cuộc sống sẽ luôn gặp may mắn..

Tiếp theo ngôi tháp là một chiếc cầu cong ba nhịp bắc qua hồ Chu Tích gọi là cầu Cuốn. Mặt cầu lát gạch.

Cầu Cuốn dẫn tới chùa Trình, còn gọi là Phật giáo Hội quán. Chùa Trình được xây vào năm 1936 và trùng tu vào năm 2001. Trong chùa có tượng Phật Quan Thế Âm nghìn tay. Trước sân chùa Trình có 2 lư đồng lớn.

Cầu Cuốn từ tháp tới chùa Trình.

Cầu Cuốn từ tháp tới chùa Trình.

s
Tượng Phật Quan Âm nghìn tay, một tác phẩm điêu khắc xuất sắc đặt trong chùa Trình. (Ảnh Kienthuc.net).

Tượng Phật Quan Âm nghìn tay, một tác phẩm điêu khắc xuất sắc đặt trong chùa Trình. (Ảnh Kienthuc.net).

Không gian đậm nét Gothic bên trong chùa Trình. (Ảnh Kienthuc.net).

Không gian đậm nét Gothic bên trong chùa Trình. (Ảnh Kienthuc.net).

Bên trái chùa Trình là đền Linh Quang Từ, được xây vào năm 1937, thờ Trần Hưng Đạo và hai tiến sĩ họ Đào người làng cổ Lễ là Bảng nhãn Đào Sư Mỗ và Tiến sĩ Đào Toàn Mễ. Bên phải chùa Trình là Khánh Quang phủ, được xây vào năm 1937, là nơi Tam Tòa Thánh Mẫu.

Nội thất trong Khánh Quang phủ cạnh chùa Trình. (Ảnh Kienthuc.net).

Nội thất trong Khánh Quang phủ cạnh chùa Trình. (Ảnh Kienthuc.net).

Sau lưng chùa Trình là một hồ lớn. Giữa hồ có một quả chuông nặng 9000 kg gọi là chuông Đại Hồng Chung. Quả chuông cao 4,2m, đường kính 2,2m, thành dày 8cm. Miệng chuông có họa tiết hình cánh sen, thân cổ họa tiết hoa lá, sông nước và một số văn tự chữ Nho. Quả chuông này chưa được đánh một lần nào nhưng dân gian truyền miệng khi đánh lên thì cả tỉnh và một vài vùng lân cận sẽ nghe được tiếng ngân của chiếc chuông Đại hồng chung này. Đây là một trong những quả chuông lớn nhất ở Việt Nam. Nhân dân quanh vùng vì yêu mến chùa mà đúc tặng. Trong quá trình đúc chuông, nhiều người đã tháo nhẫn, vòng, vàng hòa tan trong đó. Khi quả chuông vừa đúc xong thì kháng chiến bùng nổ, nhân dân trong vùng đề phòng sự phá hoại của giặc nên đã đem ngâm quả chuông xuống hồ. Năm 1954, chuông mới được trục vớt và được đặt trên bệ đá cho du khách tham quan từ đó đến nay.

fdgbv
fgbd
Chuông đồng (đúc năm 1936), nặng 9000 kg, sừng sững giữa ao như thách thức không gian và thời gian.

Chuông đồng (đúc năm 1936), nặng 9000 kg, sừng sững giữa ao như thách thức không gian và thời gian.

Phật điện Thần Quang tự trong chùa cổ Lễ:

Có hai chiếc cầu giả như động núi, gọi là cầu Núi, bắc qua hồ tới kiến trúc chính của Cổ Lễ, đó là chùa Thần Quang. Chính điện được thiết kế theo kiến trúc hài hòa giữa phong cách truyền thống và hiện đại. Thần Quang Tự được xây dựng từ năm 1914 trên nền cổ từ thế kỷ XII. Năm 1995, chùa được trùng tu lớn. Trong chùa có tượng Phật sơn son vàng bằng gỗ bạch đàn cao 4m đặt ở trên tầng cao phải đi theo những cầu thang nhiều ờ hai bên mới lên đến chỗ đặt các tượng Phật. Sau lưng tượng Phật là bàn thờ thiền sư Nguyễn Minh Không.

Cầu Núi, dẫn tới Phật điện Thần Quang tự. (Ảnh Kienthuc.net).

Cầu Núi, dẫn tới Phật điện Thần Quang tự. (Ảnh Kienthuc.net).

Từ điện Phật, có các hành lang quanh ra phía sau nối với nhà khách và nhà tổ. Vách hành gắn đầy những tấm bia hậu. Ở nhà tổ có tượng Hòa thượng Phạm Quang Tuyên.

Sau nhà thờ tổ là một gác chuông lớn có kiến trúc truyền thống gồm 3 tầng 4 mặt, gọi là Chung Bảo Các. Gác chuông này cao 13,4m, được xây dựng vào năm 1997.

Tầng 2 của chuông này có treo một quả chuông đồng to, cao 4,2m, rộng 2,03m, nặng 9.000 kg, được đúc vào năm 2003. Tầng 3 có treo một quả chuông đồng nữa đúc từ thời Lê Thịnh, nặng 300 kg.

Sau gác chuông là khu lăng mộ tổ của chùa.

Vườn Tháp tổ phía sau tháp chuông.

Vườn Tháp tổ phía sau tháp chuông.

Bảo tháp cố Đại lão Hòa Thượng Thích Thuận Đức

Bảo tháp cố Đại lão Hòa Thượng Thích Thuận Đức

Nhờ kết hợp tinh hoa kiến trúc cổ truyền Việt Nam với các yếu tố của phong cách kiến phương Tây, chùa cổ Lễ đã trở thành một danh lam ở vùng đồng bằng sông Hồng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Xem thêm