Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 25/02/2020, 14:45 PM

Chùa cổ nghìn năm và câu chuyện tượng đất hóa vàng

Chùa Sùng Bảo thuộc xã Xuân Dục (Mỹ Hào – Hưng Yên) vốn rất nổi tiếng với truyền thuyết tượng đất hóa vàng. Pho tượng Phật bà Đồng Quân trong chùa Sùng Bảo hơn 1.500 năm là niềm tự hào của người dân xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên với truyền thuyết 'tượng đất hóa vàng'.

> Những cổ vật độc đáo ở ngôi chùa làng biển

Xuân Dục là quê hương của nhà yêu nước Nguyễn Thiện Thuật, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy vào cuối thế kỷ XIX. Trên mảnh đất này, cây cổ thụ, giếng nước, ngôi chùa nào cũng chứa đựng những truyền thuyết nửa hư nửa thực. Vì vậy người dân địa phương cho rằng những ai đến Xuân Dục mà không khám phá bao câu chuyện huyền diệu ẩn trong những trầm tích rêu phong coi như chưa đặt chân đến bao giờ.

Tượng đất hóa vàng ở chùa cổ

Ngày xưa, các mục đồng đi chăn trâu ở Xuân Dục thường dùng đất ở bãi chăn thả trâu để nhào nặn thành các pho tượng. Mục đồng còn dùng lá chuối khô hoặc rơm rạ dựng thành những túp lều nhỏ để chơi đồ hàng.

Vào một đêm mưa gió bất chợt, sấm sét vang rền trời, cả một vùng đất rộng lớn đều kinh hãi. Hôm sau, khi trời quang đãng, người dân lại dắt trâu bò ra bãi thì bất ngờ phát hiện những pho tượng nặn bằng đất của các mục đồng đã hóa thành tượng vàng ròng.

Tượng vàng theo tương truyền ở chùa.

Tượng vàng theo tương truyền ở chùa.

Thấy sự lạ, người dân đã thỉnh mời các cao tăng thời đó đặt tên cho bức tượng là Đức Phật Bà Đồng Quân và mang vào chùa Sùng Bảo thờ cúng, lễ lạt. Từ đó đến nay, những câu chuyện nửa hư nửa thực liên quan đến bức tượng này cứ thế lan xa. Trong đó có chuyện kể về việc vua Đinh Tiên Hoàng đánh giặc ngang qua chùa mới vào thắp hương cầu khấn.

Phật Bà Đồng Quân đã phù hộ cho vua đại thắng dù lúc đó, lực lượng của vua Đinh Tiên Hoàng so với giặc chỉ như trứng chọi đá. Người dân địa phương lại có tục thờ Phật Bà Đồng Quân để phù trợ mùa màng tốt tươi. Thầy Thích Tuệ Hạnh cho hay, ngày xưa hạn hán liên miên, người dân đã lập đàn cầu mưa và rước tượng Phật Bà Đồng Quân từ chùa Sùng Bảo.

Các cao niên xác nhận, bao giờ cũng thế khi rước tượng xong là trời đổ mưa cho ruộng đồng ngập nước. Thế nhưng, số phận tượng vàng Phật Bà Đồng Quân cũng lắm gian truân.

Dù không còn tượng vàng nhưng trong lòng dân làng vẫn tin vào Phật Bà Đồng Quân nhiệm màu giúp mọi người tu nhân tích đức, làm nhiều việc thiện. Hiện nay, ở Xuân Dục vẫn lưu giữ hơn 250 câu kệ về sự tích “tượng đất hóa vàng”, được chép thành sách giữ gìn cho thế hệ sau.

Giếng cổ khiến tướng Cao Biền bất lực

Cách chùa Sùng Bảo không xa là giếng cổ trước cửa đình làng Xuân Bản. Người dân xã Xuân Dục đặt tên là giếng Sủi bởi nước giếng luôn sủi bọt quanh năm. Theo cụ Tiễu, nước giếng luôn trong xanh, không bao giờ cạn, người dân địa phương không ai dám xả rác thải, chất bẩn xuống. 

Qua tìm hiểu, người dân Xuân Dục lưu truyền chuyện giếng làng Xuân Bản là đầu con rồng luôn phun châu nhả ngọc, còn bụng rồng ở làng Xuân Nhân và đuôi rồng là làng Xuân Đào. Giếng nước hàng nghìn năm tuổi này từng khiến tướng giặc phương Bắc là Cao Biền thất kinh, bất lực khi đến đây làm bùa chú trấn yểm. “Chuyện kể rằng trong lần đi xem long mạch các vùng giáp thành Đại La, ông ta phát hiện một mạch phát vương có tia năng lượng rất mạnh từ giếng Sủi. Sau rất nhiều ngày tính toán để triệt hạ long mạch của giếng nhưng đều bị thất bại, cứ mỗi lần Cao Biền vứt bùa xuống giếng thì đều bị nguồn nước sủi tăm cuốn trôi bùa chú, đành bất lực bỏ về”, ông Tiễu kể lại.

Giếng Sủi trước đình làng Xuân Bản

Giếng Sủi trước đình làng Xuân Bản

Do giếng sủi bọt tăm nhiều như nồi nước sôi nên người dân trong làng đã từng úp cối đá xuống để bớt sủi nhưng vẫn không ăn thua. Trong lần nạo vét giếng, mọi người đưa bùn đất lên bờ thấy khói bốc nghi ngút, đặt lá cây tươi vào liền bốc cháy. Khi chuyên gia về khảo sát thì phát hiện khí metan dưới giếng đã tạo ra hiện tượng sủi bọt.

Ông Vũ Văn Yên – Chủ tịch UBND xã Xuân Dục cho hay: “Nước trong giếng không bao giờ cạn là sự thật. Còn việc nước sủi bọt khi chưa giải thích được, người ta thường hay thần thánh hóa thành truyền thuyết. Sau này, chúng tôi mời chuyên gia về khảo sát thì phát hiện khí metan dưới đó mới tạo ra hiện tượng sủi bọt”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm

Chùa Việt 14:07 01/11/2024

Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.

Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi

Chùa Việt 10:58 31/10/2024

Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi. 

Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng

Chùa Việt 20:32 30/10/2024

Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.

Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận

Chùa Việt 12:30 30/10/2024

Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…

Xem thêm