Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 24/05/2019, 09:15 AM

Truyền thuyết về chùa Liên Phái và bùa trùng tang nổi tiếng tại Hà Nội

Theo truyền thuyết xưa, trong khi đào đất ở đằng sau phủ để xây bể cá, ông Trịnh Thập (phu quân của con gái vua Lê Hy Tông) đã phát hiện được một ngó sen (không nói rõ chất liệu của ngó sen đó). Ông cho đây là dấu tích của Đức Phật và tin mình là người có duyên cùng với Đức Phật.

Chính vì vậy, ông quyết định xây phủ của mình thành chùa Liên Tông (tức chùa Liên Hoa ngày nay), đồng thời ông đã xuống tóc để đi tu theo đạo Phật và được vua Lê Hy Tông chuẩn tấu cho phép theo con đường quy y cửa Phật. Từ đây, ông chính thức trở thành Lân Giác Thượng sĩ và là vị trụ trì đầu tiên của chùa.

Theo truyền thuyết, lúc còn sinh thời Lân Giác Thượng sư chứng kiến rất nhiều những cái chết liên tiếp trong gia đình và dòng họ trong một thời gian ngắn, ngày nay vẫn gọi là hiện tượng “trùng tang”. Chính vì lo sợ những điều chẳng lành, ngài đã viết ra bộ kinh “Thập nguyện cứu sinh” cùng với bộ ván làm bằng gỗ khắc bùa giải giúp cho những vong hồn đã khuất được siêu thoát, tránh hiện tượng trùng tang.

Chùa Liên Phái Hà Nội

Chùa Liên Phái Hà Nội

Lân Giác thượng sư ngoài xây dựng chùa Liên Phái, ngài còn cho khởi công xây dựng chùa Hàm Long tại Bắc Ninh. Ngày nay, chùa Liên Phái là chùa chính chuyên để giải trùng tang và bốc bát hương thờ gia tiên. Còn chùa Hàm Long là nơi chuyên để nhốt trùng tại tỉnh Bắc Ninh.

Đức Pháp chủ GHPGVN, Trưởng lão HT.Thích Phổ Tuệ - Ngôi Đường chủ Hạ trường cử hành lễ Khai pháp tại Chùa Liên Phái (ảnh tư liệu)

Đức Pháp chủ GHPGVN, Trưởng lão HT.Thích Phổ Tuệ - Ngôi Đường chủ Hạ trường cử hành lễ Khai pháp tại Chùa Liên Phái (ảnh tư liệu)

Đây là một ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội về việc dân chúng đến xem trùng tang và cho bùa trùng tang. Thường người Hà Nội hay về đây để xem người thân mất có trùng tang hay không và xin ngày giờ liệm, ngày giờ hạ huyệt. Chùa Liên Phái và chùa Hàm Long có một mối quan hệ mật thiết bởi đều do sư tổ Hòa Thượng Trịnh Thập (Như Trừng Lân Giác) phát tâm xây dựng.

Ngoài việc tập trung xây dựng chùa Liên Phái, Như Trừng Lân Giác còn là người khởi công xây dựng chùa Hàm Long. Chùa Hàm Long cũng là nơi ông tu tập trong hầu hết cuộc đời tu hành.

Dân gian vẫn kể cho nhau nghe về những trường hợp chết "trùng tang liên táng" rất thương tâm và coi đó như là một thảm họa.

Trong dân gian, việc tang ma thường đi kèm với nỗi lo sợ quá mức khi người chết đúng giờ "trùng rơi vào kiếp sát" (Dần, Thân, Tỵ, Hợi) và sau đó, trong thời gian ngắn, gia đình lại có người qua đời. Nỗi ám ảnh này được lưu truyền dai dẳng trong dân gian.

Tuy nhiên, trên thực tế đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên hoặc lý giải được bằng chứng khoa học.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ngôi chùa cổ có tượng phúc thần Ganesha với 2 'trứng Phật'

Chùa Việt 10:02 16/03/2024

Cửa biển Sa Cần có nhiều di tích gắn với những giai thoại bí ẩn do người xưa để lại như: miếu thờ bà Võ Hậu, giếng Tiên… nhưng bí ẩn nhất là Linh Tiên tự với giai thoại về việc xây chùa năm 1545 và tượng phúc thần Ganesha với "trứng Phật".  

Về Quảng Nam, vãng cảnh chùa Hà Tân nơi ngã ba sông

Chùa Việt 13:00 13/03/2024

Chùa Hà Tân - ngôi chùa nằm ở doi đất cuối làng Hà Tân (xã Đại Lãnh, Đại Lộc), là nơi hợp lưu của hai sông Con và sông Cái - thuộc đầu nguồn Vu Gia có cảnh quang thơ mộng, mát mẻ. Khách đến vãng cảnh chùa, thưởng thức từng đợt gió mát rượi thổi lên từ sông thấy lòng hân hoan tràn ngập.

Về sự ra đời của ngôi chùa cổ Hoa Lâm ở Đức Thọ, Hà Tĩnh

Chùa Việt 15:56 12/03/2024

Chùa Hoa Lâm, thường gọi chùa Ngự ở xã Hoa Lâm, sau là thôn Tiền Hậu, xã Văn Lâm, tổng Văn Lâm, nay là làng Văn Lâm, xã Lâm Trung Thuỷ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Chùa được xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp Tỉnh năm 2008 (theo Quyết định số 1796/QĐ-UBND ngày 27/6/2008 của UBND tỉnh Hà Tĩnh).

Chùa Vạn Niên, ngôi cổ tự bên hồ Tây có bức tượng Phật 600kg từ ngọc quý

Chùa Việt 13:36 11/03/2024

Chùa Vạn Niên là một trong những ngôi chùa cổ tại Hà Nội thu hút rất đông người dân và du khách ghé thăm, chiêm bái. Trong chùa có bức tượng Phật tạc từ khối ngọc quý hiếm nặng 600kg.

Xem thêm