Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 28/07/2022, 13:01 PM

Chùa Hải Đức: Kiến trúc độc đáo cùng câu chuyện kỳ lạ về người cha tiền kiếp

Chùa Hải Đức Nha Trang là công trình Phật giáo nổi tiếng bậc nhất của tỉnh Khánh Hòa. Ngôi chùa sở hữu thiết kế Á Đông cổ kính, cảnh quan tuyệt đẹp cùng không gian thanh u tĩnh mịch. Nơi đây cũng gắn liền với câu chuyện kỳ lạ về người cha tiền kiếp.

Lịch sử hình thành chùa Hải Đức Nha Trang

Chùa tọa lạc trên núi Trại Thủy số 51 đường Hải Đức, phường Phương Sơn, phía Tây thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Chuyện xưa kể rằng cuối triều Tự Đức, vào khoảng năm 1883, lúc thành phố Nha Trang mới chỉ là một làng chài ven biển, Ngài Viên Giác Thiền sư đã dựng lên một thảo am lấy tên là Duyên Sanh Tự. Công đức giáo hóa của Ngài đã quy tụ được nhiều dân làng đến xin thọ giới quy y.

Cảnh tấp nập nhộn nhịp của thiện nam tín nữ hằng ngày đến lễ bái cùng “những ngày sóc ngày vọng, các hàng tăng giới và cư sĩ lại thường hội họp để bàn về Phật sự khiến dân làng mới đặt cho thảo am Ngài ở một cái tên rất đại chúng là chùa Hội để diễn tả cảnh tụ tập đông đảo nơi chùa.” Do con đường này có hai ngôi chùa nằm gần nhau (chùa Hội Phước, tục gọi là Chùa Cát, và Chùa Hội) nên người Pháp đặt tên đường là “Rue des deux pagodes”, đường Hai Chùa.

 Chùa Hải Đức được Thiền sư Viên Giác dựng năm 1883, ban đầu chỉ là một thảo am, có tên là Duyên Sanh Tự.

Tiền đường chùa Hải Đức.

Tiền đường chùa Hải Đức.

Về nội dung và giá trị của câu đối chữ Hán ở các ngôi chùa Việt

Đến năm Thành Thái thứ 3 (1891), chùa Hải Đức được mở rộng qui mô, trở thành một tu viện trang nghiêm thời bấy giờ. Nhân dịp đại trùng tu này, do chùa đóng trên địa bàn của làng Phước Hải và nhận thấy dân chúng trong làng ăn ở hiền đức, Ngài Viên Giác bèn hợp hai chữ cuối lại để đặt cho chùa một tên gọi mới: Hải Đức Tự.

Khi Ngài Viên Giác viên tịch, đệ tử của Ngài là Hòa thượng Phước Huệ (húy Ngộ Tánh, tục danh Nguyễn Hưng Long, quê ở Quảng Trị) vào kế vị. Hòa thượng Phước Huệ nguyên trú trì chùa Kim Quang ở Huế “Cho nên năm Khải Định thứ sáu (1921) Hòa thượng lại được triệu thỉnh về Huế để trụ trì chùa Kim Quang và làm Tăng Cang ở chùa Báo Quốc. Chùa Hải Đức phải giao cho đệ tử coi sóc. Thỉnh thoảng Hòa thượng mới vào thăm. Rồi tuổi già sức yếu, việc đi lại khó khăn, năm Bảo Đại thứ 14 (1938), Hòa thượng bèn giao nhiệm vụ trú trì chùa Hải Đức cho Bích Không Đại sư.

Bích Không Đại sư (pháp danh Trừng Đàn, tục danh Hoàng Hữu Đàng, quê quán Quảng Trị) xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Ngài đậu tú tài năm Mậu Ngọ (1918), đắc pháp năm Ất Hợi (1935) trong giới đàn chùa Sắc Tứ Tịnh Quang tỉnh Quảng Trị, nên cũng còn được gọi là Giác Phong Đại sư.

Khi nhận lãnh chùa Hải Đức thì chùa đã quá cũ, lại thêm thành phố Nha Trang mỗi ngày lại thêm đông đúc, xe ngựa mỗi lúc thêm ồn ào, cảnh thiền môn khó giữ được không khí trang nghiêm thanh tịnh, đại sư, với sự đồng ý của Hòa thượng Phước Huệ, bèn lo chọn một thắng địa thích hợp để dời chùa Hải Đức.

Sau ba năm dấn bước khắp danh sơn thắng địa tỉnh Khánh Hòa, Đại sư mới tìm được nơi vừa hợp với cảnh tu tâm dưỡng tánh của các bậc xuất gia, vừa tiện cho việc độ tha của hạnh nguyện đại thừa. Đó là: “Hòn Trại Thủy.”

Kiến trúc tinh xảo trên mái ngói của chùa Hải Đức Nha Trang

Kiến trúc tinh xảo trên mái ngói của chùa Hải Đức Nha Trang

Vậy thì vị trí đồi Trại Thủy có gì đặc biệt trong cái nhìn toàn cảnh của thành phố Nha Trang để Giác Phong Đại sư đã tâm đắc chọn nơi đây để xây dựng chùa Hải Đức? Chuyện kể rằng:“Cuộc đất ở Nha Trang, theo các nhà Phong Thủy tức Thầy Địa, là một đại cuộc: tứ thủy triều quy, tứ thú tụ. Tứ thủy triều quy là bốn mặt có nước bao bọc. Tứ thú trụ là mượn bốn hòn núi có hình tượng bốn con thú tụ họp lại để giữ gìn anh khí: núi Cảnh Long ở Chụt là Con Rồng, gọi là “Thanh long hý thủy” nghĩa là Rồng xanh giỡn nước. Núi Sinh Trung ở Hà Ra là Con Voi. Vì núi đứng cạnh đầm Xương Huân nên gọi là “Bạch tượng quyện hồ”, nghĩa là Voi trắng cuốn hồ. Hòn Trại Thủy là Con Dơi. Vì trước núi, tại “đầu dơi” có một bàu nước hình tròn như nguyệt nên gọi là “Ngọc Bức hàm hoàn” nghĩa là Dơi Ngọc ngậm vòng. Hòn Hoa Sơn, tục gọi là Núi Một, là Con Rùa. Vì trên núi có ngọn cổ tháp nên gọi là “Kim quy đới tháp”, nghĩa là Rùa Vàng đội tháp. Cuộc đất phát đại phú đại quý […] Hòn Trại Thủy giống như hình con dơi nằm xòe đôi cánh, đầu hướng về phía Tây Nam. Chùa Bửu Phong đứng trên đầu con dơi. Phía sau và hai bên tả hữu bị thân dơi và hai cánh che khuất chân mây, song phía trước nào núi nào đồng, nào xóm làng nào phố xá, sân tàu bay, đường xe lửa… sống động nhưng không ồn ào, giăng trùm một vọng cảnh bao la mà thời gian luôn luôn thay đổi màu sắc […] Hiện nay, phía sau lưng chùa, nơi lưng con dơi, đã có Kim thân Phật tổ.”

Rồi phải trải bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu cực nhọc, Đại sư mới trưng được đất mới dỡ được non. Đại sư dời Tổ tháp và phần mộ của các bổn đạo nơi vườn chùa cũ lên Trại Thủy và khởi công xây chùa Hải Đức.

Khởi công từ đầu năm Quý Mùi (1943) đến đầu năm Ất Dậu (1945) mới cáo thành.

Cảnh trí đẹp đẽ, cao sáng. Tuy gần thành phố mà ly trần thoát tục. Tuy dựa chốn đô hội phồn hoa mà vẫn giữ được vẻ thanh u tĩnh mịch.

Đường lên chùa Hải Đức.

Đường lên chùa Hải Đức.

Nơi hàng cột ở trước chánh điện, có ba câu đối liên.Câu chính giữa:

Hải thủy trừng thanh vạn tượng tề hiện;

Đức hương ôn nhã nhất thiết mông huân

Câu kế:Hạnh thảo tác thân mao đoan hiện sát;Vi phong thuyết pháp ngoạn thạch điểm đầuCâu hai bên:

Kim Sơn Long Sơn tại kỳ tả hữu;

Nha Hải Phước Hải bổn bất khứ lai

Chùa Hải Đức cất theo kiểu thức Á Đông, trang nghiêm cổ kính.

Tuy không nguy nga tráng lệ bằng các chùa lớn ở Thần Kinh như Thiên Mụ, Diệu Đế, không kỳ cổ đồ sộ bằng Tổ đình Thập Tháp ở Bình Định song so với tất cả các chùa cũ mới ở Khánh Hòa, thì chùa Hải Đức to lớn nhất, đẹp đẽ nhất.

Chánh điện chùa Hải Đức.

Chánh điện chùa Hải Đức.

Ngôi chùa gắn với câu chuyện kỳ lạ về người cha tiền kiếp

Chuyện kể rằng năm 1956, một viên kỹ sư người Mỹ là Blank M quyết định sang Việt Nam vì tuổi thơ của ông chứng kiến một chuyện: Nhiều đêm liền, ông nằm ngủ và nghe thấy một người dặn ông, ngươi tìm đến một đất nước có tên là Việt Nam để gặp lại người cha tiền kiếp của ngươi. Ông ấy rất giống ngươi và hiện là sư trụ trì ở một ngôi chùa, nằm trên một quả đồi gần một thành phố.

Ông này bèn đăng ký với quân lực Hoa Kỳ xin tình nguyện ở Việt Nam. Là kỹ sư giao thông công chánh, có điều kiện đi lại nên ông ta đã tìm “người cha trong tiền kiếp” như giấc mơ của mình khắp nơi, từ An Giang, Cần Thơ, Sài Gòn, Đồng Nai….nhưng không tìm thấy vị sư trụ trì nào có ngoại hình giống mình.

Năm 1958, ông đến làm công trình ở Nha Trang. Sau 2 ngày tìm kiếm các ngôi chùa, ông vào chùa Hải Đức (gần chùa Long Sơn, TP Nha Trang hiện nay). Khi ông đến chùa, sư trụ trì đang tụng kinh, các vị tiểu tăng ở đây rất ngạc nhiên vì có người ngoại quốc giống sư trị trì là Thích Phước Hạnh như vậy. Viên kỹ sư kể lại chuyện của mình (qua thông dịch viên), mọi người ai cũng lấy làm kinh ngạc. Khi hòa thượng Thích Phước Hạnh tụng kinh xong, nghe các tiểu tăng kể lại chuyện, nhà sư quá đỗi kinh ngạc, vội vàng mời Blank M vào gặp. Hai người gặp nhau,, Blank M kể lại chuyện giấc mơ của mình và hòa thượng Thích Phước Hạnh sau đó đã nhận viên kỹ sư là con.

Không gian nội tự.

Không gian nội tự.

Khoảng hai tuần sau, nhà chùa làm lễ xuống tóc cho Blank M và đặt hiệu là Thích Chơn Trí.

Thế rồi, hai bố con trong tiền kiếp đã chụp một bức ảnh để làm bằng, trong bức ảnh có câu “đứa con lạc đã tìm được, chủ nhật, ngày 27.4.1958”.

Sau đó, nhà cầm quyền Sài Gòn yêu cầu Hoa Kỳ triệu hồi Black M về nước vì chính quyền ông Ngô Đình Diệm tin rằng câu chuyện này sẽ có lợi cho Phật giáo miền Nam.

Hòa thượng Thích Phước Hạnh mất năm 1963, nhà chùa có điện cho Thích Chơn Trí ông này không thể sang Việt Nam để viếng được.

Mình, vì chuyện tình cờ đọc được, đã tìm đến chùa Hải Đức, chụp lại tấm ảnh này và đưa lên đây. Và trong lòng thấy rằng cuộc sống có nhiều những chuyện cần tư duy lại. Nếu chưa hiểu thì có nghĩa là trí tuệ mình còn vô minh, chứ không thể nói đại là “mê tín dị đoan” như hằng ngày vẫn “phán” trên báo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Đại Lộc - ngôi chùa Nam tông đầu tiên trên đất Phật

Chùa Việt 15:18 19/11/2024

Chùa Đại Lộc tọa lạc tại số 13/46 M-5 Khajuhi, Sarnath, Varanasi – 221007, U.P. (India) - nơi có tháp Chuyển Pháp Luân, là một trong Tứ Động Tâm của Phật giáo tại đất Phật Ấn Độ, Nepal.

Ngôi chùa được phong sắc tứ duy nhất tại Gia Lai

Chùa Việt 09:00 19/11/2024

Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.

Ngôi chùa 900 tuổi đẹp nhất của Hà Nội xưa

Chùa Việt 16:47 18/11/2024

Chùa Chiêu Thiền, hay còn gọi là chùa Láng, dù đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội với một vẻ đẹp lưu giữ nhiều thăng trầm của thời gian.

Vãng cảnh chùa Hang ở An Giang

Chùa Việt 08:50 18/11/2024

Chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc), với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, đây là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.

Xem thêm