Thứ ba, 16/07/2019, 14:49 PM

Ly kỳ chuyện chuông cổ vô giá lưu lạc gần 40 năm

Cuối tháng 6 vừa qua, chính quyền và nhân dân, Phật tử huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên vui mừng khôn xiết đón nhận chuông cổ từ biên giới Lạng Sơn sau gần 40 năm mất tích, lưu lạc.

>>Những ngôi chùa Việt độc đáo

Bài liên quan

Ông Nông Đức Kiên, Giám đốc bảo tàng tỉnh Lạng Sơn kể, ngày giao nhận chuông vui như ngày hội. Đoàn cán bộ, nhân dân huyện Văn Lâm đông đến gần 40 người đến Lạng Sơn thỉnh chuông, ai cũng phấn khởi, xúc động khi gặp lại vật quý.

Theo ông Kiên, chuông cổ vật chùa Am Hoành (Am Vàng) do công an tỉnh Lạng Sơn thu giữ của các đối tượng phạm pháp vận chuyển trái phép qua địa bàn Lạng Sơn để bán sang bên kia biên giới khoảng trước năm 1980 và được lưu giữ tại kho tang vật vụ án của công an tỉnh. Năm 2012, phòng PA25 (nay là PA03) công an Lạng Sơn có công văn gửi Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn đề nghị giám định nhằm thuận lợi cho công tác bảo quản, xử lý. Bảo tàng đã cử cán bộ sang nghiên cứu, biên dịch văn chuông.

Theo đó, chiếc chuông này cao toàn thân 83cm, chu vi thân 148cm có quai 35cm, miệng 65cm. “Kết quả nghiên cứu cho thấy đây là quả chuông ở xã Trịnh Xá, huyện Văn Giang, phủ Thuận An (nay là tỉnh Hưng Yên), được chế tác năm 1838 đời vua Minh Mệnh thời Nguyễn. Thông tin này đã được công bố tại hội nghị “Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2012” do Viện khảo cổ học tổ chức thường niên ở Hà Nội. Tuy nhiên, do hạn chế về tư liệu, lúc đó xác định tên chùa là Hoàng Yêm”. Ông Kiên nói.

Ly kỳ chuyện chuông cổ vô giá lưu lạc gần 40 năm 1

Thỉnh chuông về Hưng Yên. Ảnh: Duy Chiến

Năm 2017, phòng Văn hóa - Thông tin huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên có ý kiến phản hồi về kết quả bản dịch văn chuông. Ngày 27/12/2017, phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03), công an tỉnh Lạng Sơn tiếp tục có công văn số 380/PA83 đề nghị trưng cầu giám định lần 2 quả chuông này. Kết quả đã xác định là quả chuông chùa Am Vàng hoặc Am Hoành, xã Trịnh Xá, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Hòa thượng Thích Hồng Bão, trụ trì chùa Am Hoành cho biết, chuông quý được chế tác vào ngày 12 tháng 12 năm Mậu Tuất, niên hiệu Minh Mệnh thứ 19 (1838) thời Nguyễn.

Bài liên quan

Chuông có kích thước lớn, được đúc thủ công truyền thống với đường nét tinh xảo, nghệ thuật tạo hình mang những nét đặc trưng điển hình của chuông đồng thời Nguyễn (Việt Nam). “Quả chuông này là di vật có niên đại gần 200 năm, rất có ý nghĩa, giá trị trong việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa tín ngưỡng, địa danh của vùng đất Trịnh Xá, huyện Văn Giang, phủ Thuận An xưa”. Hòa thượng Bão giãi bày. Theo hòa thượng Thích Hồng Bão, vào một đêm tối trời cuối năm 1976, bỗng nhiên quả chuông đã “không cánh mà bay”. Nhà chùa và nhân dân trong vùng đã nhiều năm tìm kiếm nhưng không thấy.

Căn cứ vào các tài liệu điều tra, nghiên cứu, kết quả xác minh sơ bộ của Sở VH -TT & DL tỉnh Lạng Sơn kết hợp với công văn bảo lãnh của Sở VH -TT & DL tỉnh Hưng Yên, thể theo nguyện vọng của nhân dân thôn Trịnh Xá, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn đã tham mưu cho Sở VH -TT &DL xin ý kiến UBND tỉnh Lạng Sơn cho phép chuyển giao chuông về cho chủ sở hữu theo quy định của Luật Di sản Văn hóa.

Ngày 28/6/2019, tại Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn đã diễn ra lễ giao nhận hiện vật với sự tham gia chứng kiến của các cơ quan, đoàn thể, đại diện nhân dân, phật tử hai tỉnh Lạng Sơn, Hưng Yên.

Ông Trịnh Văn Hiến, Chủ tịch UBND xã Chỉ Đạo (Văn Lam, Hưng Yên) xúc động nói: “Hôm nay là ngày vui của người dân quê hương chúng tôi. Xin cảm ơn lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn cùng các đơn vị địa phương đã kịp thời ngăn chặn, bảo quản và chuyển giao chuông cổ cho người dân xã Chỉ Đạo. Chúng tôi sẽ có chế độ bảo quản phù hợp để gìn giữ, bảo quản tốt nhất di vật với tư cách một cổ vật có giá trị của địa phương. Đồn thổi sẽ xây dựng phương án sử dụng và phát huy giá trị di vật tương xứng với ý nghĩa và giá trị của quả chuông”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Chân thật sám hối

Kiến thức 09:00 25/03/2025

Theo cách hiểu thông thường, sám hối là xin lỗi, hay hối hận, ăn năn. Điều quan trọng là phải ăn năn, hối lỗi, nhưng cũng có người xin lỗi mà không ăn năn.

Thành kính tri ân Mẹ hiền Quán Thế Âm

Kiến thức 08:36 18/03/2025

Dưới tòa sen vàng con lạy Bồ-tát Quán Âm. Ngài đã cho con niềm tin yêu giữa cuộc đời. Quán Âm Bồ-tát hiệu viên thông, mười hai nguyện lớn rộng mênh mông, cứu vớt chúng sinh qua cơn khổ nạn từ bi độ đời…(Lạy Phật Quan Âm - Hàn Châu).

Phổ Môn giải thoát

Kiến thức 16:30 17/03/2025

Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 10:00 17/03/2025

Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo