Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 06/04/2022, 11:33 AM

Về nội dung và giá trị của câu đối chữ Hán ở các ngôi chùa Việt

Theo truyền thống, ngôi chùa Việt luôn bài trí một vài đôi câu đối chữ Hán, trước là làm phương tiện truyền tải giáo lý, giới điều của Đức Phật, sau là để giúp cho tôn nghiêm cảnh chùa. Nhưng trên hết, câu đối ở chùa là những lời giáo huấn, nhằm dẫn dắt con người đến chân – thiện – mỹ.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÂU ĐỐI 

Câu đối là một sáng tác văn học thuộc thể loại “biền văn”, nhằm thể hiện quan điểm, tình cảm hoặc thái độ của người sáng tác đối với sự việc, hiện tượng hay một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội. Câu đối tuy không dài, không nhiều chữ như một bài thơ, bài văn nhưng nó vẫn là một tác phẩm văn học trọn vẹn, thể hiện được những ý tưởng, những quan điểm một cách rõ ràng. Câu đối được treo ở chùa thuộc thể tài tôn giáo nên nội dung và chủ đề biểu đạt đều tập trung phản ánh các vấn đề thuộc về Phật giáo.

Niệm Phật là pháp môn lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh ở cõi Cực lạc mà tu tập xa lìa bể khổ, niệm và nghe được Phật pháp là chứng đắc được thân tâm khẩu ý, trên thì đền được tứ ân, dưới thì cứu khổ ba đường.

Niệm Phật là pháp môn lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh ở cõi Cực lạc mà tu tập xa lìa bể khổ, niệm và nghe được Phật pháp là chứng đắc được thân tâm khẩu ý, trên thì đền được tứ ân, dưới thì cứu khổ ba đường.

Chùa Việt Nam là nơi thờ Phật và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của Nhân dân. Từ xưa đến nay, hầu hết làng xã ở nước ta đều có bóng dáng ngôi chùa. Một ngôi chùa dù đơn sơ cũng bài trí một vài đôi câu đối chữ Hán.

Chùa Việt Nam là nơi thờ Phật và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của Nhân dân. Từ xưa đến nay, hầu hết làng xã ở nước ta đều có bóng dáng ngôi chùa. Một ngôi chùa dù đơn sơ cũng bài trí một vài đôi câu đối chữ Hán.

Về lịch sử, thuở ban đầu câu đối được người Trung Hoa gọi là Đào phù [1], là loại bùa vẽ hình hoặc những câu bùa chú dán hai bên cửa cổng để xua đuổi ma quỷ, giữ yên cửa nhà. Sau này, nội dung hình vẽ và bùa chú được thay bằng những câu văn trong các tác phẩm kinh điển hay văn chương bác học nhằm mục đích chúc tụng, khuyến thiện, ca ngợi… Quá trình này đã biến việc sử dụng câu đối từ hình thức tín ngưỡng có phần mê tín chuyển thành một mỹ tục trong văn hóa truyền thống Á Đông. Có người nói câu đối được xem là tinh hoa của văn hóa chữ Hán và người xưa cho rằng: “Nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa, thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa”.

Câu đối du nhập vào nước ta từ khi nào, được bài trí ở trong chùa từ khi nào, thật khó biết cụ thể. Chỉ biết, đến thời Nguyễn câu đối chữ Hán đã được sử dụng rộng rãi trong các ngôi chùa, minh chứng là những dòng lạc khoản ghi thời gian tạo tác câu đối, đến nay vẫn còn hiện diện ở rất nhiều ngôi chùa trên khắp đất nước Việt Nam. Hiện nay, có nhiều cách phân loại câu đối chữ Hán như: Phân loại theo chủ đề, theo đối tượng thờ cúng, theo số chữ,… nhưng phân loại theo số chữ vẫn là cách được nhiều người tiếp cận, theo đó câu đối được chia thành 3 loại chính:

Câu tiểu đối: là những câu đối ngắn có từ 4 chữ trở xuống.

Câu đối thơ: là những câu đối từ 5-7 chữ, làm theo lối đặt câu trong thể thơ Ngũ ngôn hoặc Thất ngôn Đường luật.

Câu đối phú: là những câu đối từ 8 chữ trở lên, làm theo các lối đặt câu của thể Phú, đây là loại được ưa dùng nhất. Loại này chia thành các kiểu câu: Song quan, Cách cú và Tất hạc [2].

NỘI DUNG TRONG CÂU ĐỐI CHÙA 

Chùa Việt Nam là nơi thờ Phật và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của Nhân dân. Từ xưa đến nay, hầu hết làng xã ở nước ta đều có bóng dáng ngôi chùa. Một ngôi chùa dù đơn sơ cũng bài trí một vài đôi câu đối chữ Hán. Theo tìm hiểu của chúng tôi, nội dung câu đối trong chùa chủ yếu thể hiện xoay quanh 5 chủ đề chính sau:

– Tuyên ngôn của Phật trong cứu độ chúng sinh

Điều đầu tiên, nội dung mà câu đối chùa thể hiện là tuyên ngôn về mục tiêu hành đạo của Phật giáo, đó là cứu độ, cứu giúp chúng sinh thoát khỏi mê đồ trầm luân, dẫn dắt chúng sinh đến với bến bờ giác ngộ.

Bơi chiếc thuyền Bát nhã tiếp chúng sinh lên chín phẩm đài sen

Vẩy giọt nước dương chi dẹp lửa độc khắp ba nghìn cõi tục [3].

Mười hiệu Phật, vài câu kinh, đánh thức ngàn năm mê muội

Một hồi chuông, mấy nhịp mõ, gõ tan bao kiếp trầm luân [4].

Niệm Phật là pháp môn lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh ở cõi Cực lạc mà tu tập xa lìa bể khổ, niệm và nghe được Phật pháp là trên thì đền được tứ ân, dưới thì cứu khổ ba đường. Đức Phật vì muốn cứu độ hết thảy mọi chúng sinh nên Ngài vun bồi cho mỗi cá nhân một cái tâm chánh niệm, Ngài muốn mỗi người phải tự cứu độ lấy bản thân mình, rồi sau mới cứu độ cho người. Đó là tư tưởng và tinh thần cứu độ chúng sinh của Đức Phật, Ngài đang ươm mầm “Phật” vào mỗi con người trần thế. Bởi thế, Ngài mới răn chúng đệ tử rằng:

Tâm Phật cũng là tâm chúng sinh chỉ khác ở chỗ sáng suốt và diệu dụng

Truyền bá giáo pháp không tách rời thế gian, có tức là không [5].

Phật pháp bất ly thế gian pháp, cứu độ chúng sinh ở ngay trong đời sống của chúng sinh, đó là dẫn dắt chúng sinh đi đến con đường giải thoát. Bằng con đường Chánh niệm, Chánh đạo, bằng cách này hay cách khác chúng sinh phải tự mình thức tỉnh thân tâm để giải thoát cho mình. Đức Phật đóng vai trò là người ươm mầm và cũng chính bằng cách này, hạt giống Bồ đề được ươm trồng, phát triển bền vững trong bản tâm của mỗi cá nhân.

– Răn dạy, giáo huấn người đời và nêu cao đạo lý tự tu dưỡng bản thân

Thực hành theo tôn chỉ của Đức Phật đã trở thành nếp sống văn hóa của người dân Việt Nam. Người Việt lựa chọn lối sống mà giáo lý nhà Phật đã dạy theo cách giản đơn, dễ hiểu, dễ áp dụng như: “ăn ở hiền lành”, “ở ác gặp ác”, “gieo gió gặt bão”, “gieo nhân nào, gặt quả ấy”,… nhằm giáo dục, khuyên nhủ mọi người hãy hướng thiện, sống sao cho tốt đẹp. Đồng thời, cảnh tỉnh những kẻ chỉ biết lợi mình, hại người. Để đạt được điều giản đơn đó, họ đã tiếp thu những giáo lý cơ bản của Phật giáo như: Không sát sinh, Không trộm cắp, Không tà dâm; giữ gìn Nhân quả; coi trọng Luân hồi, Nghiệp báo; hành thiện trừng ác, Từ bi hỷ xả; giải thoát thân tâm, tiêu trừ tham sân si,… để làm khuôn phép tự tu dưỡng bản thân. Ngay khi bước chân vào chốn Thiền môn, người ta đã có thể gặp ngay những câu đối có ý nghĩa răn dạy, giáo huấn sâu sắc, thấm nhuần đạo đức Phật giáo về lòng nhân hậu, buông bỏ những cố chấp, tục tâm có định hướng đúng đắn về lý tưởng sống, biết tự tu dưỡng bản thân, biết hướng thiện, biết giữ gìn Tam quy Ngũ giới, hành Thập thiện, như:

Nhập thiền nghi khởi từ bi niệm

Đáo cảnh đương sinh hỷ xả tâm.

(Vào chùa nên khởi niệm từ bi

Đến cảnh Phật cần sinh lòng hỷ xả) [6].

Bỏ hết tham sân si, chính tại đây là Tịnh độ

Tu tròn Giới Định Tuệ, ngay phàm tâm chính thánh tâm.

(Hòa thượng Thích Thiện Siêu,

tặng cho chùa Diên Bình – Quảng Trị)

Trong xu thế toàn cầu hóa, bên cạnh những mặt tích cực về lợi ích kinh tế, kỹ thuật, khoa học công nghệ và các tiện ích phục vụ cuộc sống. Hàng loạt những tệ nạn, tiêu cực, lầm lạc về đạo đức đang dần bộc lộ ra, trong đó nổi cộm nhất là: Suy đồi về tư tưởng đạo đức, trào lưu hưởng thụ, tham lam về vật chất, ích kỷ cá nhân, danh vọng và tiền tài… Trong hoàn cảnh như vậy, một bộ phận người sa vào con đường lầm lạc, đánh mất tính thiện, lương tri và bản ngã. Giáo lý và đạo đức Phật giáo đã góp phần thức tỉnh bản tâm giúp họ quay về nẻo chính.

Đây chùa đây Phật, đây mõ sớm chuông chiều, nhắn nhủ khách trần về nẻo giác

Này trăng này gió, này kinh vàng kệ ngọc, khuyên răn người tục bỏ đường mê [7].

Lòng vị tha, nhân hậu và sẵn sàng tha thứ cho những kẻ mang tội lỗi nhưng biết quay đầu hối cải, sửa chữa sai lầm cũng là một trong những tư tưởng mang tính giáo huấn cốt lõi của đạo đức Phật giáo. Câu đối chữ Hán trong các ngôi chùa mang tư tưởng, triết lý Phật giáo, vì vậy nó mang ý nghĩa giáo dục rất lớn, giúp con người tự nhận thức về mình, tự nhận thức về vạn vật và thế giới. Giúp cho mọi người hiểu rằng, quá trình nhận thức, tu dưỡng và cải biến của mỗi cá nhân không phải đến từ nơi xa lạ mà ở ngay trong chính bản thân mỗi chúng ta.

A Di đốn tức tam đồ khổ Đà Phật tổn trừ thập ác duyên. (Phật Di Đà giải trừ nỗi khổ Tam đồ Đức Phật làm tiêu duyên Thập ác).

A Di đốn tức tam đồ khổ Đà Phật tổn trừ thập ác duyên. (Phật Di Đà giải trừ nỗi khổ Tam đồ Đức Phật làm tiêu duyên Thập ác).

– Biểu thị mong ước của con người. Cầu mong phù hộ cho đất nước thanh bình, mọi nhà yên vui. Bày tỏ lòng ngưỡng mộ, biết ơn chư Phật trong việc giúp nước, giúp dân

Thờ Phật là thể hiện lòng tín tâm cũng là tỏ lòng ngưỡng mộ, biết ơn, tri ân, vì trong tâm trí mọi người Phật luôn gia hộ cho đất nước thanh bình, mọi nhà yên vui, mọi người gặp những điều tốt lành.

A Di đốn tức tam đồ khổ

Đà Phật tổn trừ thập ác duyên.

(Phật Di Đà giải trừ nỗi khổ Tam đồ

Đức Phật làm tiêu duyên Thập ác).

Thờ Phật cũng thể hiện những suy tư, mong ước của con người, họ đem những nguyện ước ấy dâng lên, mong thập phương chư Phật độ cho họ hay chí ít là giúp cho họ sức mạnh về tinh thần để họ vượt qua những trầm luân khổ ải của cuộc đời. Chúng Phật tử ngưỡng mộ Đức Phật không phải vì Ngài có đầy đủ quyền năng, đầy đủ phép lạ, đầy đủ quyền ban phát ân đức mà bởi Ngài chú trọng bồi dưỡng con người về bi – trí – dũng. Ba đức lớn này có giúp cho mỗi cá nhân tự hoàn bị bản thân mình, giúp cho mỗi xã hội tự điều chỉnh hành vi, giúp cho hết thảy mọi người hướng đến cái chân – thiện – mỹ tối cao trong cuộc đời. Mọi người thờ Phật, tri ơn Phật bởi Ngài là bậc tu hành viên mãn về trí đức và Ngài đã dùng trí đức viên mãn của mình để cứu độ cho tất cả chúng sinh.

Nhất sinh phổ độ công vô hạn

Thiên thu bất diệt đức danh hương.

(Một đời phổ độ công ơn vô hạn

Ngàn năm không mất đức thơm truyền mãi) [8].

“Nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa, thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa”.

“Nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa, thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa”.

– Cửa Phật luôn mở rộng cho ai muốn được Phật che chở

Thiền môn quảng đại luôn rộng cửa cho ai muốn được che chở, đến với cảnh chùa chúng sinh được thấm nhuần chính pháp và tinh thần của Đức Phật. Giữa chốn thiền môn thanh tịnh, chúng sinh có thể suy ngẫm về nghiệp quả của bản thân, để từ đó có thể tự răn mình, tự điều chỉnh hành vi, điều chỉnh tâm lý để thúc đẩy mầm thiện và giải thoát các mê chấp của bản thân.

Thiền môn bất cấm vô duyên khách

Từ cảnh năng dung hữu đạo nhân.

(Cửa thiền không cấm khách vô duyên đến

Cảnh từ có thể dung nạp người có đạo).

Sạch phiền não, hết sân si, cửa Phật đây rồi thôi tìm kiếm

Phá si mê, trừ nghiệp chướng, đường trần đó mặc hết duỗi rong [9].

Nương nhờ chốn thiền môn, là nương nhờ ánh sáng trí tuệ, từ bi của Đức Phật, cũng là nương nhờ để mong cầu sự giải thoát về mặt tinh thần, tìm sự an vui nơi bến bờ cực lạc. Đọc câu đối ở chùa giúp chúng ta lĩnh hội nội dung rất căn bản của giáo lý nhà Phật. Đứng trước Tam bảo, ngẩng trông chư Phật từ nghiêm, hiểu và thấm nhuần triết lý chúng ta dường như thấy lòng mình tĩnh lặng và an lạc hơn với cuộc sống của chính mình.

GIÁ TRỊ CỦA CÂU ĐỐI HÁN Ở CHÙA  

Bên cạnh các giá trị về mặt nội dung và tư tưởng, câu đối Hán ở chùa còn mang nhiều giá trị đặc sắc khác. Trong khuôn khổ và phạm vi của bài viết, chúng tôi xin điểm qua một vài giá trị cơ bản đó:

Giá trị về lịch sử

Câu đối là bản giới thiệu ngắn gọn, súc tích nhưng tương đối đầy đủ về di tích, về đối tượng thờ. Về mặt lịch sử, câu đối thể hiện 2 giá trị cơ bản.

– Câu đối là bản sử kể lại sự tích, công lao của đối tượng được thờ, điều này được thể hiện rõ nét nhất ở câu đối Tam bảo và câu đối mộ tháp.

– Câu đối là sự khẳng định ngắn ngọn về quá trình hình thành và phát triển của di tích đó qua từng thời kỳ. Chúng ta biết rằng, một ngôi chùa khi được xây dựng hay trùng tu, tôn tạo,… quá trình này đều được ghi lại bằng văn bia, tuy nhiên các bức hoành phi – câu đối bài trí trong chùa luôn có dòng lạc khoản ghi lại ngày tháng năm viết. Những số liệu về thời gian này cùng với văn bia giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các giai đoạn xây dựng và phát triển của mỗi ngôi chùa.

Giá trị về giáo dục lòng tri ân

Người Việt chúng ta có truyền thống giáo dục lòng tri ân cho thế hệ con cháu, thế nên trong nhà chúng ta thờ cúng ông bà tổ tiên, các vị tiền nhân đã dày công xây dựng, bồi đắp gia đình để có được như ngày hôm nay, ra ngoài thì chúng ta thờ cúng những bậc anh hùng, vĩ nhân đã có công giúp nước giúp dân. Cho dù là thờ cúng ở trong nhà hay ngoài đền, ngoài chùa thì mục đích đầu tiên của cha ông ta chính là giáo dục cho các thế hệ con cháu phải có lòng tri ân với những người đã có công xây dựng, ban tặng cho mình cuộc sống ngày hôm nay. Chính vì vậy, giáo dục lòng tri ân là một nội dung hết sức quan trọng trong câu đối tại các ngôi chùa.

Giá trị về nghệ thuật trang trí – nghệ thuật điêu khắc trên gỗ

Đến ngôi chùa nào chúng ta cũng cảm nhận được sự tôn nghiêm, linh thiêng và mầu nhiệm. Sự tôn nghiêm và linh thiêng đó không chỉ thể hiện ở hình tượng các vị Phật mà một phần được thể hiện ở các bức hoành phi – câu đối của di tích. Như vậy, nếu nói đến các giá trị của câu đối Hán tại các di tích không thể không nhắc đến giá trị về hình thức, đó là giá trị về trang trí. Ngoài việc thể hiện các nội dung, các tư tưởng bằng chữ viết, câu đối còn mang lại giá trị thẩm mỹ sâu sắc, nó giúp cho di tích trở nên tôn nghiêm hơn, hài hòa hơn [10].

Thay lời kết

Câu đối chữ Hán ở chùa, không đơn thuần là một tác phẩm văn học, một tác phẩm nghệ thuật mang tính trang trí hay một câu khẩu hiệu hảo huyền, mà là sự kết tinh của trí tuệ, của tư tưởng, của tình cảm, của đạo đức,… mang trong mình hệ tư tưởng, hệ văn hóa, văn hiến của cả một dân tộc.

Chú thích:

[*] Ths. Vũ Ngọc Định, Khoa Khoa học Xã hội, Đại học Hồng Đức.

[1] Gọi là Đào phù vì câu đối được viết lên tấm gỗ của cây đào và được treo trước cửa để xua đuổi tà ma.

[2] Vũ Ngọc Định (2014), Phân loại câu đối chữ Hán tại các di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở – Đại học Hồng Đức).

[3] Vì một số vấn đề trong in ấn cũng như giới hạn trang in, chúng tôi xin được lược bỏ phần chữ Hán, chỉ dẫn phần dịch nghĩa, hoặc phiên âm Hán.

[4] [5] [6] Vũ Ngọc Định (2014), Phân loại câu đối chữ Hán tại các di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở – Trường Đại học Hồng Đức).

[7] Câu đối chùa Thanh Hà, TP. Thanh Hóa.

[8] [9] Hạo Nhiên (sưu tầm), Tuyển tập 62 câu đối Phật giáo (Dẫn từ Phathocdoisong.com).

[10] Vũ Ngọc Định (2014), Phân loại câu đối chữ Hán tại các di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở – Đại học Hồng Đức).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Xem thêm