Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 24/04/2022, 10:13 AM

Chùa Hang Úc - công trình văn hóa, tâm linh độc đáo ở Yên Bái

Theo đại diện Bảo tàng tỉnh Yên Bái, chùa Hang nằm ờ làng Úc, xã Tân Lập, huyện Lục Yên nên được gọi là chùa Hang Úc.

Trong hang, phế tích một ngôi chùa cổ được lưu lại, còn dấu tích hai bệ thờ, một tượng sư tử đất nung. Trên phế tích đất nung có hình rồng, hình tiên nữ Apsara, chim thần. Đặc biệt, một cánh hoa sen đất nung có hàng chữ xã Lâm Trường.

Chùa nằm trong hang ở lưng chừng núi Thâm Then, vùng bán ngập hồ Thác Bà.

Chùa nằm trong hang ở lưng chừng núi Thâm Then, vùng bán ngập hồ Thác Bà.

 Độc đáo chùa Hang Úc

Theo ông Hoàng Tiến Long, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái: Từ năm 1971, giới nghiên cứu đã tìm thấy, ở đây một số di vật độc đáo bằng đất nung có chạm hình rồng và tiên nữ, vết tích của một bệ thờ Phật thuộc nghệ thuật thời Trần hiếm có ở Yên Bái (bệ thờ hoa sen thời Trần được tìm thấy tại các địa phương khác thông thường được làm bằng đá chứ không phải đất nung).

Tháng 9/1997, Bảo tàng tỉnh Yên Bái phát hiện hơn 80 di vật khác với các hình chạm trổ khá phong phú, đặc biệt là hình các tiên nữ có khuôn mặt phúc hậu, phục sức cầu kỳ đang trình diễn vũ điệu dâng hoa. Một số tiên nữ hướng mặt về phía bên phải, một số khác hướng mặt về phía bên trái. Điều đó chứng tỏ nhóm tiên nữ ở chùa Hang Úc được bố trí chạy dài.

Cũng theo ông Long, yếu tố Chăm đặc sắc nhất trên bệ thờ gồm 4 tượng chim thần Garuda, được coi là vua của mọi loài chim. Trong tín ngưỡng văn hóa của người Chămpa, chim thần Garuda có kết cấu nửa yếu tố người, nửa yếu tố chim. Yếu tố người gồm: Tai to, chân tay tròn mập, bụng tròn ưỡn về phía trước, mình ở trần, xiêm váy rộng với nhiều nếp gấp phủ từ thắt lưng xuống, tai đeo khuyên, cổ chân và cổ tay đều đeo vòng. Yếu tố chim là các chi tiết: mỏ to và quặp, hai cánh là những chiếc lông vũ xòe rộng, móng nhọn sắc.

Hình chim thần trên phế tích đất nung được tìm thấy ở chùa Hang Úc, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Hình chim thần trên phế tích đất nung được tìm thấy ở chùa Hang Úc, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Cùng với chim thần, tượng vũ nữ Apsara chạy ngang ra hai bên đến hết mặt bệ thờ (có 3 tượng mỗi bên). Nữ thần Apsara, chính là một tiên nữ trên trời trong Ấn Độ giáo và thần thoại Phật giáo. Theo truyền thuyết, các tiên nữ Apsara mang vẻ đẹp siêu nhiên, lộng lẫy, rất điêu luyện trong ca múa, thường ca hát trong những đêm hội hoặc quanh các chùa tháp trong những đêm trăng sáng...

Cùng với đó, các nhà khảo cổ học còn tìm được nhiều mảnh vỡ có trang trí hình rồng. Rồng có phần mào lửa sắc, dài, thân mập, uốn nhiều khúc mềm mại, mang đặc trưng của mô típ rồng thời Trần. Hình ảnh sư tử được phát hiện trên số mảnh tước (được tìm thấy ít và bị vỡ quá nhỏ), nhưng có thể thấy được khá rõ một số chi, đầu sư tử với răng, hàm, mắt, má và một phần chân có móng nhọn.

Trên bệ thờ, phong phú nhất là hình ảnh hoa sen, hoa cúc, lá đề. Hoa sen được chạm khá đơn giản, các cánh sen đều có phần mũi nhọn, phần thân bè mập, dáng khỏe khoắn; có loại cánh sen kích thước lớn (cao16cm), có loại kích thước nhỏ (cao 6cm). Hoa cúc thường thể hiện thành các băng hoa dây uốn lượn hình sóng.

Có băng được bố trí chạy dọc theo các ô ngăn cách các tiên nữ, có băng chạy dọc theo các đường diềm trên các bậc giật cấp của bệ thờ. Lá cúc, hoa cúc thường được chạm với đường nét nhỏ, tinh tế hơn hoa sen. Đặc biệt, có vị trí, loại hoa văn này mang tính cách điệu rất cao, đường nét chạm mập, trong mỗi khúc uốn chỉ có một chiếc lá cúc kích thước lớn.

Hình tiên nữ Apsara trên phế tích đất nung được tìm thấy ở chùa Hang Úc, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Hình tiên nữ Apsara trên phế tích đất nung được tìm thấy ở chùa Hang Úc, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Tất cả đều cùng niên đại Trần thế kỷ XIII - XIV, là những di vật quý hiếm cách đây bảy đến tám trăm năm, còn được lưu giữ tại một hang núi cao tỉnh Yên Bái.

* Địa chỉ tâm linh, thắng cảnh hấp dẫn

Chùa Hang Úc có vị trí cảnh quan tự nhiên tuyệt đẹp, sơn thủy hữu tình. Ngôi chùa nằm trong hang ở lưng chừng núi núi Thâm Then, vùng bán ngập hồ Thác Bà. Đặc biệt đến đây, du khách có thể tìm hiểu thêm những điều kỳ thú về niên đại của chùa, tiền đề cho sự du nhập văn hóa Chămpa, sự giao lưu văn hóa giữa Phật giáo với việc du nhập cả văn hóa, nghệ thuật Chămpa... Theo ông Triệu Quốc Kiệm, Chủ tịch UBND xã Tân Lập, chùa Hang Úc cần được trùng tu tôn tạo di tích để bảo tồn và phát huy những giá trị di sản, văn hóa. Việc làm này không chỉ thực hiện theo chủ trương của Đảng, Nhà nước mà còn đáp ứng được sự mong mỏi của đồng bào các dân tộc thiểu số địa phương về một công trình văn hóa - tâm linh, điểm sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng kết nối cộng đồng.

Qua đó, tạo điều kiện phát triển du lịch tại địa phương, bởi từ chùa Hang Úc dễ dàng kết nối với các điểm văn hóa du lịch ở hai xã Tân Lĩnh, Tân Lập và Di tích lịch sử danh thắng cấp quốc gia hồ Thác Bà... Cùng với đó, khu vực xã Tân Lập, Tân Lĩnh... là nơi sinh sống của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Dao, với bản sắc văn hóa độc đáo đã được lưu giữ từ ngàn đời nay.

Ông Phùng Trung Hải, Trưởng Phòng Văn hóa huyện Lục Yên cho biết thêm: Di tích chùa Hang Úc còn có tên gọi khác là chùa Hang, được các nhà nghiên cứu Viện Khảo cổ Việt Nam đặt tên vào các lần nghiên cứu năm 1963 và 1971. Chùa tọa lạc trong hang đá, ở lưng chừng núi Thâm Then (núi Chùa). Cửa hang rộng và cao nên ánh sáng len lỏi vào khắp hang. Hang có nhiều nhũ đá đẹp có độ tuổi hàng triệu năm. 

Cùng với chùa Hang Úc, xã Tân Lập có nhiều danh thắng đẹp, có lịch sử văn hóa lâu đời, đặc biệt có truyền thống cách mạng vẻ vang... Xã có nhiều ngọn núi cao, sắc nhọn, như núi Thâm Then cao 501m, núi São cao 200m, thuộc địa khối Đông Nam dãy Phu Sa Phìn chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; hệ thống núi hang Hùm... và các di tích, thắng cảnh, trong đó hang Hùm là một di chỉ khảo cổ cấp quốc gia... Các di tích lịch sử, văn hóa cùng thắng cảnh tập trung gần nhau tại xã Tân Lập, nếu liên kết tốt sẽ tạo ra tua du lịch danh thắng, tâm linh rất thuận tiện cho du khách.

Chùa Hang Úc nằm trong hang ở lưng chừng núi Thâm Then, vùng bán ngập hồ Thác Bà, thuộc địa phận xã xã Tân Lập, huyện Lục Yên (Yên Bái).

Chùa Hang Úc nằm trong hang ở lưng chừng núi Thâm Then, vùng bán ngập hồ Thác Bà, thuộc địa phận xã xã Tân Lập, huyện Lục Yên (Yên Bái).

Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, chùa Hang Úc vẫn chưa được đầu tư tôn tạo để gìn giữ những giá trị văn hóa vốn có, mở rộng phát triển du lịch nên vẫn trong tình trạng hoang hóa. 

Lý giải điều này, bà Nông thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Yên cho biết: Huyện đã được tỉnh đầu tư con đường từ xã Tân Lĩnh qua xã Tân Lập vào xã Phan Thanh với tổng nguồn vốn 79 tỷ đồng. Con đường này giúp phát triển kinh tế xã hội, trong đó có phát triển du lịch. Huyện đang triển khai Đề án phát triển du lịch với các giải pháp cụ thể để khai thác tiềm năng của địa phương.

Đề án tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khuyến khích đầu tư cho du lịch; phát triển nguồn nhân lực; xúc tiến quảng bá du lịch; phát triển thị trường... Riêng các di tích chùa Hang Úc, hang động, huyện đã đầu tư và có chủ trương tiếp đầu tư hệ thống đường vào chùa, các hang động; hệ thống điện chiếu sáng; đường nội bộ trong hang; nhà chờ cho khách tham quan; tôn tạo khuôn viên và các hạng mục khác... với kỳ vọng các khu di tích nói trên sẽ là địa chỉ văn hóa tâm linh, thắng cảnh hấp dẫn đối với các du khách khi đến vùng đất này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Phát huy di sản chùa Thầy

Chùa Việt 11:23 13/04/2024

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội.

Xem thêm