Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 29/05/2024, 16:29 PM

Chùa Hồi Long - mái nhà chung của trẻ mồ côi

Cùng với những chuyến đi thiện nguyện đến những nơi khó khăn, Trung tâm từ thiện xã hội chùa Hồi Long đang nuôi dưỡng, bảo trợ 50 trẻ có hoàn cảnh bất hạnh.

Đến với những nơi khó khăn nhất

Với tấm lòng thiện nguyện, luôn hướng tới những mảnh đời bất hạnh, những nơi vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, nơi gặp thiên tai bão, lũ khắp các tỉnh từ phía Bắc tới miền Trung, Sư cô Thích Đàm Ngoan luôn có mặt để chia sẻ, giúp đỡ về vật chất, lẫn tinh thần, động viên người dân vượt qua khó khăn.

Đều đặn hàng năm, Sư cô Thích Đàm Ngoan đều đi đến những vùng đặc biệt khó khăn để làm thiện nguyện.

Đều đặn hàng năm, Sư cô Thích Đàm Ngoan đều đi đến những vùng đặc biệt khó khăn để làm thiện nguyện.

Chúng tôi phải thuyết phục rất nhiều, Sư cô Thích Đàm Ngoan mới chia sẻ về công việc thiện nguyện suốt trong thời gian dài vừa qua. 

Nhớ lại những ngày đầu mới được bổ nhiệm về làm trụ trì chùa Hồi Long, Sư cô kể, chùa lúc đó chỉ là 3 gian nhà cấp 4 làm tạm để thờ Phật, xung quanh hoang sơ, cỏ cây mọc um tùm. Sau 1 thời gian cùng với sự chung tay của Phật tử và khách thập phương khắp nơi, chùa mới được khang trang như ngày nay.

Sư cô Thích Đàm Ngoan luôn quan tâm, giúp đỡ các cháu.

Sư cô Thích Đàm Ngoan luôn quan tâm, giúp đỡ các cháu.

Theo Sư cô, gần như tất cả các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Cao Bằng, Điện Biên... lịch trình hàng năm sư đều đã từng đặt chân tới với những suất quà ấm tình người, san sẻ yêu thương. Mới đây, cùng với những mạnh thường quân tặng 200 suất quà, đồng thời khởi công điểm trường Cây Sặt, xã Huổi Lếch, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên với số tiền 500 triệu đồng...

Đối với các tỉnh miền Trung thường xuyên gánh chịu những cơn bão, lũ, qua những chuyến đi dài, tận mắt chứng kiến những hoàn cảnh khó khăn tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình...Sư cô luôn thấy thôi thúc phải làm điều gì đó.

"Đến tận những bản, làng xa xôi của các tỉnh phía Bắc, hoặc những nơi xảy ra lũ lụt mới thấy người dân cơ cực, vất vả biết chừng nào. Những lúc đó, cố gắng kêu gọi, vận động được thêm nhiều suất quà để người dân vơi bớt khó khăn", Sư cô Thích Đàm Ngoan tâm sự.

Cùng với những mạnh thường quân khởi công điểm trường Cây Sặt, xã Huổi Lếch, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Cùng với những mạnh thường quân khởi công điểm trường Cây Sặt, xã Huổi Lếch, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Tại tỉnh Thanh Hóa, sư trụ trì chùa Hồi Long đặc biệt quan tâm tới các huyện miền núi phía Tây. Mới trở về sau chuyến đi tới xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân tặng quà và tiền cho các hộ nghèo ở vùng biên giới, Sư cô Thích Đàm Ngoan cho biết thêm: "Năm nào cũng vậy, cứ vào đầu năm học tôi lại tới các huyện Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát... để tặng sách vở, quần áo, máy lọc nước cho nhà trường và các cháu. Đối với các huyện miền xuôi, khi biết những mảnh đời khó khăn dù ít hay nhiều chùa đều có quà chia sẻ".

Đặc biệt là Tết Trung Thu, Tết thiếu nhi, nhà chùa thường xuyên tổ chức cho các cháu vui đón tết ở những điểm trường, với mong muốn các cháu có được cái bánh, cái kẹo, cũng như cảm nhận tình cảm ấm áp từ phía nhà chùa.

Gần như tất cả các tỉnh phía Bắc sư thầy đều từng đặt chân tới để làm thiện nguyện.

Gần như tất cả các tỉnh phía Bắc sư thầy đều từng đặt chân tới để làm thiện nguyện.

Đặc biệt trong thời gian diễn ra đại dịch COVID -19, cùng với MTTQ huyện Hoằng Hóa, chùa Hồi Long gửi 15 xe container hàng hóa ủng hộ người dân TP. Hồ Chí Minh trong lúc bị phong tỏa, hàng chục xe hàng hóa phục vụ cho các khu cách ly tại các huyện trong tỉnh Thanh Hóa.

Mái nhà chung cho 50 trẻ em bất hạnh

Tâm niệm chùa không những là nơi du khách đến dâng hương mà còn là mái ấm tình thương của những mảnh đời bất hạnh, Sư cô đã nuôi quyết tâm thành lập một trung tâm từ thiện xã hội ở đây. 

Bằng sự tâm huyết của mình, đầu năm 2019, Trung tâm từ thiện xã hội chùa Hồi Long chính thức đi vào hoạt động. Từ đó, cứ ít tháng lại có một đứa trẻ bị bỏ lại cổng chùa hoặc được người dân đưa đến nhờ nhà chùa chăm sóc.

Trung tâm từ thiện xã hội chùa Hồi Long đang nuôi dưỡng 50 trẻ em có hoàn cảnh bất hạnh.

Trung tâm từ thiện xã hội chùa Hồi Long đang nuôi dưỡng 50 trẻ em có hoàn cảnh bất hạnh.

Hiện Trung tâm từ thiện xã hội chùa Hồi Long đang nuôi dưỡng 50 đứa trẻ tại chùa, có cháu họ mang đến cổng chùa, hay những chùa xung quanh bỏ lại, có cháu bố mẹ ly hôn, ốm đau, đi tù...người thân mang đến. 

Cháu nhỏ nhất đang còn bế nằm ngửa, có cháu đã ra trường đi làm. Các cháu nhỏ học mầm non trong chùa, các bậc còn lại học trong xã, huyện, có 5 cháu đang học đại học. Ngoài ra sư còn đỡ đầu cho khoảng 20 cháu bên ngoài.

Để có thêm nguồn kinh phí nuôi dưỡng các cháu, chùa làm hương bán cho khách.

Để có thêm nguồn kinh phí nuôi dưỡng các cháu, chùa làm hương bán cho khách.

Chia sẻ về công việc của mình, Sư cô Thích Đàm Ngoan cho biết, khó khăn nhất là những ngày đầu chưa quen với cách nuôi một đứa trẻ. Những đứa mới lọt lòng phải học cách pha sữa, cho con ăn uống theo độ tuổi ra làm sao. Những đứa lớn hơn một chút phải học tâm sinh lý để dạy chúng lễ phép, kính trọng người lớn, nhường nhịn, yêu thương nhau…

Với mong muốn những đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi không chỉ được chăm sóc chu toàn mà còn được giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, ngày 1/6/2023 được sự đồng ý và hỗ trợ của Giáo hội Phật Giáo tỉnh Thanh Hoá, huyện Hoằng Hoá, xã Hoằng Thanh, chùa Hồi Long đã tổ chức Lễ khánh thành Nhóm trẻ Mầm non Búp Sen Hồng ngay tại chùa.

Các loại nước rửa chén, bát, tinh dầu sả của nhà chùa tự sản xuất chuẩn bị được công nhận sản phẩm OCOP.

Các loại nước rửa chén, bát, tinh dầu sả của nhà chùa tự sản xuất chuẩn bị được công nhận sản phẩm OCOP.

Nhóm trẻ Mầm non Búp Sen Hồng ra đời dành cho các cháu bé đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm từ thiện xã hội chùa Hồi Long, con em Phật tử, con em các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã Hoằng Thanh và các xã lân cận.

Về chi phí nuôi dưỡng trẻ, theo Sư cô Thích Đàm Ngoan, mỗi tháng tiền trả lương cho bảo mẫu, người nấu ăn, bảo vệ tổng 15 người… rồi tiền ăn, học, dụng cụ học tập, sách vở và chi phí sinh hoạt của chừng ấy con người cũng hết cả 100 triệu đồng/tháng... Đó là chưa kể những lúc trẻ ốm đau đi viện, tiền thuốc men.

Để có thêm nguồn kinh phí nuôi, chăm sóc trẻ, ngoài sự hỗ trợ, mấy năm trở lại đây Sư cô Thích Đàm Ngoan bắt tay vào nghiên cứu làm hương, tinh dầu sả, nước rửa chén, bát... Những mô hình này đủ trang trải một phần cho các chi phí của trung tâm. Những sản phẩm do nhà chùa sản xuất sắp tới sẽ được công nhận là sản phẩm OCOP, được quảng bá, đưa rộng rãi ra thị trường.

Ngoài giờ đi học, các cháu tại trung tâm phụ giúp việc dán nhãn các loại sản phẩm do nhà chùa sản xuất

Ngoài giờ đi học, các cháu tại trung tâm phụ giúp việc dán nhãn các loại sản phẩm do nhà chùa sản xuất

Theo Sư cô, trước mắt còn rất nhiều khó khăn, nhưng chùa đang cố gắng hết sức để đảm bảo sản xuất và có nguồn thu duy trì trung tâm. 

"Làm sao để bù đắp tình thương, chăm sóc và tạo điều kiện cho các cháu phát triển tốt nhất, đó là mong muốn, trăn trở và trách nhiệm của tôi. Tâm nguyện duy nhất của tôi là để các cháu có một mái ấm, sau này khôn lớn trưởng thành, các cháu vẫn nhớ nơi đây là nhà để có thể trở về bất cứ lúc nào", Sư cô Thích Đàm Ngoan chia sẻ

Trao đổi với PV, ông Cao Đình Vũ - Chủ tịch UBND xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa nhấn mạnh, Sư cô Thích Đàm Ngoan là một người có tấm lòng nhân ái, nhà chùa luôn chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu có hoàn cảnh bất hạnh đủ cả tình thân lẫn vật chất. 

"Để kể hết lòng nhân ái, và tình yêu của thầy thì không thể nói hết. Những chuyến đi thiện nguyện đều đặn hàng năm ở các tỉnh ngoài, trong tỉnh, địa phương, cũng như những lúc xảy ra lũ lụt, dịch bệnh COVID-19.. Sư cô đều đến tận nơi trao những tình yêu của mọi người đến những nơi khó khăn nhất. Địa phương luôn ghi nhận những công lao, tấm gương của Sư cô để gắn kết tình yên, lan tỏa ra xã hội việc làm có ích.

Để có nguồn kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu ngoài nguồn ủng hộ từ các nhà hảo tâm, Sư cô và nhân viên tại Trung tâm từ thiện xã hội chùa Hồi Long đã trồng nấm, làm hương, làm tinh dầu sả... Những hoạt động không chỉ tăng thêm thu nhập, mà nó còn rèn luyện kỹ năng sống cho các em, giúp các em tự tin, vững bước trên những chặng đường sau này", ông Vũ cho biết thêm.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chư Tăng cùng người dân làm đường giao thông nông thôn

Gieo mầm thiện 16:30 24/06/2024

Đây là công trình dân sinh ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm của Phật giáo đối với việc cải thiện hạ tầng và cuộc sống của bà con.

Cụ bà 26 năm nhặt ve chai cưu mang chó mèo hoang

Gieo mầm thiện 22:09 23/06/2024

Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết (60 tuổi, ngụ Q.12, TP.HCM) sống bằng nghề nhặt ve chai nhưng vẫn cưu mang cả đàn chó mèo hoang.

Người phụ nữ miền Tây để dành tiền nuôi hàng trăm con chó

Gieo mầm thiện 16:51 22/06/2024

Gần 2 năm qua, căn nhà nhỏ của bà Trần Thị Lệ Thủy (52 tuổi, ngụ xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) trở thành nơi cưu mang hơn 170 con chó bị bỏ rơi, bệnh tật.

Tấm lòng vị trụ trì nguyện cả đời khám chữa miễn phí cho người bệnh

Gieo mầm thiện 09:25 22/06/2024

Hơn 10 năm qua, Đại đức Thích Minh Hòa, trụ trì chùa Phước Hưng (ấp Thạnh Hiệp, xã Hòa Thạnh, Tam Bình, Vĩnh Long) đã dành nhiều công sức mở 2 phòng khám Đông y chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.

Xem thêm