Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 20/05/2020, 16:09 PM

Chùa Huyền Không 1 - Tuyệt tác soi bóng dòng Bạch Yến

Chùa Huyền Không 1 tọa lạc trong khuôn viên rộng khoảng 6.000 m2 ngập tràn cây xanh, khung cảnh hữu tình, tạo nên một không gian tĩnh tâm, yên bình.

Ngôi chùa có hệ thống tường xây khắc nhiều chữ Vạn nhất Việt Nam

Chùa Huyền Không (hay còn gọi là Huyền Không 1, Huyền Không Sơn Trung) tọa lạc ở thôn Nham Biền, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, ngoại vi thành phố Huế (cách chùa Thiên Mụ gần 3 km về phía tây). Đây là ngôi chùa Nam Tông, hậu thân của chùa Huyền Không ở Lăng Cô, Phú Lộc xưa.

Chùa-Huyền-Không1

Tiền thân của chùa Huyền Không ở Huế là một chùa nhỏ dựng lên bằng tre nứa vào năm 1973 ở phía Bắc đèo Hải Vân, huyện Phú Lộc. Sau đó vào năm 1978, chùa được sư Giới Đức cho chuyển về vị trí hiện tại, cửa chùa hướng về phía Đông Nam. Đến năm 1993, Chánh Điện chùa được xây dựng lại quy mô hơn, hoàn thành vào 2 năm sau đó.

Chùa Huyền Không 1 nhìn từ trên cao.

Chùa Huyền Không 1 nhìn từ trên cao.

Cổng chùa Huyền Không 1.

Cổng chùa Huyền Không 1.

Chùa Thiên Mụ - Cổ tự xứ Huế

Chùa được xây dựng bằng vật liệu bê tông cố thép hiện đại, chắc chắn, nhưng vẫn mang dáng dấp cổ kính, hài hòa với đường nét chung của vùng đất cố đô. Ngôi chùa tọa lạc trong khuôn viên rộng khoảng 6.000 m2 ngập tràn cây xanh, khung cảnh hữu tình, tạo nên một không gian tĩnh tâm, yên bình.

93521658_1597636810389339_3731721870303559680_o
Chùa Huyền Không 1 - Tuyệt tác soi bóng dòng Bạch Yến

Chùa Huyền Không 1 - Tuyệt tác soi bóng dòng Bạch Yến

Mang dáng dấp ngôi chùa vườn, chùa đã tạo được cảnh sắc thanh tịnh, nên thơ qua nhiều công trình nhân tạo như: Thanh Tâm viên, Yên Hà các, Hứa Nhất Thiên viên… Tất cả đều góp phần mang đến cho du khách thập phương và các Phật tử một môi trường sinh thái an lành, nhiều mỹ cảm, là một chốn thiền an yên.

Chánh điện chùa Huyền Không 1.

Chánh điện chùa Huyền Không 1.

Giá trị văn hóa nghệ thuật của chùa Việt

Đặc biệt, ở chùa Huyền Không có một Bảo tháp Đại Giác được mô phỏng theo mẫu ngôi đại tháp Mahā Bodhi Gāya ở Ấn Độ nhưng kích cỡ thu nhỏ hơn. Chiều cao của tháp chính là 37m, bốn tháp phụ xung quanh cao khoảng 24m, chiều dài cạnh đáy ngang là 15,4m, cạnh đáy dọc là 9,4m. Tháp được xây dựng bằng gạch đất sét nung với hệ dầm, cột bê-tông làm khung chịu lực. Bốn tháp phụ mang tính trang trí và đối trọng lực để tạo sự cân bằng cho tháp chính khi có bão lớn và biến động đất.

Bảo tháp Đại Giác

Bảo tháp Đại Giác

Tháp có một tầng nền làm đế và phía trên là quần thể tháp 5 ngôi. Trong đó chỉ có ngôi tháp chính có không gian bên trong đủ rộng để sử dụng nên được bố trí thành 6 tầng.

Tòa bảo tháp tạo nên một điểm nhấn ấn tượng cho chùa Huyền Không 1.

Tòa bảo tháp tạo nên một điểm nhấn ấn tượng cho chùa Huyền Không 1.

Chóp tháp có màu vàng rực rỡ và thân tháp với màu trắng nổi bật, chạm trổ nhiều hoa văn đậm chất Ấn Độ, tạo nên một góc check in đậm chất “ngoại quốc” trong khuôn viên ngôi chùa Việt ở đất cố đô. Tòa bảo tháp cứ thế đứng hiên ngang giữa đất trời, tạo nên một điểm nhấn ấn tượng cho chùa Huyền Không 1 ở Huế. 

Chùa Việt Nam với cái nhìn tổng quát

Nét kiến trúc độc đáo.

Nét kiến trúc độc đáo.

Ngoài ngôi bảo tháp nổi bật, ngôi chùa đẹp ở Huế này còn cuốn hút du khách bởi không gian cổ kính, quyện hòa giữa kiến trúc truyền thống của Huế và chút nét đẹp tinh tế đậm phong cách Nhật Bản.

Một không gian thực sự tĩnh tại giữa lòng cố đô.

Một không gian thực sự tĩnh tại giữa lòng cố đô.

Những dãy nhà với kiểu mái Lương Đình ngói đỏ, hàng cột gỗ bóng loáng hay những chiếc lồng đèn khẽ lay trong gió, tạo nên một không gian thực sự tĩnh tại giữa lòng cố đô.

Vẻ đẹp kiến trúc của chùa Huyền Không 1 ở Huế còn thể hiện qua các kèo cột, xuyên xà,… được chạm trổ, điêu khắc tinh tế, sắc nét. Đặc biệt, những bức phù điêu đắp lộng gam màu xanh lam và trắng với biểu tượng long, lân, quy, phượng càng toát lên dấu ấn văn hoá tiêu biểu của cung đình Huế. 

Khuôn viên sau chùa Huyền Không 1.

Khuôn viên sau chùa Huyền Không 1.

Trong khuôn viên chùa còn trang trí thêm 500 giỏ phong lan quý, được chăm sóc tỉ mẩn, luôn xanh mát tốt tươi và khoe sắc rực rỡ. Đi dọc trong khuôn viên chùa, bạn còn được thưởng thức nhiều tiểu cảnh sân vườn được chăm chút kỹ lưỡng như một khu sinh thái. 

94028322_1601382856681401_3905580166465716224_o
chua_huyen_khong_o_hue_7

Ngoài ra, ở triền núi đi dọc con đường vào chùa còn là nơi trưng bày những tấm đá khắc chữ bằng thư pháp với những dòng triết lý thấm đẫm nhân sinh quan, đạo lý làm người khiến bạn phải dừng lại một giây suy ngẫm.

Nghệ thuật tượng sơn thếp của chùa Việt

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi

Chùa Việt 10:58 31/10/2024

Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi. 

Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng

Chùa Việt 20:32 30/10/2024

Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.

Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận

Chùa Việt 12:30 30/10/2024

Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…

Độc đáo chùa Khmer miền Tây: Vẻ đẹp ngôi chùa có hàng trăm cây còng cổ thụ

Chùa Việt 10:09 30/10/2024

Nét độc đáo của ngôi chùa Khmer mang tên Prochum Meáp Chhưm không chỉ bởi màu hồng bắt mắt mà còn là 2 hàng còng cổ thụ với hàng trăm cây dẫn từ cổng vào trong khuôn viên chùa. 

Xem thêm