Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 09/09/2019, 07:24 AM

Ngôi chùa cổ ở miền Tây và chiếc giường độc của công tử Bạc Liêu

Chùa Sà Lôn tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km về hướng Bạc Liêu, là một trong ba ngôi chùa nổi tiếng ở Sóc Trăng (hai chùa còn lại là chùa Dơi và chùa Đất Sét). Tại đây lưu giữ hai chiếc giường độc đáo của công tử Bạc Liêu.

>>Những ngôi chùa Việt độc đáo

Mang đậm tính truyền thống của một ngôi chùa Khmer Nam Bộ

Chùa Sà Lôn tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km về hướng Bạc Liêu

Chùa Sà Lôn tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km về hướng Bạc Liêu

Bài liên quan

Nguyên tiếng Khmer của chùa Sà Lôn là Wath Sro Loun, hay Wath Chro Luong, bắt nguồn từ tên con rạch Chro Luong chạy dọc theo đường làng trước chùa. Từ tên Wath Sro Loun người ta gọi gọn còn Sro Loun, nhưng để dễ phát âm và dễ nhớ, người ta gọi trại theo tiếng Việt là Sà Lôn.

Năm 1815, chùa được dựng với cây và lá rừng như những ngôi chùa khác. Trong thời gian chiến tranh, dưới sức tàn phá của bom đạn, ngôi chánh điện của chùa bị hư hại nặng.

Đến năm 1969, chùa được xây dựng lại theo kiến trúc như ngày nay, gồm: chánh điện, sala, tháp bảo, nơi để sách kinh... Trong quá trình xây dựng, do thiếu vật liệu nên các vị sư đã nảy ra sáng kiến là quyên góp những miểng chén, dĩa kiểu bị hư bể, từ bà con trong phum, sóc để ốp lên tường thay vì phải tô trát và sơn màu. Ý tưởng này quả thật vừa tiết kiệm kinh phí xây dựng, lại vừa tạo nên những họa tiết trang trí độc đáo cho ngôi chùa. Và vì thế, chùa còn được biết đến với tên gọi thứ hai: “chùa Chén Kiểu”.

Những họa tiết độc đáo được làm từ chén đĩa

Những họa tiết độc đáo được làm từ chén đĩa

Chùa Sà Lôn tọa lạc trong một khuôn viên rộng lớn với những hàng cây sao dầu thẳng tắp, ngọn vút lên trời xanh. Khách đến tham quan chùa, từ xa, đã thấy lấp lánh trên nền trời những sắc màu rực rỡ của những mảnh sứ vỡ phản chiếu trong nắng. Nóc chùa nổi lên bởi sắc màu đỏ và vàng, bên trên là 3 ngôi tháp, đắp nổi các hình tượng mang tính biểu trưng văn hóa truyền thống Khmer Nam bộ. Tháp chính ở giữa, bên trong có lồng pho tượng Phật đang tọa thiền uy nghi. Hai tháp hai bên thấp hơn tháp chính. Thành cổng có dòng chữ tên chùa bằng chữ Khmer và chữ Việt. Hai bên cổng có hai con nghê (còn gọi sư tử) bằng đá ngồi trên bệ với tư thế dũng mãnh, như một linh vật canh giữ sự uy nghiêm của ngôi chùa.

Khuôn viên chùa - Ảnh: Sưu tầm

Khuôn viên chùa - Ảnh: Sưu tầm

Dọc lối vào chùa là hai hàng tượng thần Kâyno, đây là những bức tượng có khuôn mặt tiên nữ Apsara – tượng trưng cho sắc đẹp vĩnh hằng và thân hình chim thần Garuda – tượng trưng cho sức mạnh. Ngay trước tiền điện chùa có cột cờ cao, đặt giữa một bồn hoa sen nở đỏ thắm. Chân cột là một quần thể rắn thần Nagar uốn lượn, phần đầu (5 hoặc 7 đầu) ngóc cao. Trên cột cờ, lúc nào cũng phấp phới lá phướn có nhiều hoa văn sặc sỡ. Hình tượng rắn thần Nagar nhằm nhắc đến điển tích rắn xòe đầu ra để che mưa cho Đức Phật khi người tọa thiền. Mặt khác, rắn thần Nagar là mô típ trang trí quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc của Phật giáo Khmer.

Không gian bên trong chánh điện

Không gian bên trong chánh điện

Bài liên quan

Người Khmer Sóc Trăng nói riêng và Nam bộ nói chung, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Phật giáo Ấn Độ, vì thế Phật giáo Tiểu thừa là tôn giáo chính, chi phối đời sống tinh thần của họ. Chính vì vậy, họ chỉ thờ Phật Thích Ca, mà không thờ các vị Quan âm hay Bồ Tát khác.

Riêng chánh điện có 16 hàng cột chống đỡ, với những hình ảnh kể về cuộc đời Phật Thích Ca từ khi sinh ra đến lúc nhập niết bàn thành Phật. Trên mỗi góc nhọn chùa đều mô tả hình tượng rắn Nagar tinh xảo.

Giữa sân chùa có hình tượng rắn Nagar 5 đầu sặc sỡ che nắng cho tượng Phật Thích Ca. Ngoài biểu tượng rắn Nagar ở chùa Chén Kiểu còn có tượng các tiên nữ, thần Krud, thần sư tử... những vị thần đặc trưng văn hóa Khmer Nam Bộ.

Những hoa văn đẹp mắt trên cột, tường, cầu thang và mái chùa

Những hoa văn đẹp mắt trên cột, tường, cầu thang và mái chùa

Hai chiếc giường của công tử Bạc Liêu

Một nét độc đáo khác ở chùa Sà Lôn là khi du khách vào cổng chùa, nhìn qua bên phải sẽ thấy một dãy nhà ngang, hai tầng. Tầng trên có hai căn phòng, có hai chiếc giường được làm từ gỗ quý và cẩn xà cừ tinh tế ở xung quanh, một cái dùng cho mùa lạnh, một cái dùng cho mùa hè, nghe nói chúng được chùa mua lại từ phần gia sản của gia đình công tử Bạc Liêu.

Nghe nói, trước đây công tử Bạc Liêu (tên thật là ông Trần Trinh Huy) đều thuê thợ tốt nhất làm ở Trung Quốc rồi mang về Việt Nam. Tương truyền khoảng năm 1945, nhận thấy tình hình đất nước bất ổn, công tử Bạc Liêu đã cho di chuyển đồ đạc từ căn nhà lớn (ngay trung tâm thành phố Bạc Liêu ngày nay) sang nhà lầu ở Bàu Sàng - Vĩnh Lợi. Về sau tá điền lập mưu trộm cắp tài sản rồi tẩu tán chúng đi khắp nơi. Sau khi đánh cắp những vật dụng nhà công tử Bạc Liêu, những tá điền đã bán cho các phú hộ giàu có khác.

Chiếc giường mùa hè của công tử Bạc Liêu có mặt đá cẩm thạch. Ảnh: Huỳnh Hiếu

Chiếc giường mùa hè của công tử Bạc Liêu có mặt đá cẩm thạch. Ảnh: Huỳnh Hiếu

Bài liên quan

Từ đó người ta cho rằng những chiếc giường đã bị "ếm". Sau đó, chiếc giường dần sang tay nhiều chủ nhân. Cuối cùng, chùa Chén Kiểu đã mua lại chiếc giường này năm 1947. Nhiều người cho rằng, chiếc giường kỳ lạ đó chỉ ở trong một ngôi chùa linh thiêng bật nhất ở xứ sở Sóc Trăng mới có thể “trấn” được nó.Cũng có một tin đồn khác là chính công tử Bạc Liêu đã tặng hai chiếc giường này cho chùa Chén Kiểu.

Cặp giường có cấu trúc tương tự nhau, màu nâu đen, mỗi chiếc cao khoảng 2,5m, rộng gần 2m, nhưng có hoa văn trang trí khác nhau và điều đặc biệt ở cặp giường này là có một cái nóng và một cái lạnh. Ở phần mặt nền của chiếc giường nóng có 3 miếng gỗ giáng hương ghép lại được dùng để ngủ vào mùa mưa lạnh; còn chiếc giường lạnh có lót những miếng đá lớn nên dùng ngủ vào mùa hè nóng nực. Ngoài cặp giường nóng lạnh, tại chùa còn giữ một chiếc bàn dài và một chiếc bàn tròn cũng là của gia đình công tử Bạc Liêu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chiêm ngưỡng những tượng Phật lớn nhất Việt Nam

Chùa Việt 11:55 25/04/2024

Việt Nam là quốc gia có bề dày văn hóa Phật giáo và cũng là nơi có nhiều tượng Phật lớn nhất. Những tượng Phật này không chỉ là điểm hành hương tâm linh mà còn là kiệt tác nghệ thuật đáng kinh ngạc.

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Xem thêm