Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 20/08/2023, 07:50 AM

Chùa Liên Phái tổ chức lễ Vu lan - Báo hiếu Phật lịch 2567

Trong cung bậc tri ân và báo ân của dân tộc, Phật giáo đã từ lâu luôn trân trọng và lấy hạnh hiếu làm đầu. Sự tương phùng của tinh thần đó đã dẫn dắt nên những gương hiếu hạnh trong quá khứ cũng như hiện tại, sáng rực và ghi mãi dấu ấn với thời gian.

Tháng bảy mùa thu lá rụng vàng

Ấy mùa báo hiếu lễ Vu Lan

Bâng khuâng nhớ đến ơn sinh dưỡng

Thổn thức tâm còn ngấn lệ tràn

Một mùa Vu Lan nữa lại về, những cánh hoa tâm bắt đầu đua nhau rộ nở. Mùa đã làm thổn thức bao trái tim của người con Phật – mùa báo ân, báo hiếu của đạo làm con. Tất cả chúng ta đều hướng tâm về hai đấng sinh thành dưỡng dục với những tình cảm chân thành thắm thiết. Hiếu kính Cha Mẹ là một truyền thống rất tốt đẹp và lâu đời của dân tộc Việt Nam chúng ta. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho đến ngày nay.

Hòa chung vào không khí trang nghiêm, ấm áp trong mùa Vu Lan báo hiếu 2023, sáng nay chùa Liên Phái đã tổ chức Đại lễ Vu Lan báo hiếu 2023. Đông đảo Phật tử đã vân tập về chùa Liên Phái đồng tham dự. 

01

HT.Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Thông tin truyền thông TƯ – GHPGVN, Trụ trì chùa Liên Phái đã giảng giải về ý nghĩa, nguồn gốc và thông điệp của Đại lễ Vu Lan. Trong cung bậc tri ân và báo ân của dân tộc, Phật giáo đã từ lâu luôn trân trọng và lấy hạnh hiếu làm đầu. Sự tương phùng của tinh thần đó đã dẫn dắt nên những gương hiếu hạnh trong quá khứ cũng như hiện tại, sáng rực và ghi mãi dấu ấn với thời gian.

03

Hòa thượng giảng giải về nguồn gốc lễ Vu lan báo hiếu xuất phát từ Kinh Vu Lan rằng: Phật kể câu chuyện về tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ mình là bà Thanh Đề đã qua đời thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Để làm được điều này, tôn giả đã tìm đến đức Phật và được Phật dạy: Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu được mẹ, phải nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương. Ngày rằm tháng bảy là ngày chư Tăng tự tứ sau ba tháng an cư kết hạ, tu học tinh nghiêm, đạo lực mạnh mẽ là ngày thích hợp, hãy sắm sửa lễ vật dâng cúng vào ngày đó và cầu thỉnh chư Tăng chú nguyện cho mẹ ông. Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.

Hòa thượng nhấn mạnh rằng, câu chuyện về ngài Mục Kiều Liên đã dạy và nhắc nhở chúng ta việc báo ân, báo hiếu quý báu như thế nào đồng thời cũng dạy chúng ta việc cầu nguyện không chỉ dành cho cha mẹ trong nhiều đời nhiều kiếp mà còn phải cần phụng dưỡng, có hiếu cho cha mẹ thời hiện tại. Đặc biệt trong cuộc sống hiện nay với sự phát triển về mọi mặt, việc lan tỏa tinh thần hiếu nghĩa, hiếu kính cho thế hệ trẻ là rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn.

Chiều nay theo gót Mục Kiền Liên

Con muốn tìm ra bóng mẹ hiền

Cánh nhạn tung trời nơi viễn xứ

Vu Lan mang nặng nỗi ưu phiền

Hòa thượng cũng khẳng định, Vu Lan báo hiếu chính là một truyền thống tốt đẹp của giáo lý đạo Phật, được khởi nguyên từ tinh thần tri ân và hiếu nghĩa của dân tộc, như câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” mà cha ông ta đã để lại. Năm tháng trôi qua, tinh thần đạo hiếu của giáo lý đạo Phật và truyền thống văn hóa dân tộc đã nhập thể trở thành nền tảng luân lý của đạo đức cả dân tộc. Trong cuộc sống thường nhật, con người Việt Nam có truyền thống lễ nghĩa, kính trọng người cao tuổi, thờ tự gia tiên và những người đã khuất, mở rộng ra là truyền thống báo ân Tổ quốc, cội nguồn.

02

Tại buổi lễ, Chư tăng và đại chúng cùng nhất tâm tụng kinh Vu Lan, dành một phút tĩnh tâm, cùng cầu nguyện cho cha mẹ đã quá vãng và những người còn hiện tiền. Có những giọt nước mắt lặng rơi khi mọi người bồi hồi nhớ về những công ơn thâm sâu của cha mẹ đã dành cho chúng ta suốt cả một đời mà chúng ta còn chưa kịp đền đáp.

Tiết trời tháng bảy Vu Lan

Dù đi muôn hướng muôn ngàn trùng dương

Lòng con không khỏi vấn vương

Quay về nguồn cội nhớ cha mẹ hiền

Buổi lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Liên Phái đã kết thúc bằng nghi thức cài hoa hồng truyền thống và lễ cầu siêu tại Tam bảo điện.

Trung ương Giáo hội ban hành Thông bạch về Đại lễ Vu lan - Báo hiếu 2023

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Trong nước 15:30 21/11/2024

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.

Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo

Trong nước 16:00 20/11/2024

Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.

Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị

Trong nước 09:00 20/11/2024

Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 tại chùa Bái Đính

Trong nước 18:30 18/11/2024

Tối 17/11, tại chùa Bái Đính, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã tổ chức Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024, với thông điệp “Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại”.

Xem thêm