Chùa Minh Giác tổ chức lễ hằng thuận cho 2 Phật tử trẻ
Ngày 23/3, chùa Minh Giác (TP.Thủ Đức, TP.HCM) tổ chức lễ hằng thuận (lễ cưới theo Phật giáo) cho tân lang Huỳnh Quang Trung, pháp danh Vạn Văn, tân nương Hồ Ngọc Quỳnh Chi, pháp danh Vạn Ngọc.

Tham dự dưới sự chứng minh của Hoà thượng Thích Trí Viên, viện chủ Phật học viện Bodhidharma (Hoa Kỳ); Hoà thượng Thích Giác Trí, viện chủ chùa Minh Giác; Thượng tọa Thích Quảng Huy, trụ trì chùa Vĩnh Thạnh (TP.Thủ Đức); Đại đức Thích Thị Nhân, trụ trì chùa Văn Thánh (quận Bình Thạnh), cùng thân phụ, thân mẫu, bà con nội ngoại và nam nữ Phật tử chùa Minh Giác.
Mở đầu buổi lễ, Đại đức Thích Đồng Quảng, trụ trì chùa Minh Giác tác bạch cung thỉnh quý tôn đức quang lâm chánh điện niêm hương, bạch Phật, đảnh lễ Tam bảo và mời toàn thể đạo tràng tụng kinh Phước Đức trong niềm hoan hỉ, trang nghiêm.

Tiếp đến, Hoà thượng Thích Giác Trí trao nhẫn cưới, Hòa thượng Thích Trí Viên trao chứng nhận lễ hằng thuận cho tân lang tân nương. Hai Phật tử dâng lời phát nguyện sẽ thực hành đúng theo lời dạy của quý tôn đức - sẽ thương yêu nhau, gìn giữ 5 giới của Phật tử tại gia, cùng nhau xây dựng đời sống vợ chồng theo tinh thần Phật dạy để trở thành người Phật tử thuần thành hộ trì Tam bảo.
Chứng minh tâm nguyện đó, Thượng tọa Thích Quảng Huy đã đãi lao cho chư tôn đức đôi lời đạo từ, nói lên tầm quan trọng của lễ hằng thuận, cũng như ý nghĩa đôi nhẫn mà tân lang tân nương vừa nhận từ Hoà thượng Thích Giác Trí trao.

Được biết, lễ hằng thuận bắt nguồn từ tín ngưỡng của Phật giáo, vốn dĩ là một lễ cưới được tổ chức tại chùa hoặc thiền viện lớn theo nghi thức Phật giáo Việt Nam với chủ hôn là thầy trụ trì. Theo tên gọi, “hằng” có nghĩa là thường xuyên, “thuận” là hòa thuận. Hai từ này là chỉ cái đẹp trong mối quan hệ vợ chồng. Do vậy lễ hằng thuận đang dần trở lên phổ biến trong cộng đồng bởi những mong muốn tốt đẹp của nó.
Lễ hằng thuận có nguồn gốc từ thời Đức Phật còn tại thế trong một lần trở về kinh thành vào dịp hôn lễ của vương tử Mahanama cưới vợ. Vì vậy, Ngài đã đến và minh chứng cho buổi lễ, Đức Thế Tôn đã ban những lời dạy cho vợ chồng Vương tử về bổn phận làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ đối với con cái, trách nhiệm đối với gia đình và họ hàng 2 bên. Ngài cũng căn dặn hai người sẽ cùng đi bên nhau suốt cuộc đời, cùng nhau vượt qua những trở ngại và khó khăn.
Ở Việt Nam, lễ hằng thuận đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử phật giáo được tổ chức tại chùa cổ Từ Đàm (Huế), kết duyên cho cặp vợ chồng là bà Lê Thị Hoành (con cái bác sĩ Phật tử Tâm Minh - Lê Đình Thám) với ông Hoàng Văn Tâm.
Bên cạnh đó cũng có một vài nguồn tư liệu khác cho rằng lễ hằng thuận đầu tiên do thầy Thích Thâm Thi tổ chức tại chùa Vọng Cung, Nam Định. Đến năm 1971, Hòa thượng Thích Thiện Hòa chính thức đặt tên cho nghi thức này là lễ hằng thuận.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Phân ban Phật tử Dân tộc Trung ương trao học bổng cho học sinh vượt khó
Phật pháp và cuộc sống
Phân ban Phật tử Dân tộc Trung ương (PTDT T.Ư) phối hợp với BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên, Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Lương cùng các đơn vị trao tặng học bổng đợt 3 cho các em học sinh nghèo vượt khó.

Truyện ngắn: Hồi chuông thức tỉnh
Phật pháp và cuộc sống
Ly ngồi lặng lẽ trong căn phòng nhỏ, ánh đèn mờ nhạt hắt lên bức tường những vệt sáng run rẩy. Cô siết chặt bàn tay, cố ngăn những giọt nước mắt đã chực rơi từ lâu. Đã ba năm trôi qua kể từ ngày cô đưa ra quyết định ấy – một quyết định mà suốt quãng đời còn lại, cô không thể tha thứ cho chính mình.

Truyện ngắn: Chim phóng sinh
Phật pháp và cuộc sống
Ba chú chim được thả ra, theo phản xạ tự nhiên, chúng bay vút lên trời cao. Nhưng rồi thoáng chốc, chúng lại bay ngược trở về lồng. Dù không hiểu biết tiếng người, không biết bà lão đã thì thầm vào tai chúng những gì, nhưng chúng biết tấm lòng bà lão từ bi như Bồ-tát.

Vì đời vô thường, ta càng phải thương yêu nhiều hơn nữa
Phật pháp và cuộc sống
Đời vô thường chính là lý do khiến chúng ta càng cần nhiều hơn tình yêu thương và sự kết nối. Khi mọi thứ có thể thay đổi bất kỳ lúc nào, niềm tin và sự gắn kết trong tình yêu là những điều giúp chúng ta cảm thấy an tâm và ổn định.
Xem thêm