Chùa Minh Thành: Ngôi chùa với vẻ đẹp kiến trúc độc đáo tại phố núi Gia Lai
Chùa Minh Thành Gia Lai sở hữu lối kiến trúc độc đáo, mang đậm phong cách Nhật Bản với những chi tiết chạm trổ tinh xảo, khuôn viên xanh mát tuyệt đẹp. Chùa Minh Thành là một điểm tham quan hấp dẫn không thể bỏ qua đối với du khách và là một niềm tự hào của người dân phố núi Pleiku.
Cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 2km, toạ lạc trên một ngọn đồi thoải trong lòng phố núi sương mờ ảo, Chùa Minh Thành hiện lên là một quần thể kiến trúc độc đáo với vẻ đẹp huyền ảo và cổ kính hút hồn biết bao du khách.
Bảo An Thiền Tự - Ngôi chùa sở hữu kiến trúc chùa Việt xưa
Chùa được xây dựng vào vào 1964, trải qua bao biến động thăng trầm của lịch sử khiến nhiều phần bị hư hại, đến năm 1997 chùa được trùng tu và xây mới. Sau quá trình trùng tu và tôn tạo kéo dài hơn 10 năm, chùa Minh Thành như được khoác trên một chiếc áo hoàn toàn mới với vẻ đẹp phương Đông đặc trưng độc đáo mang ảnh hưởng của kiến trúc Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan. Đến nay, chùa không chỉ là nơi các Phật tử đến để chiêm bái, lễ phật mà còn thu hút nhiều du khách tìm đến tham quan và vãn cảnh.
Khuôn viên của chùa Minh Thành
Ngay khi bước vào chùa bạn sẽ thấy ngay tượng Phật bà Quan Âm được đặt ở chính giữa cửa ra vào và được trang trí cây xanh, cột đá, tượng kỳ lân một cách đối xứng trông rất hài hòa. Đường đến đại sảnh với những bức tranh lớn viết về những điều răn dạy của Đức Phật dành cho các Phật tử. Sân chùa khá rộng và được trang trí bằng những tiểu cảnh, tượng đá, vật liệu gỗ được chạm khắc một cách rất tinh xảo. Ngoài ra, chùa còn có không gian xanh được các nhà sư thiết kế khá hợp lý bằng cây cối và tiểu cảnh làm cho bầu không khí trở nên rất trong lành, thanh tịnh..
Những cây liễu nhỏ rủ xuống quanh hồ, cả bầu trời in bóng xuống mặt nước tạo thành một khung cảnh rất nên thơ. Những lối đi nhỏ của chùa với những bức tường rêu phong do đã được xây dựng từ lâu, những bức tường cây leo chằng chịt như một minh chứng cho sự lâu đời của ngôi chùa như bao ngôi chùa cổ kính của Việt Nam.
Kiến trúc của chùa Minh Thành
Chùa Minh Thành có tổng diện tích hơn 20,000 mét vuông. Lối kiến trúc của chùa được xây dựng theo hình thức đơn giản của mạn – đà – la. Toàn bộ các chi tiết được chạm khắc tại đây đều tuân theo nền tảng của triết học Phật giáo.
Khu chánh điện của chùa Minh Thành Gia Lai có diện tích lên đến hàng nghìn mét vuông, cao 16 mét với trần được làm hoàn toàn bằng loại gỗ pơ mu quý hiếm. Nằm ở chính giữa chánh điện là điện tôn Tỳ Lô Giá Na Phật cao 6 mét và nặng 16 tấn. Không gian chánh điện cũng được bài trí rất hài hòa, với bốn tượng Phật Bà lớn nằm ở 4 góc.
Ngôi chùa Việt ở đất Phật Nepal
Trước mặt chánh điện là tượng đá 18 vị La Hán, khu tăng phường nằm bên phải chánh điện có diện tích hàng ngàn mét vuông bao gồm trai đường, giảng đường, thiền đường và tàng kinh cát. Bên phải chánh điện là tòa bảo tháp xá lợi 9 tầng, ngoài ra còn có các công trình khác như phương trượng đường; khách đường và một sống công trình đang được thi công xây dựng và sắp hoàn thành.
Pho tượng Phật A Di Đà cao 7,5 mét, nặng 40 tấn được đặt uy nghi giữa hồ Liên Trì ngay trước khu chánh điện. Ở hai bên của chánh điện đều có cầu thang đi lên để du khách có thể tham quan và ngắm cảnh.
Trong tương lai, chùa Minh Thành sẽ tiếp tục xây dựng được các công trình lớn và hoành tráng hơn và sẽ nhờ vào phần lớn công đức của các phật tử trong vùng và các phật tử từ phương xa tới tham quan. Đó chính là tâm nguyện lớn nhất của Đại đức Thích Tâm Giác và cũng chính là niềm tự hào của Phật tử trong vùng.
Tháp Từ Ân thờ tổ khai sơn cũng nằm ở phía bên trái chánh điện, tháp có ba tầng mái, lợp ngói vảy rồng, trang trí rồng và hoa sen cách điệu, được xây dựng rất giống với lối kiến trúc đèn chùa của Nhật Bản nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
Tháp chuông tôn trí đại hồng nặng 4 tấn nằm phía bên trái chánh điện, có lối cầu thang bộ đi lên để chiêm ngưỡng và ngắm cảnh vật xung quanh chùa. Tháp được thiết kế rất giống kiến trúc ngôi đền chùa của Nhật Bản trông rất đặc sắc. Mặt khác, lối kiến trúc này rất vẫn mang đậm lối kiến trúc cổ của Việt Nam như chùa Một Cột.
Từng chi tiết, góc cạnh trong ngôi chùa đều có những nét độc đáo rất riêng biệt. Theo lời kể lại của chú thợ hồ trong chùa, bộ cửa chùa được làm bằng gỗ gõ với chiều cao 6 m, bề dày 4 tấc, được xem như là bộ cửa lớn nhất nhì Việt Nam. Những đường nét trạm trổ hình ảnh Tứ Đại Thiên Vương trông khá tinh vi.
Hai ngôi chùa Việt ở Hoa Kỳ đón nhận bằng xác lập từ Tổ chức Kỷ lục Người Việt Toàn cầu
Khi đứng trước chánh điện cao những 16 m, một công trình khiến ai đứng trước nhìn vào cũng không khỏi ngỡ ngàng, trần nhà làm bằng gỗ Pơ Mu – loại gỗ tốt trong rừng Tây Nguyên. Ngoài ra, chùa Minh Thành còn có một chiếc lư hương bằng đồng lớn nhất cao 4 m và nặng tới 4 tấn nằm trước hồ Liên Trì.
Ngôi bảo tháp độc đáo nhất Việt Nam
Bảo tháp xá lợi cao tới 9 tầng cao 72 m, nằm phía bên trái chánh điện. Bảo tháp này được xây dựng từ trên đỉnh tháp xuống chân tháp, đi ngược lại cách xây dựng thông thường. Khi các nhóm thợ được sư thầy trụ trì mời đến nhận thầu mọi người đều lắc đầu bảo khó, sao mà làm được, nhưng cuối cùng cũng có đội ông Sáu – người từng xây dựng nhiều ngôi chùa ở đây dũng cảm nhận thầu.
Chùa Việt Nam – Những kỷ lục về di sản văn hóa
Đặt bên trong bảo tháp là 4 vị Thiên Thủ Thiên Nhãn cao tới 8 m và ngang 3.5 m được chạm khắc rất tinh tế bằng gỗ Mít. Tầng 1 và các tầng khác là nơi thờ thất Phật và Xá Lợi của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Bảo tháp với gam màu chủ đạo là đỏ và vàng sặc sỡ, trông rất bắt mắt. Đây là một công trình được nằm trong top công trình kiến trúc cao nhất của thành phố Pleiku.
Từ xa nhìn vào, với nền trời xanh trong, ánh sáng mặt trời phản chiếu bảo tháp hiện ra như một biểu tượng cho sự uy nghiêm, tôn kính. Cũng chính nhờ lối kiến trúc độc đáo của bảo tháp mà khiến nhiều du khách cứ ngỡ như mình đang đi lạc vào một ngôi đền của đất nước Mặt trời mọc Nhật Bản.
Với vẻ đẹp uy nghiêm trong một không gian kiến trúc đặc sắc độc đáo, chùa Minh Thành Gia Lai không chỉ là một ngôi chùa tâm linh mà còn là một thắng cảnh đẹp “hút hồn”, thu hút nhiều khách du lịch ghé thăm. Trong không gian uy nghiêm văng vẳng tiếng chuông xa, bạn như tìm thấy sự thanh tịch trong tâm hồn nơi cửa Phật bình yên.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hội đồng Chứng minh Đại nghị lần thứ II và trang nghiêm Lễ tưởng niệm chư vị Pháp chủ
Ảnh 16:01 10/12/2024Sáng 10-12, tại Văn phòng Đức Pháp chủ - Việt Nam Quốc Tự (TP.HCM), Hội đồng Chứng minh GHPGVN đã tổ chức Đại nghị lần thứ II dưới sự chủ trì của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ GHPGVN.
TP.HCM: Hội thi giáo lý Phật tử cấp quận huyện năm 2024 diễn ra thành công
Ảnh 21:23 17/11/2024Như Phatgiao.org.vn đã đưa tin, hôm nay, 17/11, gần 6.000 Phật tử các quận huyện và TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM đã dự Hội thi giáo lý năm 2024.
Khám phá chùa Khmer có tượng Phật nằm “khổng lồ” ở Sóc Trăng
Ảnh 16:00 14/11/2024Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay thường gọi là chùa Som Rong với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ trở thành điểm điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố Sóc Trăng.
Đức Pháp chủ cùng chư Tăng thính giới trong Lễ bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự
Ảnh 15:40 14/11/2024Sáng nay, 14/10-Giáp Thìn (14/11/2024), Đức Pháp chủ GHPGVN và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh quang lâm Việt Nam Quốc Tự, cùng chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện thực hiện Bố-tát, thính giới chung.
Xem thêm