Chùa Ompuyear - Nơi giữ gìn văn hóa của dân tộc
Chùa Ompuyear, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) không chỉ là nơi lưu giữ nhiều văn hóa truyền thống của dân tộc mà còn gắn kết 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa sống hòa thuận cùng chung tay xây dựng quê hương.
Chùa Ompuyear đã trải qua nhiều đời trụ trì. Mỗi đời trụ trì đều có công đóng góp to lớn trong quá trình xây dựng, trùng tu, chùa vẫn giữ được kiến trúc đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer. Thượng tọa Lâm Sương - Trụ trì chùa Ompuyear cho biết: “Chùa luôn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tôn giáo; là nơi để sư sãi tu học, phật tử thờ phụng, tôn kính theo giáo lý của Đức Phật; là chỗ dựa tinh thần của đồng bào phật tử tìm đến làm từ thiện, cầu mong những điều tốt đẹp.
Với sự chung sống hòa thuận, đoàn kết, bà con phật tử 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa đã chung tay xây dựng ngôi chùa khang trang và giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn. Cụ thể, bà con phật tử đóng góp cho chùa trên 7 tấn gạo, nhiều nhu yếu phẩm, mùng, mền, gối… để hỗ trợ cho các hộ nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19”.
Chùa Ompuyear được xây dựng khang trang, ngôi sala, tăng xá, lớp học được xây dựng hoàn chỉnh để sư sãi tu học và mở lớp dạy chữ Pali, chữ Khmer cho các vị sư sãi và con em đồng bào Khmer đến học đã góp phần rất lớn trong việc giữ gìn tiếng nói và chữ viết của dân tộc. Song song đó, chùa còn đóng chiếc ghe ngo để tham dự lễ hội đua ghe ngo truyền thống hàng năm của đồng bào Khmer.
Theo Thượng tọa Lâm Sương, ghe ngo là môn thể thao truyền thống của dân tộc có từ xưa đến nay; ghe ngo là tượng trưng cho sự đoàn kết cộng đồng. Bởi vì, để tham dự cuộc đua ghe ngo thì phải tập hợp bà con phật tử trong các xóm, ấp đến chùa tập luyện và các tay đua phải đoàn kết và thống nhất một lòng khi tham gia đua. Bên cạnh đó, chùa còn lưu giữ 2 đội nhạc ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc. Đối với bà con Khmer, nhạc ngũ âm xem như là linh hồn, tượng trưng của dân tộc, vì khi nghe được tiếng nhạc ngũ âm là biết nơi đó có đồng bào Khmer sinh sống, có tổ chức lễ hội, tổ chức đám phước… của dân tộc. Vì vậy, nhà chùa và Ban quản trị cố gắng gìn giữ tiếng nhạc qua các thế hệ.
Ông Cao Đồ Ra - Trưởng Ban quản trị chùa Ompuyear cho biết: “Chùa Ompuyear không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo, gìn giữ văn hóa của dân tộc mà còn được các cấp ủy, chính quyền đánh giá là nơi phát huy tốt vai trò tuyên truyền cho đồng bào Khmer về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động bà con phật tử sống đoàn kết, giúp đỡ nhau và chung tay xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nam, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá
Chùa Việt 09:15 03/11/2024Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6.
Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Việt 14:07 01/11/2024Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.
Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi
Chùa Việt 10:58 31/10/2024Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi.
Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng
Chùa Việt 20:32 30/10/2024Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.
Xem thêm