Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 26/11/2020, 09:20 AM

Chùa Quỳnh Lâm cung rước tượng Phật Thích Ca bằng ngọc nguyên khối nặng 3,8 tấn

Ngày 28/11, tại TX Đông Triều, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, chùa Quỳnh Lâm phối hợp UBND thị xã Đông Triều sẽ tổ chức lễ rước tượng Phật ngọc nguyên khối về chùa Quỳnh Lâm. Được biết pho tượng Phật ngọc nặng 3,8 tấn, cao 2,2 m, trị giá khoảng 20 tỉ đồng.

Tượng Phật hồng ngọc nặng 4.000 kg trong chùa Ngọc

Ngày 24.11, UBND TX.Đông Triều và Sở VH-TT tỉnh Quảng Ninh, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh, cùng Viện Trần Nhân Tông (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức họp báo thông tin về sự kiện "Hành trình về miền Di sản - Thánh địa Phật giáo Trúc Lâm" sắp diễn ra tại TX.Đông Triều, Quảng Ninh.

Nổi bật tại sự kiện là lễ rước pho tượng Phật ngọc nặng 3,8 tấn, cao 2,2 m, trị giá khoảng 20 tỉ đồng. Lễ rước tượng Phật ngọc sẽ diễn ra lúc 8h00', ngày 28/11 (tức ngày 14/10 năm Canh Tý), từ địa điểm Trung tâm Văn hóa và Thể thao thị xã Đông Triều về chùa Quỳnh Lâm.

Tượng Phật Thích Ca được tạc bằng đá thạch ngọc nguyên khối cao 2,2 m, nặng 3,8 tấn. Ảnh: TX Đông Triều.

Tượng Phật Thích Ca được tạc bằng đá thạch ngọc nguyên khối cao 2,2 m, nặng 3,8 tấn. Ảnh: TX Đông Triều.

Pho tượng Phật Quan Âm bằng đá Ngọc Bích lớn nhất thế giới tại Việt Nam

Đây là pho tượng Phật Thích Ca làm bằng ngọc thạch có nguồn gốc từ Canada. Pho tượng được các nghệ nhân Nepal, Ấn Độ và Thái Lan thuộc Công ty Jade Thongtawee (Chieng Mai) chạm khắc tại Thái Lan, theo nguyên mẫu tượng Phật Thích Ca tại Thánh địa Bồ đề Đạo tràng (Ấn Độ). Mỗi chi tiết mỹ thuật chạm khắc đều rất tinh tế, tỉ mỉ, thể hiện hình ảnh Đức Phật ngồi thiền trên tòa sen trong tư thế liên hoa tọa, thần thái đầy từ bi. Pho tượng Phật Thích Ca ngồi trên tòa sen với ý nghĩa những ai có cơ duyên chiêm bái Phật ngọc sẽ có được bình an trong tâm hồn, cầu nguyện hòa bình cho thế giới, cho quốc thái dân an.

Ông Nguyễn Khắc Dũng, Phó chủ tịch UBND thị xã Đông Triều, cho biết pho tượng Phật Thích Ca cao 2,2 m và nặng 3,8 tấn do một doanh nghiệp cúng tiến. 

“Việc rước tượng Phật ngọc về quần thể Khu di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều sẽ đẩy mạnh việc kết nối không gian, văn hóa, du lịch giữa Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều với di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), di tích Tây Yên Tử (Bắc Giang), danh thắng Yên Tử, nhằm xây dựng thương hiệu du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, trở thành điểm đến mang tầm khu vực và quốc tế”, ông Dũng nói.

Chùa Quỳnh Lâm (Ðông Triều, Quảng Ninh) là một trong các ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam. Xưa kia chùa là một trung tâm Phật giáo quan trọng của dòng thiền Trúc Lâm.

Chùa Quỳnh Lâm lưu giữ những chứng tích Phật giáo - nơi Phật giáo phát triển vinh hiển của quá khứ. Ảnh tư liệu.

Chùa Quỳnh Lâm lưu giữ những chứng tích Phật giáo - nơi Phật giáo phát triển vinh hiển của quá khứ. Ảnh tư liệu.

Chùa Quỳnh Lâm tên thường gọi là chùa Quỳnh, tên tự là Quỳnh Lâm Tự, tọa lạc tại núi Tiên Du, thuộc phường Tràng An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Theo các dữ liệu lịch sử, chùa được xây dựng vào thời vua Lý Thần Tông (1127 – 1138) bởi Quốc sư Nguyễn Minh Không. Sau khi xây dựng chùa, nhà sư Nguyễn Minh Không đã cho đúc một pho tượng Phật Di Lặc bằng đồng có kích thước khổng lồ, cao tới 6 trượng (tương đương 20m) để thờ cúng. 

Lịch sử thiền phái Trúc Lâm cho hay: Từ những năm đầu thế kỷ XIV, sư tổ đệ nhị (Thiền sư Pháp Loa) của thiền phái đã cho san khắc nhiều bộ kinh luật tại chùa Vĩnh Nghiêm để phục vụ việc truyền giảng, lưu hành giáo lý. Sau, chính sách “hoại thư” của nhà Minh khiến các mộc bản này bị hủy hoại vào đầu thế kỷ XV. Ngoài việc cho san khắc các mộc bản kinh phật tại chùa Vĩnh Nghiêm, năm 1319 Thiền sư Pháp Loa còn kêu gọi tăng nhân và Phật tử chích máu in hơn 5.000 quyển kinh Đại Tạng cất giữ ở Viện Quỳnh Lâm.

Được sự ủng hộ rất lớn của nhà vua và các giới quý tộc, Thiền sư Pháp Loa đã cho xây dựng và mở mang nhiều chùa tháp. Riêng năm 1314 ông cho xây dựng 33 cơ sở điện thờ Phật, gác chứa kinh... Chính trong thời kỳ này trên cơ sở chùa Quỳnh Lâm cũ, năm 1316 Thiền sư Pháp Loa cho thành lập “Viện Quỳnh Lâm” - trường Đại học Phật giáo đầu tiên ở nước ta được ra đời từ đây.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM

Tin Phật sự 22:17 21/11/2024

Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.

Đại đức Thích Mật Tịnh làm Trưởng ban Trị sự Phật giáo H.Trà Ôn (Vĩnh Long)

Tin Phật sự 07:00 21/11/2024

Quyết định chuẩn y nhân sự bổ sung giữa nhiệm kỳ được công bố sáng nay, 20-11, tại buổi họp sơ kết công tác Phật sự năm 2024 và đề ra phương hướng hoạt động của Phật giáo H.Trà Ôn năm 2025, tại Văn phòng Ban Trị sự - chùa Thiên Phước.

Ban Trị sự tỉnh Bình Dương sẽ đăng cai tổ chức Đại giới đàn Trí Tấn 2025

Tin Phật sự 10:50 20/11/2024

Sáng ngày 19/11/2024, tại Tổ đình chùa Hội Khánh (phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương đã tổ chức phiên họp triển khai dự thảo kế hoạch tổ chức Đại Giới đàn Trí Tấn PL.2569 – DL. 2025 và triển khai một số Phật sự quan trọng khác.

Ban Hướng dẫn Phật tử GHPGVN tỉnh Tiền Giang sẽ tổ chức Khóa huân tu chánh niệm lần III

Tin Phật sự 15:10 19/11/2024

Chiều ngày 17/11/2024 (nhằm ngày 17/11 năm Giáp Thìn), tại chùa Phước Thới - Văn phòng Ban Hướng dẫn Phật tử (HDPT) tỉnh (thị trấn Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), Ban HDPT GHPGVN tỉnh Tiền Giang tổ chức phiên họp rà soát công tác tổ chức khoá “Huân Tu Chánh Niệm” lần III.

Xem thêm