Thứ ba, 14/11/2023, 09:35 AM

Chùa Cây Thị - ngôi cổ tự linh thiêng với không gian yên bình ở Hà Nam

Chùa Cây Thị là ngôi chùa tọa lạc tại tỉnh Hà Nam. Với lối kiến trúc kết hợp nền văn hóa Á đông độc đáo, ngôi chùa không chỉ mang lại khung cảnh đẹp đến say lòng người mà còn mang đến những giá trị yên bình, thanh tịnh trong cuộc sống.

Chùa nằm trên lưng chừng núi, hai bên là dãy núi có hình thế tả thanh long, hữu bạch hổ.

Theo sườn núi hướng lên đỉnh về phía Đông Nam cách chùa cổ khoảng 100m là lăng mộ Thượng thư Trương Công Giai, bên dưới chân núi hướng Tây Nam cách chùa cổ khoảng 50m là đền thờ liệt sĩ Núi Chùa.

Chùa nằm cách biệt hoàn toàn với khu dân cư. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, từ xa xưa nơi đây đã từng có vua đi qua và dừng nghỉ tại chùa nên được gọi là “chùa Khoa núi Ngụ”.

Tháng 12/2019, chùa Cây Thị được kiến thiết tôn tạo, phục hồi và xây dựng.

Theo lời kể của Đại Đức Thích Huệ Hạnh - Uỷ viên thường trực phân ban chuyên nghiệp Phật tử Trung Ương, đang trụ trì chùa, chùa tên là Cây Thị vì cạnh ngôi chùa cổ là cây thị với niên đại hàng trăm năm, theo các cụ cao niên thì từ nhỏ đã thấy gốc thị to như hiện nay.

Cây thị hàng trăm năm tại chùa.

Cây thị hàng trăm năm tại chùa.

Theo dòng lịch sử, ngôi chùa có thể bị thay đổi, nhưng cây thị vẫn trụ vững với tàn lá xum xuê như che mát, xoa dịu những lo toan, buồn phiền nơi thế giới trần tục của con người mỗi khi về chùa.

Cây thị không những có giá trị về lịch sử, mà còn ẩn chứa một giá trị tâm linh rất lớn đối với dân làng nói riêng và toàn thể tín đồ Phật tử thập phương nói chung khi về chùa.

Mùa Vu Lan năm nay, đoàn chúng tôi về thăm chùa, trong đoàn có anh Nguyễn Đức Dũng - Phó viện trưởng viện nghiên cứu chính sách tôn giáo ban Tôn giáo Chính Phủ, cùng đoàn có các nhà nghiên cứu và báo chí đã vinh hạnh được Đại Đức Thích Huệ Hạnh trụ trì chùa dẫn đoàn đi tham quan chiêm bái cảnh chùa.

Từ chân núi nhìn lên, chúng ta thấy xa xa hiện lên khuôn mặt hiền từ phúc hậu của tôn tượng Bồ Tát Quán Thế Âm cao 6m bằng đá granite được đặt trên ngọn đồi, trông thật uy nghi.

Cảnh thanh tịnh nơi chùa Cây Thị.

Cảnh thanh tịnh nơi chùa Cây Thị.

Kế đến là cổng chùa và vườn thiền được thiết kế kiến trúc Nhật Bản kết hợp với kiến trúc Việt. Khi bước vào khu vực này chúng ta dường như vào thế giới bồng lai tiên cảnh với vẻ yên bình đến lạ thường.

Đến đây du khách sẽ bất ngờ vì phần sân dẫn vào chùa được trải sỏi trắng, xung quanh các ngọn đồi xanh mướt màu xanh của cỏ Nhật đan xen với những cây tùng.

Giải thích tại sao lựa chọn những viên sỏi trắng, tạo hình tỉ mỉ, các sư thầy cho biết đá trắng khiến cho lòng người trở nên thanh thoát, cùng với tiếng chuông tạo nên không gian thanh tịnh. Ai bước chân đến đây cũng có cảm giác nhẹ nhàng, thư thái như về với với thiên nhiên, hay tìm về cái vô ngã của con người.

Những viên đá trắng được bài trí tỉ mỉ tại khuôn viên chùa.

Những viên đá trắng được bài trí tỉ mỉ tại khuôn viên chùa.

Những cánh cổng Tam Quan trong vườn thiền được thiết kế kiểu Nhật, làm cho khung cảnh thêm thiền vị nên thơ.

Từ bãi đá trắng, du khách sẽ lên cổng Ngũ Quan để chiêm bái tôn tượng Phật Tổ cao 2,5m, sau lưng Ngài là ngôi chùa cổ.

 Từ ngoài nhìn vào, bên trái chùa cổ là điện thờ Tôn giả A - Nan thị giả Đức Phật đệ nhất đa văn, bên phải là Tôn giả Ca - Diếp chân truyền của Phật Tổ đệ nhất khổ hạnh, cạnh Ngài Ca Diếp.

Tôn tượng Đức Phật Tổ cạnh gốc thị hàng trăm năm.

Tôn tượng Đức Phật Tổ cạnh gốc thị hàng trăm năm.

Tiến vào bên trong gần vách núi bên trái là điện thờ Bồ Tát Địa Tạng, phải là Bồ Tát Quán Thế Âm, cạnh chân chùa là Tháp Tổ.

Phía bên dưới là khu giảng đường, khu nhà nghỉ, nhà bếp, thư viện, văn phòng để phục vụ cho các hoạt động và khoá tu, có sức chứa lên đến hàng trăm người.

Con dốc dẫn vào khu nội viện với hàng rào thiết kế phong cách Nhật làm cho ta cảm giác nhẹ nhàng quên hết cảnh trần duyên mà tìm lại được chính mình.

Không chỉ là chốn thờ tự linh thiêng, chùa Cây Thị còn là nơi sinh hoạt tâm linh của người dân trong vùng, nơi trải nghiệm cuộc sống, hướng con người đến với những giá trị cơ bản nhất của đạo Phật, mang lại sự thanh tịnh và thoải mái trong tâm hồn.

Với lối kiến trúc kết hợp các nền văn hoá Á đông độc đáo này, thêm vào đó là không khí trong lành, mát mẻ, mùi hương của thị, tiếng chim hót, không gian yên bình lại thanh tịnh, giúp con người ta trút bỏ mệt nhọc, lo âu hằng ngày.

Cảnh quan tại chùa tạo cảm giác bình yên.

Cảnh quan tại chùa tạo cảm giác bình yên.

Đặt chân đến nơi đây, dường như mọi muộn phiền âu lo đều tan biến. Chùa Cây Thị ở Hà Nam là địa điểm tham quan cho du khách thập phương. Đồng thời, cũng là công trình kiến trúc Phật giáo công phu. Đây là điểm dừng chân tuyệt vời cho những ai muốn tìm kiếm một nơi thanh tịnh, bình yên.

06
07
08
09
10
11

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bảo vật quốc gia chuông chùa Thiên Mụ

Chùa Việt 09:28 19/12/2024

Chùa Thiên Mụ, nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Huế mà còn là một công trình kiến trúc và văn hóa có giá trị lịch sử sâu sắc.

Độc đáo ngôi chùa cổ ở TP. HCM được trang trí bằng 30 tấn mảnh sành, sứ

Chùa Việt 09:37 18/12/2024

Mất khoảng 20.000 ngày công để gắn hơn 30 tấn mảnh sành, sứ phế liệu lên toàn bộ công trình, chùa An Phú sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam, trở thành ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất TPHCM.

Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TPHCM

Chùa Việt 10:02 09/12/2024

Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TPHCM, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ giàu có, sau khi chết tái sinh thành công chúa.

Chiêm ngưỡng nhiều cảnh “độc, lạ” ở chùa Linh Sơn

Chùa Việt 09:37 07/12/2024

Nằm trên gò cao bên triền núi Ba Thê, chùa Linh Sơn có kiến trúc nghệ thuật độc đáo trong quần thể di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn). Từ lâu, nơi đây được xem là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng khắp vùng. Tham quan ngôi chùa trăm năm tuổi, chúng ta sẽ cảm nhận vẻ đẹp an yên, thanh tịnh ở đây.

Xem thêm