Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 16/04/2019, 15:05 PM

Chùa Thắng Phúc: Nơi có pho tượng Phật niết bàn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam

Chùa Thắng Phúc là một ngôi cổ tự nằm yên bình bên bờ sông Văn Úc cạnh bến đò An Tháp, thuộc khu đất thắng địa đầu làng Mỹ Lộc, huyện Tiên Thắng, thành phố Hải Phòng. Hiện ngôi chùa đang sở hữu pho tượng Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn bằng gỗ lũa nguyên khối lớn nhất Việt Nam.

>>Những ngôi chùa Việt độc đáo

Sơ lược nghìn năm lịch sử chùa Thắng Phúc

Chùa Thắng Phúc từng phải tiêu thổ hoàn toàn để phục vụ kháng chiến năm 1947. Ảnh: Triệu Quang

Chùa Thắng Phúc từng phải tiêu thổ hoàn toàn để phục vụ kháng chiến năm 1947. Ảnh: Triệu Quang

Không ai biết chính xác Thắng Phúc tự được xây dựng từ niên đại nào. Dựa theo các dấu tích, thư tích, văn bia ghi lại cho thấy ngôi chùa được xây dựng cách đây hơn 800 năm từ thời Nhà Lý với hàng ngàn công trình kiến trúc chùa chiền khác.

Bài liên quan

Theo sử chép, đất nước vào đời nhà Lý thứ 3 vua Lý Nhân Tông (1072 – 1127) được thái bình, muôn dân trăm họ vui sống làm ăn và triều đình lại rất quan tâm đến đạo Phật, dựa vào Phật giáo để trị vì đất nước. Theo đó, nhà Lý đã chi hơn một trăm ngàn vạn quan tiền để xây dựng 1.000 ngôi chùa nhằm cầu cho quốc thái dân an. Trong đó, ngôi chùa lớn nhất là chùa Phật Tích ở Bắc Ninh, được coi là cái nôi của đạo Phật ở Việt Nam, nó đánh dấu thời kỳ thịnh trị của Nhà Lý và sự phát triển mạnh mẽ của Phật Giáo ở nước ta.

Căn cứ vào các dấu tích của các ngôi chùa lớn được xây dựng vào thời nhà Lý, dấu tích niên hiệu gạch xây đế móng chùa cũ và các bản dịch bia ký ở chùa để so sánh và nhận định chùa Vọng Phúc được xây dựng vào khoảng 1115 – 1117, thời gian xây dựng khoảng 20 năm. Trải qua các đời Lý – Trần – Lê – Nguyễn với ước tính khoảng 62 đời sư tổ trụ trì, chùa tiếp tục được trùng tu và phát triển trở thành ngôi chùa đẹp nhất của vùng Duyên hải Bắc bộ.

Dưới thời kháng chiến chống Pháp, vì là một ngôi chùa lớn nằm ở vị trí giao thông thuận lợi, nếu để địch chiến làm nơi đồn trú sẽ gây bất lợi cho ta. Năm 1947, chấp hành lệnh của Ủy ban kháng chiến, chùa Vọng Phúc đã buộc phải tiêu thổ hoàn toàn. Chùa cũng có 5 vị sư anh dũng hy sinh trong kháng chiến và được công nhận là liệt sĩ.

Cố đại lão Hòa thượng Thích Nguyên Thi đã chuyển Phật về thờ tại ngôi miếu Nguyên Phi Ỷ Lan trong làng và luôn mong muốn được dựng lại ngôi chùa Thắng Phúc tại chính địa điểm đất Chùa xưa. Thế nhưng chưa kịp hoàn thành tâm nguyện thì người đã viên tịch theo quy luật của tạo hóa.

Được sự quan tâm của Giáo hội Phật giáo thành phố Hải Phòng và chính quyền địa phương, Đại đức Thích Quảng Minh đã nối tiếp công việc của cố Hòa thượng, cùng với quý phật tử gần xa và nhân dân địa phương tiến hành tái thiết lại ngôi chùa bắt đầu từ năm 2008.

Từ nền móng của ngôi chùa xưa, cùng với những dấu tích để lại ở khu vực bãi bồi ven sông Văn Úc, Đại đức Thích Quảng Minh cùng các Phật tử, nhà hảo tâm đã xây dựng chùa Thắng Phúc ngày nay, với quy mô bề thế nhưng vẫn mô phỏng nét kiến trúc xưa. Ngôi chùa có trăm gian, bài trí hàng trăm pho tượng đá…

Từ nền móng của ngôi chùa xưa, cùng với những dấu tích để lại ở khu vực bãi bồi ven sông Văn Úc, Đại đức Thích Quảng Minh cùng các Phật tử, nhà hảo tâm đã xây dựng chùa Thắng Phúc ngày nay, với quy mô bề thế nhưng vẫn mô phỏng nét kiến trúc xưa. Ngôi chùa có trăm gian, bài trí hàng trăm pho tượng đá…

Ngôi chùa có pho tượng Phật niết bàn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam

Tượng Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn tạc bằng gỗ lũa nguyên khối đặt tại chùa Thắng Phúc (xã Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng). Ảnh: Triệu Quang

Tượng Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn tạc bằng gỗ lũa nguyên khối đặt tại chùa Thắng Phúc (xã Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng). Ảnh: Triệu Quang

Bài liên quan

Pho tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn được khởi công chế tác từ ngày 26/2 năm Đinh Dậu (nhằm ngày 23/3/2017 dương lịch). Khối gỗ để tạc nên pho tượng là gỗ Cẩm Lau nguyên khối nặng 15 tấn, có xuất xứ từ Châu Phi do một doanh nhân cúng tiến. Nhận thấy đây là một khối gỗ thuộc dạng quý hiếm, Đại đức Thích Quảng Minh đã chuyển khối gỗ đến xưởng mộc của nghệ nhân Nguyễn Thanh Nội để chế tác pho tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn. Sau gần 1 năm chế tác, pho tượng Phật niết bàn đã được hoàn thành với chiều cao 1.9 m, chiều dài 7.7m và trọng lượng hơn 10 tấn. Có thể nói đây là Phật Tượng làm bằng gỗ lớn nhất Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại.

Sáng ngày 19/12 năm Đinh Dậu (nhằm ngày 4/2/2018 dương lịch), pho tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn đã được rước từ nơi chế tác về chùa Thắng Phúc để chuẩn bị cho buổi lễ an vị Phật Tượng, cầu nguyện Quốc thái dân an vào sáng ngày 24/1 năm Mậu Tuất (tức ngày 10/3/2018). Cùng ngày, pho tượng đã được Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam công nhận kỷ lục Tôn tượng Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn bằng gỗ lũa nguyên khối lớn nhất Việt Nam.

Pho tượng đã được Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam công nhận kỷ lục Tôn tượng Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn bằng gỗ lũa nguyên khối lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Triệu Quang

Pho tượng đã được Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam công nhận kỷ lục Tôn tượng Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn bằng gỗ lũa nguyên khối lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Triệu Quang

Nếu có dịp đến Hải Phòng, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, khám phá nét đẹp văn hóa chùa Thắng Phúc. Bên cạnh đó là tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan trong cuộc sống.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm

Chùa Việt 14:07 01/11/2024

Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.

Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi

Chùa Việt 10:58 31/10/2024

Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi. 

Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng

Chùa Việt 20:32 30/10/2024

Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.

Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận

Chùa Việt 12:30 30/10/2024

Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…

Xem thêm