Chùa Thanh Long – nét chùa quê xứ Quảng
Nếu bạn đã đặt chân tới xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, vùng đất cực nam của tỉnh Quảng Nam. Mời bạn theo con đường quê ngược về phía tây để đến với chùa Thanh Long, thuộc thôn Long Phú, xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Tôi đã đến chùa Thanh Long nhiều lần nhưng chưa gặp được Sư cô trụ trì – vì bận nhiều Phật sự; trong dịp ghé thăm các chùa để đưa tin về Phật đản Vesak 2019, tôi mới có duyên lành được gặp tiếp chuyện Sư cô trụ trì. Ngồi nơi, nhà rường gỗ, hóng gió hè từ cánh đồng Long Phú, nhấp chung trà thơm, thấy lòng bình an đến lạ thường – chợt nhớ hai câu thơ: Nhân qua trúc viện phùng tăng thoại/Hữu đắc phù sinh bán nhật nhàn. (Hầu chuyện nhà sư trong viện trúc/Phù sinh hưởng tạm nửa ngày nhàn).

Sư cô trụ trì cùng Phật tử chụp hình lưu niệm trước ngôi chánh điện chùa Thanh Long năm 2011
Dáng người mảnh khảnh, gương mặt gầy thêm đôi kính cận, tôi cảm nhận được bao nỗi đa đoan Phật sự chùa làng mà Sư cô đang gánh vác. Với chất giọng Quảng đặc trưng, bản thân gắn bó với miền quê từ nhỏ, Sư cô Thích Nữ Huệ Phúc – Trụ trì chùa Thanh Long kể lại những giai đoạn thăng trầm lịch sử hình thành ngôi chùa tại vùng đất này.
Ngôi chùa Thanh Long được khai sơn vào những thập niên đầu thế kỷ 20. Không biết đã bao nhiêu lần di dời do chiến tranh, nhưng theo Sư cô trụ trì, vào thời kháng chiến chống Pháp (trước năm 1945), ngôi chùa ở trên vùng núi cao phía nam vị trí bây giờ gần Tượng Đài Chiến Thắng Núi Thành, có tên là chùa Thanh Sơn, chùa làm tạm bằng tranh tre, vách lá. Sau đó, chùa được chuyển đến thôn Long Phú và được đổi tên là chùa Thanh Long như bây giờ.
Sư cô Huệ Phúc là pháp tử của Ni sư Thích Nữ Hạnh Nguyên – Trụ trì chùa Minh Tân (thị trấn Núi Thành). Năm 2004, chùa Minh Tân bắt đầu trùng tu, theo lời Sư phụ, Sư cô Huệ Phúc phát nguyện hóa duyên tại vùng đất xã Tam Nghĩa, thường xuyên ghé chùa Thanh Long để hướng dẫn Phật tử tu học, được tín đồ nơi đây cảm mến, cung thỉnh Sư cô làm trụ trì vào năm 2006.
“Nhớ thuở ban đầu về chùa Thanh Long làm trụ trì, chùa thì dột trước dột sau, đạo hữu không có mấy người, có được một sào bảy đất ruộng, Sư cô phải tự trồng lúa để có cái ăn qua ngày” – Sư cô Huệ Phúc kể.

Cổng tam quan chùa Thanh Long năm 2011

Ruộng đồng quanh chùa Thanh Long
Đúng thật vậy, quanh ngôi chùa toàn là những đám ruộng xanh mượt, lưa thưa vài mái nhà của người dân, đời sống tại địa phương cũng còn rất khó khăn so với mặt bằng chung của toàn xã Tam Nghĩa. Đến đây mới thấy được công hạnh của một vị nữ tu trẻ tuổi, có tâm, luôn vượt khó để duy trì mạng mạch Phật pháp.
Năm 2016, Sư cô cũng phát nguyện đại trùng tu lại ngôi chánh điện chùa Thanh Long trang nghiêm, các công trình phụ trợ cũng dần được xây dựng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hiện nay. Khuôn viên chùa không được lớn lắm, nhưng cách bài trí thì rất hợp lý, tạo nên nét riêng của chốn thiền môn xứ Quảng.

Chánh điện chùa Thanh Long sau khi được trùng tu
Chào tạm biệt Sư cô, tôi ra trước chánh điện, chiêm ngưỡng và đảnh lễ tượng Phật sơ sanh. Lại một mùa Phật đản đã về, cầu chúc cho ngôi chùa Thanh Long ngày một hưng vượng, mong sư cô có nhiều sức khỏe để hoằng truyền Phật pháp.








CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Chiêm ngưỡng kiến trúc ngôi chùa hơn 1.000 năm tuổi ở Trà Vinh
Chùa Việt
Chùa Âng tại Trà Vinh được xây dựng từ năm 990, qua 8 lần trùng tu nhưng đến nay vẫn giữ được nét kiến trúc cổ rất đẹp.

Chùa Vân Hồ: Di sản kiến trúc giữa lòng Thủ đô
Chùa Việt
Chùa Vân Hồ, tọa lạc tại số 40 phố Lê Đại Hành, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là một ngôi chùa cổ kính mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa của Thủ đô. Với tên chữ là Sách Tào tự, hay Linh Thông tự, chùa Vân Hồ là một điểm đến tâm linh thu hút đông đảo Phật tử và du khách thập phương.

Khám phá ngôi chùa “không sư” trong hang đá núi lửa triệu năm ở Lý Sơn
Chùa Việt
Không chỉ nổi tiếng với cánh đồng tỏi đặc sản, những đoàn tàu cá vươn khơi, mà huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) còn sở hữu nhiều dấu tích văn hóa – tâm linh kỳ bí. Một trong những địa điểm đặc biệt nhất trên đảo chính là chùa Hang, ngôi chùa 'không sư' nằm ẩn mình trong hang đá núi lửa hàng triệu năm tuổi.

Tái thiết ngôi chùa nằm ở vùng đất chứng kiến vụ thảm sát Mỹ Lai
Chùa Việt
Chùa Bảo Lâm, nguyên thôn Mỹ Lại, xã Sơn Mỹ, sau năm 1975 là thôn Khê Ba, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, nay thuộc TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
Xem thêm