Thứ tư, 01/04/2020, 16:16 PM

Chùa treo 1.500 tuổi

Ngôi chùa được xây dựng từ năm 491, cố định ở độ cao 75 m bằng những cọc gỗ khoan sâu vào vách núi.

Ngôi chùa khác lạ ở Tây Nguyên

Chùa treo hay tu viện Huyền Không được xây dựng trên vách núi Hằng Sơn, huyện Hồn Nguyên, tỉnh Sơn Tây. Đây là thắng cảnh nổi tiếng nhất trong khu vực. Theo nhiều ghi chép, chùa được xây dựng vào năm 491, thời Bắc Ngụy, bởi một tu sĩ tên Liao Ran. Phần lưng dựa vào vách đá lõm và mặt hướng về một thung lũng. Nằm ở độ cao 75 m so với mặt đất. Từ xa nhìn lại, ngôi chùa như đang lơ lửng giữa không trung. Suốt hơn 1.500 năm, ngôi chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu và mở rộng quy mô lớn như ngày nay. Điểm đặc biệt thứ 2, đây là ngôi chùa duy nhất kết hợp giữa Phật Giáo, Đạo Giáo và Nho Giáo. Chùa treo từng được tạp chí Times bình chọn là một trong 10 kiến trúc độc đáo nhất. Ảnh: Videobuzzing/Shutterstock.

Chùa treo hay tu viện Huyền Không được xây dựng trên vách núi Hằng Sơn, huyện Hồn Nguyên, tỉnh Sơn Tây. Đây là thắng cảnh nổi tiếng nhất trong khu vực. Theo nhiều ghi chép, chùa được xây dựng vào năm 491, thời Bắc Ngụy, bởi một tu sĩ tên Liao Ran. Phần lưng dựa vào vách đá lõm và mặt hướng về một thung lũng. Nằm ở độ cao 75 m so với mặt đất. Từ xa nhìn lại, ngôi chùa như đang lơ lửng giữa không trung. Suốt hơn 1.500 năm, ngôi chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu và mở rộng quy mô lớn như ngày nay. Điểm đặc biệt thứ 2, đây là ngôi chùa duy nhất kết hợp giữa Phật Giáo, Đạo Giáo và Nho Giáo. Chùa treo từng được tạp chí Times bình chọn là một trong 10 kiến trúc độc đáo nhất. Ảnh: Videobuzzing/Shutterstock.

Vị trí xây dựng đặc biệt là để tránh lũ lụt. Dưới đỉnh núi cao, toàn bộ ngôi chùa được che chắn khỏi mưa, nắng và bão tuyết. Lý do thứ 2 là để tránh những tiếng ồn như gà gáy, động vật và cả hoạt động của con người. Nhờ vậy, kiến trúc này đã tồn tại hơn 15 thế kỷ. Ảnh: Terimma/Shutterstock.

Vị trí xây dựng đặc biệt là để tránh lũ lụt. Dưới đỉnh núi cao, toàn bộ ngôi chùa được che chắn khỏi mưa, nắng và bão tuyết. Lý do thứ 2 là để tránh những tiếng ồn như gà gáy, động vật và cả hoạt động của con người. Nhờ vậy, kiến trúc này đã tồn tại hơn 15 thế kỷ. Ảnh: Terimma/Shutterstock.

Ngôi chùa có tổng diện tích khoảng 125 m2, chiều dài 32 m và chia thành 3 phần chính, gồm 40 phòng. Phần phía nam được xây dựng thành 3 tầng, gồm phòng thờ Thuần Nguyên, Tam Quan và Lôi Âm. Phần phía bắc gồm phòng thờ Ngũ Phật, Quan Âm và Tam Giáo. Hai phần nam, bắc được kết nối với nhau bằng cây cầu ván gỗ Changxian, dài 10 m. Ảnh: NG Spacetime/Shutterstock.

Ngôi chùa có tổng diện tích khoảng 125 m2, chiều dài 32 m và chia thành 3 phần chính, gồm 40 phòng. Phần phía nam được xây dựng thành 3 tầng, gồm phòng thờ Thuần Nguyên, Tam Quan và Lôi Âm. Phần phía bắc gồm phòng thờ Ngũ Phật, Quan Âm và Tam Giáo. Hai phần nam, bắc được kết nối với nhau bằng cây cầu ván gỗ Changxian, dài 10 m. Ảnh: NG Spacetime/Shutterstock.

Các chuyên gia đánh giá, kỹ thuật xây dựng ngôi chùa rất sáng tạo và khó thực hiện, ngay cả khi công nghệ phát triển hiện đại như ngày nay. Người xây chùa đã đục những lỗ ngang sâu trong vách đá, sau đó xuyên những cán gỗ (xà ngang) vào trong. Tiếp theo là cố định ván, cột trụ vào xà ngang, rồi hoàn thiện khung và mái nhà. Tất cả giá đỡ bằng gỗ được ngâm trong dầu Tung (một loại cây ở Trung Quốc có tên khoa học Vernicia fordii), để chống ẩm và ăn mòn. Ảnh: Luisa1973/Flickr.

Các chuyên gia đánh giá, kỹ thuật xây dựng ngôi chùa rất sáng tạo và khó thực hiện, ngay cả khi công nghệ phát triển hiện đại như ngày nay. Người xây chùa đã đục những lỗ ngang sâu trong vách đá, sau đó xuyên những cán gỗ (xà ngang) vào trong. Tiếp theo là cố định ván, cột trụ vào xà ngang, rồi hoàn thiện khung và mái nhà. Tất cả giá đỡ bằng gỗ được ngâm trong dầu Tung (một loại cây ở Trung Quốc có tên khoa học Vernicia fordii), để chống ẩm và ăn mòn. Ảnh: Luisa1973/Flickr.

Cầu thang di chuyển giữa các phòng trong chùa được làm từ ván gỗ. Ảnh: JP Bennet/Flickr.

Cầu thang di chuyển giữa các phòng trong chùa được làm từ ván gỗ. Ảnh: JP Bennet/Flickr.

Các trụ gỗ được cho là đã gia cố thêm vào nhiều thế kỷ sau đó, để giữ ngôi chùa vững chắc hơn. Ảnh: Zhangzhugang.

Các trụ gỗ được cho là đã gia cố thêm vào nhiều thế kỷ sau đó, để giữ ngôi chùa vững chắc hơn. Ảnh: Zhangzhugang.

Trong chùa có 80 tác phẩm được chạm khắc từ đồng, sắt, đất nung và đá. Trong đó có tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử và Lão Tử. Các bức tượng bằng đất sét trong phòng thờ Tam Quan ở phía nam là các tác phẩm quý giá từ thời nhà Minh (1368 - 1644). Ảnh: Tada Images/Shutterstock.

Trong chùa có 80 tác phẩm được chạm khắc từ đồng, sắt, đất nung và đá. Trong đó có tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử và Lão Tử. Các bức tượng bằng đất sét trong phòng thờ Tam Quan ở phía nam là các tác phẩm quý giá từ thời nhà Minh (1368 - 1644). Ảnh: Tada Images/Shutterstock.

Chùa treo cách thành phố Đại Đồng khoảng 65 km. Ở thành phố, du khách có thể đi xe lửa hoặc xe buýt đến huyện Hồ Nguyên. Từ đây, đi tiếp xe buýt số 8 hoặc taxi đến tu viện. Giá taxi 2 chiều khoảng 150 CNY (500.000 đồng). Điểm tham quan mở cửa từ 9h đến 17h và giá vé là 130 CNY (430.000 đồng). Ảnh: Windhourse Tour.

Chùa treo cách thành phố Đại Đồng khoảng 65 km. Ở thành phố, du khách có thể đi xe lửa hoặc xe buýt đến huyện Hồ Nguyên. Từ đây, đi tiếp xe buýt số 8 hoặc taxi đến tu viện. Giá taxi 2 chiều khoảng 150 CNY (500.000 đồng). Điểm tham quan mở cửa từ 9h đến 17h và giá vé là 130 CNY (430.000 đồng). Ảnh: Windhourse Tour.

Nguồn: VnExpress

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hội đồng Chứng minh Đại nghị lần thứ II và trang nghiêm Lễ tưởng niệm chư vị Pháp chủ

Ảnh 16:01 10/12/2024

Sáng 10-12, tại Văn phòng Đức Pháp chủ - Việt Nam Quốc Tự (TP.HCM), Hội đồng Chứng minh GHPGVN đã tổ chức Đại nghị lần thứ II dưới sự chủ trì của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ GHPGVN.

TP.HCM: Hội thi giáo lý Phật tử cấp quận huyện năm 2024 diễn ra thành công

Ảnh 21:23 17/11/2024

Như Phatgiao.org.vn đã đưa tin, hôm nay, 17/11, gần 6.000 Phật tử các quận huyện và TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM đã dự Hội thi giáo lý năm 2024.

Khám phá chùa Khmer có tượng Phật nằm “khổng lồ” ở Sóc Trăng

Ảnh 16:00 14/11/2024

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay thường gọi là chùa Som Rong với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ trở thành điểm điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố Sóc Trăng.

Đức Pháp chủ cùng chư Tăng thính giới trong Lễ bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự

Ảnh 15:40 14/11/2024

Sáng nay, 14/10-Giáp Thìn (14/11/2024), Đức Pháp chủ GHPGVN và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh quang lâm Việt Nam Quốc Tự, cùng chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện thực hiện Bố-tát, thính giới chung.

Xem thêm